ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 796/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 01 tháng 3 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1163/QĐ-TTG NGÀY 08/8/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN, NĂM 2018
Thực hiện Công văn số 1421/UBDT-TT ngày 22/12/2017 của Ủy ban Dân tộc; Kế hoạch số 4114/KH-UBND ngày 03/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về triển khai thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-UBND của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2017-2021.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2018, với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Công văn số 1421/UBDT-TT ngày 22/12/2017 của Ủy ban Dân tộc; Kế hoạch số 4114/KH-UBND ngày 03/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, về triển khai thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-UBND của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2017-2021;
b) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, dễ đọc, dễ thực hiện những nội dung cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các chính sách dân tộc để đồng bào vùng DTTS&MN từng bước nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc; đảm bảo nội dung, chú ý các nhiệm vụ có tính đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả;
b) Các hoạt động đảm bảo tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật; phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc, vùng miền;
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
a) Đồng bào các dân tộc sinh sống, cư trú ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;
c) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Phạm vi, thời gian thực hiện:
a) Phạm vi áp dụng: Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chú trọng các xã khu vực III.
b) Thời gian thực hiện: Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2018.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Xây dựng mô hình xã điểm về "Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước"
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức hội nghị triển khai mô hình.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt về công tác tuyên truyền, vận động tại xã.
- Phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào nắm bắt, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn.
- Tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến pháp luật qua hệ thống truyền thanh xã.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết.
b) Địa điểm, thời gian thực hiện: Chọn xã đặc biệt khó khăn triển khai
- Năm 2018, lựa chọn xây dựng mô hình tại 3 xã đặc biệt khó khăn (Dự kiến chọn Phước Hà, huyện Thuận Nam; xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc và xã Phước Bình, huyện Bác Ái).
c) Kinh phí thực hiện năm 2018: 105 triệu/mô hình (03 mô hình x 35 triệu đồng/mô hình).
d) Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện.
2. Tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền, vận động; kỹ năng, nghiệp vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào DTTS&MN.
a) Đối với cán bộ làm công tác dân tộc:
- Nội dung: Hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; đội ngũ những người trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTS&MN; già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS những kiến thức cơ bản về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; kỹ năng tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN.
- Số lượng: 01 lớp; 100 người/lớp
- Nhu cầu kinh phí thực hiện: 30 triệu
b) Đối với đồng bào dân tộc thiểu số:
- Nội dung: Lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu; hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào trong sản xuất; tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, di sản văn hóa của các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chăm sóc sức khỏe...; công tác thông tin đối ngoại về lĩnh vực công tác dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch, cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”; phòng, chống các tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức và tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.
- Số lượng: 14 lớp; 100 người/lớp
- Kinh phí thực hiện: 140 triệu (10 triệu/lớp x 14 lớp)
c) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện.
3. Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu đặc thù phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN
a) Nội dung: In và phát hành bộ tài liệu hỏi, đáp về một số nội dung liên quan đến đồng bào DTTS&MN như: Hiến pháp năm 2013; các Bộ Luật (Dân sự, Hình sự); các Luật (Hôn nhân và Gia đình, Bình đẳng giới, phòng chống, bạo lực gia đình); các văn bản pháp luật quy định các chính sách đặc thù, các chính sách về lĩnh vực y tế, giáo dục, các chính sách về lĩnh vực đào tạo nghề, việc làm và khởi nghiệp cho đồng bào vùng DTTS&MN.
b) Đối tượng thụ hưởng
- Đội ngũ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; những người trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTS&MN;
- 37 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 124 thôn và người có uy tín trong đồng bào DTTS;
c) Hình thức: In và phát hành sổ tay dưới dạng Hỏi - đáp
d) Số lượng: 5.000 cuốn
đ) Kinh phí thực hiện: 5.000 cuốn x 10.000đồng/cuốn = 50 triệu đồng
e) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và địa phương triển khai tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu đặc thù phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN.
4. Xây dựng chuyên mục phóng sự truyền thông đặc thù bằng tiếng dân tộc phát trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh.
a) Nội dung: Cung cấp thông tin cho đồng bào vùng DTTS&MN về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, nhằm ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Thời lượng: 8-10 phút/chương trình.
c) Số lượng: 05 chương trình/năm; Tần xuất phát sóng: 2 lần/01 chương trình (phát lại trong ngày).
d) Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Chăm, Raglai.
e) Kinh phí thực hiện: 50 triệu đồng
g) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và địa phương xây dựng chuyên mục phóng sự truyền thông đặc thù bằng tiếng dân tộc phát trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh.
5. Quản lý, kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án
a) Nội dung: Quản lý, kiểm tra; hội nghị đánh giá các hoạt động trong nội dung Kế hoạch;
b) Thời gian: năm 2018
c) Kinh phí thực hiện: 20 triệu đồng
d) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban Dân tộc:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 4114/KH-UBND ngày 03/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
b) Tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ năm 2018; Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Mô hình điểm và các hoạt động của Kế hoạch;
c) Là cơ quan thường trực có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
d) Hàng năm lập dự trù kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Ban Dân tộc lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm trong kế hoạch ngân sách của tỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
3. Sở Tư pháp: Phối hợp với Ban Dân tộc, các sở ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hôn nhân và gia đình, Phòng, chống bạo lực gia đình, Bình đẳng giới và trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền Kế hoạch thực hiện “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.
5. Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, lồng ghép các hoạt động liên quan góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc HĐND tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với Ban Dân tộc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Dân tộc (Văn phòng UBND thành phố), Ủy ban nhân dân xã phối hợp Phòng chuyên môn của Ban Dân tộc triển khai các hoạt động liên quan góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, năm 2018./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.