ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 590/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 20 tháng 02 năm 2019 |
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Chương trình hợp tác giữa Việt Nam với UNDP, UNFPA, UNICEF giai đoạn 2017-2021 và Thông báo danh sách các dự án và việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hợp tác với Unicef giai đoạn 2017-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 2135/BKHĐT-KTĐN ngày 21/3/2017;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 của UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Giảm nhẹ rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Văn kiện Dự án Giảm nhẹ rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh nội dung Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 và Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý dự án Giảm nhẹ rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận;
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) kịp thời, hạn chế các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ phòng, chống thiên tai tỉnh Ninh Thuận với những nội dung sau:
1. Giới thiệu chung
Ninh Thuận là tỉnh phải chịu tác động nặng nề của nhiều loại hình thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gia tăng và có xu hướng cực đoan hơn gây thiệt hại nghiêm trọng đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để hạn chế các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, tỉnh cần thiết phải xây dựng và quản lý hệ thống thông tin phòng chống thiên tai nhằm đưa ra dự báo/ cảnh báo và ứng phó kịp thời với tình trạng khẩn cấp.
Hiện nay, thông tin và công nghệ truyền thông có thể đóng vai trò hỗ trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở mức độ khác nhau như đưa ra các cảnh báo sớm, điều phối các hoạt động cứu trợ, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức trong nâng cao năng lực. Thực tế, Luật Phòng, chống thiên tai yêu cầu phải thiết lập hệ thống thông tin cho các hoạt động phòng chống thiên tai; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cũng nêu rõ “Thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai cho cộng đồng”. Trước nhiệm vụ Chính phủ giao, đối mặt trước những thách thức trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, dưới sự hỗ trợ của UNICEF, tỉnh đã tiến hành rà soát, đánh giá hệ thống thông tin về cảnh báo và phòng chống thiên tai, từ đó, đề xuất kế hoạch kiện toàn lại hệ thống thông tin và số liệu về cảnh báo thiên tai để ứng phó kịp thời với tình trạng khẩn cấp.
2. Mục tiêu
Nhằm để đánh giá cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin hiện tại, hệ thống cảnh báo sớm thiên tai và đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho tỉnh Ninh Thuận.
3. Yêu cầu
Để đạt được mục tiêu trên, các hoạt động chính sau cần phải được triển khai:
- Rà soát lại hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai của tỉnh, xác định các thiếu sót, khoảng trống cần khắc phục trong việc đưa thông tin cảnh báo và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan;
- Xác định đầu mối và số liệu/thông tin về cảnh báo sớm, cảnh báo thiên tai, đặc biệt các nội dung liên quan đến nhóm người dễ bị tổn thương đặc biệt là trẻ em và người dân tộc;
- Đề xuất kế hoạch kiện toàn lại hệ thống thông tin và số liệu về cảnh báo thiên tai.
II. Hiện trạng hệ thống thông tin phòng chống thiên tai
1. Hệ thống thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai theo Quy định của Luật Phòng chống thiên tai (PCTT)
Theo Luật Phòng chống thiên tai, hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy PCTT thiết bị quan trắc tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm.
- Cơ sở dữ liệu về thông tin gồm: Cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và thiệt hại thiên tai; cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình PCTT; Cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng có liên quan đến PCTT; số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra;
Do đó, để đưa ra kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho tỉnh Ninh Thuận, nhóm tư vấn đã nghiên cứu cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin hiện tại của tỉnh, đánh giá cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu hiện có về thông tin của tỉnh.
2. Các thông tin hiện có trong phòng chống thiên tai của tỉnh
Để phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với các loại thiên tai điển hình như lũ, bão trong mùa bão lũ hàng năm của tỉnh, cần thiết phải có các thông tin về thiên tai như sau:
- Các thông tin do Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận cung cấp (cung cấp từ Trung tâm Quốc gia về dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đến Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ):
+ Ảnh vệ tinh khí tượng có thể lấy mỗi giờ một lần;
+ Số liệu khí tượng thủy văn: thông tin thời tiết, số liệu thủy văn, dự báo lũ, bão và áp thấp nhiệt đới, dự báo xu thế thời tiết, trang tin bão, lũ,... được cung cấp theo quy chế.
- Các thông tin tham khảo qua Internet và các nguồn khác, chủ yếu là thông tin về hình thể thời tiết, đường đi và cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới;
- Thông tin, báo cáo của các huyện, xã trong tỉnh, bao gồm các thông tin về đê điều, lụt bão, các báo cáo tình hình thiên tai, thiệt hại do thiên tai gây ra,...;
- Thông tin, báo cáo của các ngành, bao gồm các thông tin về công tác ứng trực khẩn cấp, chuẩn bị ứng phó với thiên tai;
- Các mệnh lệnh, chỉ dẫn của Ban chỉ đạo Trung Ương về Phòng, chống thiên tai cho tỉnh để điều hành công tác phòng chống thiên tai;
- Các mệnh lệnh, chỉ dẫn của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh cho các ngành và địa phương để điều hành công tác phòng chống thiên tai;
- Ngoài ra, thông qua hệ thống văn thư, máy fax và mạng máy tính, các thông tin khác được trao đổi thường xuyên với các cơ quan liên quan.
3. Hệ thống thông tin phòng chống thiên tai
3.1. Các cấp truyền thông tin:
- Cấp Trung ương: Ban chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Thiên tai (PCTT), Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Thiên tai - Tổng Cục Phòng chống Thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
- Cấp huyện: UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện và bộ phận thường trực giúp việc BCH PCTT&TKCN huyện;
- Cấp xã: UBND xã và Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã và từ xã đến các làng, xóm và từng hộ dân.
HỆ THỐNG THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
Hình 1: Hệ thống thông tin Phòng chống Thiên tai
3.2. Các phương phương thức truyền thông tin hiện tại
- Qua bưu điện: Đây là phương thức chuyển văn bản có tính pháp lý (Văn bản được đóng dấu đỏ theo quy định) thực hiện theo quy định quản lý Nhà nước. Phương thức này chủ yếu được áp dụng để chuyển văn bản mang tính pháp lý. Để truyền tin nhanh, thông thường văn bản sẽ được fax và gọi điện thoại trước để kịp thời xử lý tình huống khẩn cấp.
