ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 2155/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Đề án) và Quyết định số 193/QĐ-LĐTBXH ngày 19 tháng 2 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Kế hoạch), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai kịp thời, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ trong Đề án, Kế hoạch phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch được thống nhất, đồng bộ.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai Đề án, Kế hoạch.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Kế hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án, Kế hoạch
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020 cho các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân, người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, người có công và xã hội. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án, Kế hoạch được lồng ghép vào trong các hội nghị, hội thảo, giao ban, qua hệ thống thông tin đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, tạp chí...
Thời gian thực hiện: Tập trung vào năm 2015
Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình.
2. Phối hợp xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.1. Xây dựng kế hoạch và tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Phát hiện những quy phạm chồng chéo, trùng lặp, những quy phạm không còn phù hợp hoặc những quan hệ mới phát sinh có liên quan, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên hằng năm.
Đơn vị chủ trì: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ.
2.2. Tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Thời gian thực hiện: khi cơ quan có thẩm quyền giao.
Đơn vị chủ trì tham mưu: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở nội vụ, Sở Tài chính.
3. Kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
- Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu ngạch công chức của Thanh tra Sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo có đủ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
- Thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phân công thanh tra viên chuyên trách, phụ trách theo từng lĩnh vực và theo từng địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh.
Thời gian thực hiện: hết năm 2017
Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho thanh tra viên, công chức thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng ngạch hàng năm và 05 năm cho đội ngũ công chức thanh tra, thanh tra viên. Quan tâm, tạo điều kiện cử công chức thanh tra, thanh tra viên tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Thanh tra chính phủ, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, các cơ quan liên quan và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ, Sở tài chính và các đơn vị có liên quan.
5. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phục vụ công tác quản lý và hoạt động của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
5.1. Mục tiêu
- Đến hết năm 2016:
+ 100% thanh tra viên được trang bị máy vi tính.
+ Được trang bị các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng theo quy định (như máy ảnh kỹ thuật số, camera, máy ghi âm, máy đo tiếng ồn,...).
- Đến năm 2020.
+ 100% thanh tra viên được trang bị máy vi tính xách tay; 100% thanh tra viên được trang bị, sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên dụng theo quy định; Được trang bị phương tiện đi lại phục vụ hoạt động công tác thanh tra.
5.2. Nhiệm vụ
Hằng năm, tổ chức rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, xây dựng kế hoạch mua sắm, dự toán ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Đơn vị chủ trì: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Việc bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giao Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch này. Hằng năm, tiến hành sơ kết tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.