- Internet: Việc ứng dụng internet trong công tác truyền thông tin đã được áp dụng thông qua truyền thông tin khí tượng thủy văn, các văn bản thông qua email. Theo chỉ đạo của BCH PCTT&TKCN tỉnh, các thông báo và thông tin chung của của BCH xuống thành phố, huyện sẽ thông qua trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh, tuy nhiên công tác này chưa thường xuyên và còn nhiều hạn chế.
- Các thiết bị thông thường: Hiện tại việc truyền thông tin và chỉ đạo chủ yếu sử dụng các thiết bị như fax và điện thoại (cố định, di động).
III. Hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai tỉnh Ninh Thuận
1. Hiện trạng trang thiết bị thông tin phục vụ phòng chống thiên tai
1.1 Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
a) Trang thiết bị và hệ thống truyền tin: Hiện nay Chi cục Thủy lợi - Văn phòng Thường trực của BCH PCTT&TKCN tỉnh đã có máy tính và các thiết bị văn phòng cần thiết khác. Các thiết bị này được đầu tư từ các nguồn khác nhau nhưng không đồng bộ và đã sử dụng nhiều năm.
b) Hệ thống truyền tin: Hệ thống truyền tin thiên tai cấp tỉnh hiện vẫn sử dụng thông qua fax, điện thoại. Mặc dù hầu hết các Văn phòng cấp tỉnh đã có internet nhưng mới sử dụng email và khai thác thông tin với khả năng truy cập hạn chế. Ở Ninh Thuận, thông tin phòng chống thiên tai được lồng ghép trong trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, và các đơn vị trực thuộc của địa phương.
c) Về ứng dụng khoa học công nghệ: Thông qua các dự án, tỉnh được thừa hưởng các kết quả nghiên cứu nên đã được tăng cường năng lực thông qua trang bị phần mềm, phần cứng và đào tạo nguồn nhân lực. Ở Ninh Thuận, thông qua dự án BTC của Bỉ về Ứng phó với Biến đổi khí hậu đã xây dựng bản đồ hiểm họa, phần mềm thủy lực để cảnh báo và xác định vùng có nguy cơ lũ lụt. Tuy nhiên về cơ bản, việc tiếp cận và chủ động về các công nghệ mới trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh còn hạn chế. Đây thực sự là thách thức nếu phát triển hệ thống quản lý thông tin thiên tai các cấp được phát triển mà trọng tâm là nguồn nhân lực các cấp.
d) Thông tin thiên tai và cơ sở dữ liệu: Theo hệ thống Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp thuộc tỉnh, các thông tin thiên tai, thiệt hại và nhu cầu cứu trợ thường đầy đủ và chi tiết. Thông tin được cung cấp thường xuyên trước, trong và sau thiên tai. Tuy nhiên, các thông tin bằng văn bản và thường được cung cấp thông qua bưu điện, fax và điện thoại. Số liệu được lưu trữ bằng các chương trình văn phòng chưa được tập hợp, lưu trữ và chia sẻ rộng rãi thông qua Internet. Số liệu lưu trữ phân tán, không có chức năng tổng hợp, hỗ trợ ra quyết định. Việc lưu trữ không khoa học nên thường phân tán, khó quản lý.
1.2 Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố
Mặc dù hầu hết các huyện, thành đều đã có internet nhưng thông tin chủ yếu là điện thoại hữu tuyến và fax nhưng rất dễ bị ngắt liên lạc khi có thiên tai lớn xảy ra. Đối với các huyện vùng sâu, vùng xa hoặc các huyện có địa hình bị chia cắt khi thiên tai xảy ra thì thông tin hết sức khó khăn.
Thông qua Đề án Chính phủ điện tử và các chương trình khác của Chính phủ trong việc cải cách hành chính Nhà nước, hầu hết các huyện hiện đã được trang bị máy tính nhưng thường thiếu, yếu và chủ yếu làm công tác văn phòng, chưa sử dụng như một phương tiện thông tin. Mặc dù, đa phần các huyện đã có internet nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tra cứu thông tin. Tuy nhiên điều này cũng còn hạn chế do kỹ năng, địa chỉ khai thác thông tin, và tốc độ mạng. Một số huyện có đài phát thanh và sử dụng làm phương tiện tuyên truyền thông tin chính.
1.3 Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã
Đa số các xã trên địa bàn tỉnh đã có Internet, nhưng mức độ ứng dụng chưa nhiều và không đều; phương tiện chủ yếu của cấp xã chủ yếu vẫn là điện thoại hữu tuyến.
Thông tin từ cấp xã xuống người dân hiện tại là một vấn đề, đặc biệt đối với các xã vùng ven biển có tàu thuyền ngư dân, vùng đầm phá, vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, vùng đảo, vùng núi,.. còn gặp nhiều khó khăn. Các xã tùy theo điều kiện đã áp dụng các loại hình tuyên truyền thông tin đến người dân.
2. Công tác cảnh báo thiên tai tại tỉnh Ninh Thuận
Ở Ninh Thuận, thiên tai phổ biến bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); lũ lụt và hạn hán. Các loại hình thiên tai này khi xảy ra thường kéo theo các loại hình thiên tai khác. Cụ thể, tính khốc liệt của bão càng tăng nếu kết hợp với lũ lụt trở nên trầm trọng nếu kết hợp thêm mưa to do bão.
Ở cấp Trung ương, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) Quốc gia chịu trách nhiệm giám sát và dự báo các hiểm họa thiên tai như bão, ATNĐ, lũ lụt và hạn hán và cung cấp các thông tin như sau:
- Bản tin dự báo thời tiết hàng ngày của Việt Nam và cụ thể cho từng vùng và đô thị;
- Bản tin dự báo thời tiết hàng ngày trên biển Đông và vùng nước ven biển của Việt Nam như đã đăng ký với tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO);
- Dự báo thời tiết 5 ngày, 10 ngày, hàng tháng và theo mùa cho cả nước;
- Bản tin dự báo hàng ngày mực nước cho hệ thống sông chính;
- Dự báo thủy văn 5 ngày, 10 ngày, hàng tháng và theo mùa cho cả nước.
Ở cấp khu vực, thông tin dự báo nền của Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ cung cấp thông tin dự báo cho năm tỉnh là: Bình Định, Phú Yên Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tại Ninh Thuận, Đài KTTV tỉnh Ninh Thuận có chức năng cụ thể hóa nội dung thông tin dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia và của Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Ngoài việc nhận thông tin dự báo từ Trung tâm KTTV Quốc gia, Đài KTTV có nhiệm vụ thu thập các sản phẩm liên quan từ các tổ chức nước ngoài như: Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA); Cơ quan khí tượng Hàn Quốc (KMA); Cơ quan khí tượng Ấn Độ (NCMWF); Cơ quan khí tượng Thái Lan (Thaimeteo); Trung tâm dự báo hạn vừa Châu Âu (ECMWF); Trung tâm cảnh báo bão chung (JTWC); Cơ quan Hải dương và Khí tượng Quốc gia (NOAA); và Trung tâm dự báo môi trường quốc gia (NCEP).
2.1 Cảnh báo bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Là một tỉnh duyên hải, Ninh Thuận thường xuyên phải hứng chịu những trận bão nhiệt đới từ biển Đông. Công tác cảnh báo ATNĐ và bão được thực hiện theo các tiêu chí như sau:
2.1.1. Tin bão gần Biển Đông
Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
Mỗi ngày ban hành 4 bản tin chính vào 2 giờ 30, 9 giờ 00, 14 giờ 30 và 21 giờ 00; Trường hợp áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông diễn biến phức tạp, ngoài 4 bản tin chính, cần ban hành một số bản tin bổ sung xen kẽ giữa các bản tin chính.
2.1.2. Tin bão trên Biển Đông
Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và có một trong các điều kiện sau:
- Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam trên 1.000 km;
- Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
Mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào 2 giờ 30, 5 giờ 00, 9 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 30, 17 giờ 00, 21 giờ 00 và 23 giờ 00;
2.1.3. Tin bão gần bờ
Tin bão gần bờ được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới;
- Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
Mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào 2 giờ 30, 5 giờ 00, 9 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 30, 17 giờ 00, 21 giờ 00 và 23 giờ 00;
2.1.4. Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km;
- Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
Mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào 2 giờ 30, 5 giờ 00, 9 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 30, 17 giờ 00, 21 giờ 00 và 23 giờ 00; Trong thời gian có tin ATNĐ gần bờ, tin bão khẩn cấp và những trường hợp áp thấp nhiệt đới, bão diễn biến phức tạp, ngoài 8 bản tin chính, cần ban hành một số bản tin bổ sung xen kẽ giữa các bản tin chính.
2.1.5. Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
- Tâm bão đã đổ bộ vào nước khác, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 48 giờ tới.
Mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào 2 giờ 30, 5 giờ 00, 9 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 30, 17 giờ 00, 21 giờ 00 và 23 giờ 00;
2.1.6. Tin cuối cùng về cơn bão
Tin cuối cùng về cơn bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
- Bão đã tan;
- Bão đã đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
- Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
2.2 Cấp độ rủi ro thiên tai do bão và áp thấp nhiệt đới
Trung tâm dự báo KTTV TƯ sử dụng các Biểu Beaufort để báo cáo tốc độ gió và cường độ của bão nhiệt đới, dựa trên sức gió để phân biệt giữa bão và áp thấp nhiệt đới. Theo đó áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới1 có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật. Trong khi đó, Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật2. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/8/2014 Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai). Cấp độ rủi ro thiên tai do bão và ATNĐ có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5, cụ thể như sau:
2.2.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3:
Gồm các trường hợp sau:
- Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ (bao gồm vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang), trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ;
- Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
- Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
2.2.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 4:
Gồm các trường hợp sau:
- Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
- Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
- Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
2.2.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5:
Gồm các trường hợp sau:
- Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
- Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
2.2.4. Khác
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển ven bờ kết hợp với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh;
- Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập lụt lớn hoặc trùng hợp với thời kỳ triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ.
Hình 2: Bão và áp thấp nhiệt đới
2.3. Cảnh báo lũ
Thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa mưa của tỉnh Ninh Thuận. TTDBKTTV QG, cũng như Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ và Đài KTTV tỉnh Ninh Thuận sẽ phát hành các bản tin cảnh báo lũ trên sông Cái Phan Rang, theo 3 mức báo động. Các mức này được thiết lập dựa trên mực nước tương ứng của hệ thống sông Cái Phan Rang.
Hình 3: thôn Thái Ân, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận bị cô lập do nước lũ
2.3.1. Tin cảnh báo lũ
Tin cảnh báo lũ được ban hành khi phát hiện mưa to hoặc rất to có khả năng gây lũ, mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động II hoặc xuất hiện lũ bất thường.
Tin cảnh báo lũ được ban hành khi mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động II hoặc xuất hiện lũ bất thường.
2.3.2. Tin lũ
Tin lũ được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động II và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn mức báo động II.
Tin lũ mỗi ngày ban hành 03 bản tin vào 9 giờ 30, 17 giờ 30 và 21 giờ 30.
2.3.3. Tin lũ khẩn cấp
Tin lũ khẩn cấp được ban hành khi mực nước trong sông đạt mức báo động III và còn tiếp tục lên, hoặc khi mực nước trong sông đã xuống, nhưng vẫn còn cao hơn mức báo động III.
Tin lũ khẩn cấp mỗi ngày ban hành 04 bản tin chính vào 5 giờ 30, 9 giờ 30, 17 giờ 30 và 21 giờ 30; trường hợp lũ diễn biến phức tạp, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính.
2.4 Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ tại Ninh Thuận, ngập lụt có 3 cấp:
2.4.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1
Gồm các trường hợp: Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 01m, ở nhiều sông nhỏ;
2.4.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2
Gồm các trường hợp: Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 01 m đến mức lũ lịch sử ở nhiều sông nhỏ;
2.4.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3
Gồm các trường hợp: Mực nước lũ cao trên mức lũ lịch sử ở nhiều sông nhỏ;
2.4.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tác động tổ hợp với các thiên tai khác
- Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai thấp hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt;
- Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên hai cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và sự cố vỡ đập hồ chứa nước ở thượng nguồn;
- Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai bằng hoặc lớn hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt, được xem xét xác định theo cấp độ rủi ro thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới.
Bảng: Mô tả cấp báo động mực nước lũ
Báo động Cấp 1 | Có khả năng xảy ra lũ - Nước sông dâng cao; đe dọa phần bờ cao; gây ngập ở các vùng đất rất thấp; |
Báo động Cấp 2 | Tình trạng lũ nguy hiểm - Lũ gây ngập tại những vùng bằng, phẳng; trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ trước sự tấn công của nước lũ; dòng chảy trong sông với vận tốc lớn gây nguy hiểm cho bờ sông và làm xói lở đê; chân cầu có nguy cơ bị nguy hiểm do bị xói lở; |
Báo động Cấp 3 | Tình trạng lũ rất nguy hiểm - Tất cả các vùng đất thấp đều bị ngập; kể cả những vùng đất thấp nằm trong thành phố; sự an toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe dọa; bắt đầu có sự thiệt hại về cơ sở hạ tầng; |
Báo động trên Cấp 3 | Trình trạng lũ khẩn cấp - Lũ không thể kiểm soát được trên diện rộng; đê bị vỡ là điều khó tránh khỏi và có thể không kiểm soát được; thiệt hại về cơ sở hạ tầng là nghiêm trọng. |
Bảng 1: Cấp báo động lũ trên các sông chính tỉnh Ninh Thuận
Sông | Tên trạm | Mã trạm | Cấp báo động (m) | Lũ lịch sử (m) | |||
I | II | III | Mực nước | Năm | |||
Cái Phan Rang | Tân Mỹ | 71572 | 35.50 | 36.50 | 37.50 | 41.21 | 2003 |
Cái Phan Rang | Phan Rang | 71573 | 2.50 | 3.50 | 4.50 | 5.38 | 2010 |
Sông Lu | Phước Hà | 71596 | 62.00 | 62.50 | 63.00 | 64.79 | 2010 |
Sông Lu | Phước Hữu | 71597 | 10.70 | 11.50 | 12.30 | 14.60 | 2010 |
(Danh mục Mạng lưới trạm khí tượng, đo mưa của tỉnh Ninh Thuận được trình bày ở Phụ lục 1)
Hình 4: Hạn hán ở Ninh Thuận
2.5 Cảnh báo hạn
Hạn hán là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.
Thời đoạn diễn ra khô hạn bất thường khá phổ biến trong tất cả các hệ thống thời tiết. Cần phải được phân tích cẩn thận các số liệu mưa và số liệu thủy văn để có thể dự báo hạn một cách chính xác. Hạn hán hoàn toàn có thể dự báo sớm được. Dựa vào các thông tin về dự báo thời tiết và lượng mưa đo đạc từ các trạm đo mưa trong tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận (Sở Tài nguyên Môi trương) sẽ đưa ra các cảnh báo hạn.
Các thông tin cảnh báo hạn cho năm 2018 đã được đưa ra dựa trên các cơ sở sau:
- Xu thế thời tiết trong thời gian dự báo
- Diễn biến thời tiết.
- Các số liệu từ các trạm đo mưa trong tỉnh. Từ tháng 1-3/2018 các khu vực Ninh Thuận không mưa, riêng tháng 3 ngày 16 và 21 có mưa rải rác tại trạm Phan Rang 16,7mm, Ma Nới mưa 53.0mm, Phước Bình 36.8mm, Phước Hòa 36.0mm, Phước Tân 86.0mm.
- Các số liệu từ các trạm thủy văn trong tỉnh. Trong các tháng tiếp theo của mùa khô từ tháng 3 và đầu tháng 5 năm 2018, mực nước ít biến đổi và giảm chậm. Mực nước thấp nhất khả năng xảy ra vào tháng 4, đầu tháng 5.
- Các số liệu về mực nước các hồ chứa trong tỉnh. Cụ thể (Tính đến ngày 23/8/2018), tổng dung tích 21 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 57,41 triệu m3/194,49 triệu m3, chiếm 29,51% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 15,10/165 triệu m3, lưu lượng nước vào hồ là 10,62 m3/s và đang xả nước với lưu lượng là 12,95 m3/s. Một số hồ chứa nước có dung tích nhỏ đã cạn kiệt: Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Ông Kinh, CK7, Ma Trai.
Dựa trên các thông tin cụ thể như trên, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh sẽ có dự báo sơ bộ về khả năng hạn hán của tỉnh theo từng cấp độ và có những khuyến nghị cụ thể. Các thông tin dự báo cảnh báo được cập nhật trên trang web của Sở Tài nguyên Môi Trường (http://sotnmt.ninhthuan.gov.vn)
2.6 Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán có 4 cấp
2.6.1. Rủi ro do hạn hán cấp độ 1
Bao gồm các trường hợp sau:
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
2.6.2. Rủi ro do hạn hán cấp độ 2
Bao gồm các trường hợp sau:
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ 2 tháng, đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
2.6.3. Rủi ro do hạn hán cấp độ 3
Bao gồm các trường hợp sau:
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
- Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
2.6.4. Khác
Rủi ro do hạn hán cấp độ 4 khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
Xem Phụ lục 2 về Thông báo tình hình khô hạn của tỉnh Ninh Thuận (Từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 4 năm 2018).
3. Thông tin cảnh báo sớm theo ngành - UNISDR
3.1 Thông tin thiên tai có liên quan đến các vấn đề Nông nghiệp
- Các thông tin về sản xuất nông nghiệp bao gồm diện tích canh tác (diện tích có tưới và không có tưới), năng suất, và sản lượng của một số cây trồng chủ lực (lúa, nho, táo, ngô, đậu đỗ, rau).
- Các thông tin về chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, dê, cừu), gia cầm (gà, vịt), và nuôi trồng thủy sản (tổng đàn gia súc, gia cầm, diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản).
- Các thông tin về đánh bắt hải sản (số lượng tàu thuyền đánh bắt chia theo công suất hoặc theo hình thức đánh bắt).
- Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi (diện tích cây trồng nhiễm sâu bệnh, số con gia súc gia cầm bị nhiễm bệnh, số ổ dịch, mức độ thiệt hại).
- Cơ cấu đất nông nghiệp có tưới của các loại cây trồng quan trọng đối với cây lương thực: Lúa, ngô; cây thực phẩm: rau, màu gồm đậu các loại; cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả,...
- Tỷ lệ đất chủ động nước tưới;
- Nước phục vụ sinh hoạt người, gia súc và nước phục vụ sản xuất.
- Tỷ lệ hoặc dân số chia theo nguồn thu nhập chính (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá, thủy sản, lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp, buôn bán nhỏ, khác).
3.2 Thông tin thiên tai có liên quan đến An ninh lương thực
- Cơ cấu thu nhập: Trồng trọt (%), Chăn nuôi (%), Thủy sản (%), Lâm nghiệp (%)
- Cơ cấu sản xuất nông nước chủ động nước tưới: Lúa, Ngô, Đậu đỗ, Cây lấy dầu, Rau, sắn;
- Số hộ dân chăn nuôi và sở hữu gia súc, gia cầm (%): Bò, Trâu, Heo, Dê, Cừu, Gà, Vịt;
- Quy mô đàn (con/đàn): Bò, Trâu, Heo, Dê, Cừu, Gà, Vịt; dịch bệnh; nước và thức ăn cho chăn nuôi;
- Số hộ sở hữu đất đai (Nam, Nữ);
- Số hộ nghèo;
- Số hộ chủ động được nguồn lương thực cho gia đình;
- Số hộ có khả năng trồng vụ tiếp theo;
- Số hộ có thể tiếp cận được các nguồn lương thực ngoài gia đình (họ hàng, hàng xóm, chợ);
- Số hộ có dự trữ thực phẩm (thóc, lúa, ngô, hải sản khô...);
- Số hộ chia theo chiến lược thích ứng trong các thiên tai trước: sử dụng ít thực phẩm hơn, giảm bữa ăn trong ngày, vay/mượn tiền để mua thực phẩm, vay thực phẩm theo dạng tín dụng, khác);
- Lương thực dự trữ của tỉnh, địa phương;
- Tiếp cận lương thực;
- Tiêu thụ thực phẩm: Điểm tiêu thụ sản phẩm, Điểm đa dạng dinh dưỡng hộ gia đình, Tỷ lệ các hộ phân theo nhóm thực phẩm;
- Nguồn gốc thực phẩm (tỷ lệ % các hộ: mua thực phẩm, tỷ lệ % các hộ: sản xuất thực phẩm, tỷ lệ % các hộ: vay mượn thực phẩm, tỷ lệ % các hộ: được hỗ trợ thực phẩm, tỷ lệ % các hộ: được viện trợ thực phẩm, tỷ lệ % các hộ: thực phẩm từ hoang dã);
- Giá cả các mặt hàng thực phẩm và giá cả sinh hoạt hàng ngày chủ yếu: Lúa, Ngô, Đậu đỗ, Rau, Cây có củ, Hoa quả, Thịt/trứng, Cá, Xà phòng, Dầu ăn,..
- Chiến lược thích ứng: (Sử dụng ít thực phẩm hơn, giảm bữa ăn trong ngày, Vay/mượn tiền, Vay thức ăn theo dạng tín dụng, khác);
- Nguồn thu nhập chính: (Trồng trọt, Chăn nuôi, Đánh bắt cá, Thủy sản, Lao động nông nghiệp, Lao động phi nông nghiệp, Buôn bán nhỏ, Khác);
- Tiền công lao động nông nghiệp: (Cấy, Nhổ cỏ, Thu hoạch, Phun thuốc sâu, Làm đất...);
- Cơ cấu chi tiêu: (% cho thực phẩm, % cho y tế (khám, chữa bệnh), % cho giáo dục, % cho nước, % cho quần áo);
- Hộ sử dụng tài sản: (Vật nuôi, Công cụ nông nghiệp, Kho thực phẩm, Nguyên liệu sản xuất nông nghiệp, Đồ dùng gia đình, Khác);
- Mức độ sẵn sàng về thực phẩm (thực phẩm sẵn có);
- Mức độ sẵn sàng của các sản phẩm chủ lực ở chợ;
- Sản lượng thu hoạch (tấn/năm): Lúa, Ngô, Đậu đỗ, Rau, Sắn,...
3.3 Thông tin thiên tai có liên quan đến nước sạch vệ sinh
- Tỷ lệ dân cư nông thôn tiếp cận với nguồn nước (%);
- Tỷ lệ dân cư nông thôn tiếp cận với nguồn cấp nước sạch (%) (ví dụ nước đạt chuẩn QC02 của Bộ Y tế);
- Tỷ lệ dân cư nông thôn tiếp cận với các công trình vệ sinh (%);
- Tỷ lệ dân cư nông thôn tiếp cận với nhà xí hợp vệ sinh (%);
- Số trường học được tiếp cận với nước sạch và có nhà xí hợp vệ sinh;
- Số trạm y tế được tiếp cận với nước sạch và có nhà xí hợp vệ sinh;
3.4 Thông tin cảnh báo bệnh tật và dinh dưỡng
- Số lượng cơ sở y tế tại các tỉnh (huyện) trọng điểm có cơ sở vật chất đạt được tiêu chí cần thiết bền vững trong thiên tai;
- Số lượng các cơ sở y tế có trang thiết bị, hóa chất, thuốc thiết yếu, ngân hàng máu (cấp khu vực, tỉnh) dự trù cho các tình huống thiên tai và khống chế dịch bệnh bùng phát;
- Số lượng cán bộ chuyên môn ở các tỉnh (huyện) trọng điểm được tập huấn về cung cấp dịch vụ y tế trong tình huống thiên tai. Ví dụ như các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản, cấp cứu ngoại khoa, ngộ độc, bỏng;
- Số lượng cơ sở y tế có phương tiện liên lạc, thiết bị vận chuyển cấp cứu bệnh nhân, cơ chế phối hợp chuyển viện, tuyến trong tình huống thiên tai;
- Số lượng cơ sở y tế có cơ chế phối hợp giữa bệnh viện, Y tế dự phòng và cộng đồng trong việc xử lý các tình huống trước, trong và sau thiên tai (đặc biệt vấn đề vệ sinh môi trường, ngăn ngừa bệnh dịch bùng phát);
- Tỷ lệ 100% người già (trên 80 tuổi) và trẻ em (dưới 6 tuổi) trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai được khám chữa bệnh miễn phí;
- Tỷ lệ đối tượng dễ bị tổn thương (Phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật,...) được ưu tiên chăm sóc sức khỏe nói chung và được chăm sóc sức khỏe trong các đợt thiên tai;
- Tỷ lệ cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh dự phòng cho việc điều trị bệnh nhân trong thiên tai (cấp huyện: bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa, phòng khám khu vực, trạm y tế xã);
- Tỷ lệ (cơ sở y tế) có cơ số thuốc dự phòng tại các cơ sở y tế;
- Tỷ lệ các cơ sở khám chữa bệnh (cấp tỉnh, huyện, xã) kiên cố hóa, có khả năng chống chịu và giảm nhẹ các tác động của thiên tai để vận hành và cung cấp dịch vụ cho người dân trong thiên tai;
- Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng;
- Tỷ lệ Trẻ em < 5 tuổi SDD (cân nặng/tuổi);
- Tỷ lệ Trẻ em < 5 tuổi SDD (chiều cao/tuổi);
- Tỷ lệ bà mẹ (hoặc người chăm sóc trẻ) có trẻ từ dưới 5 tuổi được tư vấn, tập huấn về dinh dưỡng và vệ sinh;
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai đi khám định kỳ;
- Tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ an toàn trong thiên tai;
3.5 Thông tin thiên tai có liên quan đến ngành giáo dục
- Số lượng các cơ sở giáo dục được kiên cố hóa, lầu hóa đạt chuẩn quốc gia và có khả năng chống chịu và giảm nhẹ các tác động của thiên tai: toàn ngành có 2547 phòng học kiên cố/2997 phòng học, đạt 85.0%, cụ thể:
Ø Cấp mầm non: 206/552 phòng kiên cố, đạt 37.3%;
Ø Cấp tiểu học: 1438/1833 phòng kiên cố, đạt 78.5%;
Ø Cấp THCS: 757/808 phòng kiên cố, đạt 93.7%;
Ø Cấp THPT: 352/356 phòng kiên cố, đạt 98.8%.
- Số lượng các cơ sở giáo dục đưa nội dung GNRRTT-TƯBĐKH vào chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường như “Ứng phó với Biến đổi khí hậu”, “Kỹ năng sống”, “Phòng chống tai nạn thương tích”, “Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp”. Đảm bảo các nội dung trên được lồng ghép phù hợp, tránh chồng chéo, quá tải cho học sinh; trong đó: Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung GNRRTT-TƯBĐKH vào chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường như “Ứng phó với Biến đổi khí hậu”, “Kỹ năng sống”, “Phòng chống tai nạn thương tích”, “Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” vào 261 trường học, đạt 80%.
- Số lượng các cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý thuộc ngành Giáo dục và các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được nâng cao nhận thức về GNRRTT-TƯBĐKH lấy trẻ em làm trung tâm: Toàn ngành có 10.188 CB-CC-VC, trong đó có 6.112 người được tập huấn nâng cao nhận thức về GNRRTT-TƯBĐKH lấy trẻ em làm trung tâm, Đạt 60%;
- Tỷ lệ ngân sách trong vốn chi ngân sách địa phương hàng năm được dành cho ngành giáo dục để thực hiện công tác GNRRTT -TƯBĐKH: Hiện nay toàn ngành chưa được thực hiện, do nguồn ngân sách chưa được bố trí vào chi thường xuyên;
- Quy trình chuẩn cho công tác phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn thiên tai tại các cơ sở giáo dục: ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh đã có tiêu chuẩn "Trường học an toàn trước thiên tai" trong các tiêu chuẩn Trường học an toàn thuộc Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em;
- Có sơ đồ hóa/hình tượng hóa các bước trong quy trình phòng chống thiên tai và đặt tại các cơ sở giáo dục, bao gồm:
Ø Xác định địa điểm, vị trí sơ tán;
Ø Xác định vị trí, địa điểm các nguồn lực sẽ được huy động;
Ø Khoanh vùng hoặc tô màu các vùng bị ngập sâu, các vùng có nguy cơ sạt trượt và các vùng nguy hiểm khác ...;
Ø Xác định các tuyến đường huyết mạch giữa các thôn/bản và giữa các thôn/bản với.
- Số lượng các cơ sở giáo dục (trường, lớp, nhà vệ sinh trong trường) được sử dụng là địa điểm để người dân sơ tán trong thiên tai: có khoảng 320 trường có khả năng sơ tán dân trong thiên tai;
- Có cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan trong tổ chức tập huấn GNRRTT-TƯBĐHH: Thông qua cơ chế phối hợp và được giao trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp của UBND tỉnh;
- Số lượng cơ sở giáo dục trong tỉnh, đặc biệt các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai tổ chức diễn tập công tác phòng chống thiên tai cho ngành giáo dục: các trường học thuộc huyện Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Sơn;
- Có tiêu chí về GNRRTT-TƯBĐKH lấy trẻ em làm trung tâm trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia - Nông thôn mới: Hiện tại chưa có tiêu chí này trong Chương trình Nông thôn mới; hiện tại ngành Giáo dục và Đào tạo có 02 tiêu chí trong Chương trình nông thôn mới: tiêu chí 5 và tiêu chí 14.1; 14.2.
3.6 Thông tin thiên tai có liên quan đến các vấn đề bảo vệ trẻ em
- Tỷ lệ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp, trợ giúp, hòa nhập cộng đồng;
- Tỷ lệ cán bộ bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được tập huấn nâng cao năng lực BVTE và GNRRTT-TƯBĐKH;
- Tỷ lệ xã phường, thị trấn được công nhận xã phường, thị trấn phù hợp với trẻ em (QĐ 34/TTg);
- Tổng số trẻ em cần bảo vệ diện đặc biệt (CNSP);
- Số và phần trăm trẻ mồ côi trong tổng số trẻ cần bảo vệ diện đặc biệt;
- Số và phần trăm lao động trẻ em trong tổng số trẻ cần bảo vệ diện đặc biệt;
- Số trẻ em gặp thương tích do thiên tai;
- Phần trăm trẻ em sống sót và được chăm sóc y tế trong 12h sau khi gặp thương tích nghiêm trọng;
- Số trẻ bị bỏ rơi/cách li được chăm sóc tạm thời;
- Số cán bộ bảo vệ trẻ em trên 1,000 trẻ;
- Phần trăm xã có cán bộ bảo vệ trẻ em được huấn luyện sơ cứu tâm lý (Psychological Frist Aid - PFA);
- Số cán bộ xã hội trong tỉnh có thể cung cấp sơ cứu tâm lý;
4. Kênh thông tin cảnh báo thiên tai
Trung tâm Dự báo KTTV TƯ là cơ quan chủ chốt theo dõi tình hình, diễn biến thiên tai và đưa ra các dự báo về tình hình thiên tai thông qua các bản tin dự báo và cảnh báo cho các tổ chức liên quan;
Trong tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt khẩn cấp đi kèm với bão, nước dâng do bão, Ban chỉ đạo Trung Ương về PCTT tổ chức họp thảo luận về các thông tin và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tất cả các hoạt động tiếp theo được dựa trên tuyên bố khẩn cấp dưới hình thức công điện của Ban chỉ đạo. Thông tin cảnh báo thiên tai được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại cấp Trung Ương sau đó chuyển tới cấp tỉnh, huyện, và xã. Và thông qua đó truyền đến người dân. Theo hình 4, các bên liên quan đưa ra các thông báo về tình hình thiên tai dựa trên thông tin cập nhật của Trung tâm Dự báo KTTV Trung Ương và Đài KTTV của tỉnh. Lãnh đạo ra quyết định ở các cấp có vai trò và nhiệm vụ hướng dẫn và thông báo cũng như báo cáo lại cấp cao hơn để có chỉ đạo kịp thời.
Hình 5: Kênh thông tin thiên tai
- Ủy ban Nhân dân tỉnh (UBND) và Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Ninh Thuận được văn phòng thường trực của vùng ở đây là Chi cục Phòng chống lụt bão miền Trung và Tây Nguyên hỗ trợ giám sát thiên tai và các điều kiện khí tượng thủy văn. Chi cục Phòng chống thiên tai vùng còn hỗ trợ phát hành các công lệnh và cảnh báo, xây dựng chiến lược về phòng ngừa, ứng phó và phục hồi sau thiên tai;
- Sau khi trường hợp khẩn cấp được tuyên bố, Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập một cuộc họp của Ban Chỉ huy chống thiên tai và TKCN tỉnh bao gồm các sở ban ngành trong tỉnh (tương tự như BCĐ PCTT ở cấp Trung Ương) với lãnh đạo có kinh nghiệm trong quản lý thiên tai. Rà soát và thảo luận về dự báo, cuộc họp kết thúc bằng việc chủ tịch Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tuyên bố cảnh báo cho các huyện có khả năng chịu ảnh hưởng. Trong tình hình bão đang chuẩn bị đổ bộ, thời gian bão di chuyển có thể hơn 24 giờ, UBND tỉnh sẽ yêu cầu ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện chuẩn bị phương án di dời dân và phát hành thông báo chuẩn bị di dời. Nếu thời gian cho phép, các quyết định yêu cầu các hoạt động phòng ngừa có thể được đưa ra trước lệnh di dời và không cần có sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo TW về PCTT;
- Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chuẩn bị và tiến hành di dời dựa trên các thông tin của BCĐ PCTT TƯ. Chủ tịch UBND huyện (cũng là trưởng ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện) chịu trách nhiệm di dời dân. Mỗi UBND huyện chịu trách nhiệm di dời dân huyện đó, dưới sự giám sát của UBND tỉnh;
- Như trong ví dụ về bão gần bờ, cảnh báo lần thứ 2 sẽ được UBND tỉnh ban hành khi bão chuẩn bị đổ bộ vào đất liền trong vòng 12 giờ, lệnh di dời dân sẽ được thực hiện (“Lệnh khẩn cấp”). Nếu bão đổ bộ sớm, các vùng có khả năng chịu ảnh hưởng được chia theo các vùng, trong đó lực lượng quốc phòng tỉnh (quân đội) tiến hành các hoạt động di dời trước. Trong khi bão xảy ra, nếu cần hỗ trợ thêm, Bộ quốc phòng sẽ ứng phó, tuy nhiên các hoạt động ứng phó khẩn cấp có thể chậm trễ hoặc bị cản trở do các điều kiện khó khăn về truyền thông và giao thông vận tải;
- Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện có kế hoạch hành động để phòng ngừa thiên tai, di dời và cứu nạn sau thiên tai cũng như các hoạt động cần thiết khác. Ban chỉ huy sẽ truyền tải các dự báo, cảnh báo thiên tai và quyết định của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng như chỉ đạo để tiến hành kế hoạch hành động cho người dân, bộ đội biên phòng và các tổ chức đại chúng. Huyện cũng là cơ quan báo cáo tình hình cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Khi thiên tai đã được xác định địa điểm ảnh hưởng, BCH PCTT&TKCN cấp xã sẽ tiến hành thực hiện kế hoạch hành động về phòng ngừa, sơ tán và cứu nạn sau thiên tai, có sự tham gia của quân đội, cảnh sát, hội thanh niên, chữ thập đỏ và các tổ chức đại chúng khác;
- Bộ đội biên phòng thuộc Bộ quốc phòng và dưới sự chỉ đạo của ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới đường biển, nhưng cũng cung cấp cảnh báo báo và đề xuất các hoạt động cho ngư dân theo yêu cầu của chính quyền cấp tỉnh và huyện. Bộ đội biên phòng báo cáo lại BCH PCTT và TKCN tỉnh tình hình ngư dân và nếu cần thiết tiến hành cứu nạn trên biển.
5. Các thông tin và phương pháp truyền đạt cảnh báo lũ bão
Cảnh báo lũ bão được Trung tâm dự báo KTTV Trung Ương đưa ra bao gồm chủ yếu các văn bản hoặc đồ họa như bản đồ được chuyển qua fax, điện thoại, thư điện tử hoặc trên mạng. Tùy theo đối tượng người nhận (là cơ quan chính phủ hoặc người dân), nội dung và phương pháp truyền tin có thể thay đổi. Ví dụ Trung tâm dự báo KTTV Trung Ương, vùng và tỉnh có thể trao đổi thông tin như kết quả mô hình hay dữ liệu quan trắc thời tiết bằng việc sử dụng Mạng nội bộ (LAN) hoặc mạng rộng (WAN). Các thông tin chung từ các trung tâm sẽ qua các kênh truyền thông như tivi, đài, báo đến người dân.
Hầu hết các hoạt động ứng phó dựa trên các cảnh báo lũ bão được đưa ra trong công điện của chính phủ. Văn bản điển hình (xem ví dụ ở phụ lục C) sẽ được gửi đến các cán bộ tỉnh từ BCĐ PCTT TƯ với nội dung mô tả tình hình, khu vực địa lý, thông tin bão hoặc lũ lụt và danh sách các hoạt động cần triển khai. Các công điện bổ sung được các bộ tỉnh đưa ra khi cần thiết (Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) để thông báo với các cán bộ huyện và lãnh đạo các cơ quan tổ chức khác trong tỉnh, hoặc yêu cầu hỗ trợ từ Thủ tướng Chính phủ.
Theo mô tả trong hình 5, phương thức chủ yếu để trao đổi thông tin cảnh báo từ cấp Trung Ương đến tỉnh là fax, thư điện tử và điện thoại.
Hình 6: Phương pháp trao đổi thông tin cảnh báo giữa các cơ quan Trung Ương và tỉnh
Hình 7: Phương pháp trao đổi thông tin cảnh báo giữa các cơ quan huyện và cộng đồng
Hình 6 cho thấy các phương pháp phổ biến thông tin ở cấp huyện và xã. Ngoài việc sử dụng fax, điện thoại, thư điện tử, chuyển phát nhanh được sử dụng khi cần thiết thể cung cấp các bản tin thời tiết, thông tin về cảnh báo và lệnh di dời từ BCH PCTT và TKCN tỉnh, đến huyện rồi đến cộng đồng
BCH PCTT và TKCN cấp tỉnh và huyện chuyển các thông tin cảnh báo cho Bộ đội Biên phòng bằng fax, điện thoại, đài phát thanh tần số cao - ICOM. Bộ đội biên phòng sẽ chuyển các thông tin cảnh báo đến ngư dân đang đánh bắt xa bờ sử dụng ICOM, pháo sáng, hải đăng, máy bay trực thăng và loa.
Cảnh báo, lệnh thực hiện kế hoạch phòng ngừa hoặc tiến hành lệnh di dời được đưa ra dưới dạng văn bản và chuyển đến cấp huyện và cộng đồng bằng fax, phát thanh, truyền hình, điện thoại di động, loa hoặc thông báo trực tiếp.
Đài phát thanh phát sóng chương trình tại huyện và cộng đồng, nhất là đối với các nơi vùng sâu vùng xa, thông tin liên lạc và cảnh báo tới các nhóm dễ bị tổn thương như nông dân và ngư dân ven biển. Các hệ thống phát thanh huyện và xã cung cấp chương trình phát sóng đặc biệt khi họ nhận được lệnh khẩn cấp từ BCH PCTT&TKCN cấp huyện và tỉnh. Ở cấp xã, đầu làng có một loa lớn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để cảnh báo người dân địa phương nguy hiểm. Một số vùng sâu vùng xa, miền núi các mạng thông tin liên lạc và điện thoại di động còn hạn chế nên chỉ nhận được cảnh báo bằng lời nói từ những người đi du lịch đến các địa điểm này.
Bảng 2 dưới đây cung cấp thêm thông tin cụ thể về các loại sản phẩm cung cấp và các phương pháp phổ biến đến người nhận khác nhau.
Bảng 2: Bản tin và phương pháp thông tin về cảnh báo lũ và bão
Cơ quan cung cấp thông tin | Loại thông tin | Định dạng dữ liệu/thông tin | Phương pháp truyền tin | Cơ quan nhận tin |
Trung tâm dự báo KTTV Trung Ương | Dự báo cấp Quốc gia | Văn bản, đồ họa | Fax, điện thoại, thư điện tử, website | BCĐ PCTT VÀ TKCN TƯ |
Dự báo cấp Quốc gia | Văn bản, đồ họa | Phương tiện truyền thông cấp Trung Ương (báo, TV, Đài), Trang web Trung tâm KTTV | Cộng đồng | |
Lưu trữ thông tin thời tiết/dữ liệu quan trắc, and kết quả mô hình/analysis | Văn bản, đồ họa, kết quả mô hình | Fax, điện thoại, thư điện tử, website | Trung tâm KTTV tỉnh và Khu vực | |
Trung tâm KTTV khu vực | Thông tin dự báo thời tiết | Văn bản, đồ họa | Fax, thư điện tử | BCH PCTT&TKCN tỉnh |
Lưu trữ thông tin thời tiết/dữ liệu quan trắc | Văn bản | Fax, thư điện tử, website | Trung tâm KKTV tỉnh | |
Thông tin dự báo thời tiết | Đài - Tần số AM/FM | Hệ thống phát thanh duyên hải | Ngư dân đánh bắt xa bờ | |
Trung tâm KTTV Tỉnh | Dự báo thời tiết với các thông tin thêm của tỉnh(Phân tích chuyên môn/dựa trên số liệu quan trắc) | Văn bản | Fax, thư điện tử, điện thoại, VINASAT-1 (điện thoại và TV) | BCH PCTT&TKCN Tỉnh Phương tiện truyền thông Bộ đội Biên phòng |
BCĐ TW về PCTT | Bản tin chính thức và đề xuất hành động. | Văn bản | Fax, điện thoại, thư điện tử | BCH PCTT&TKCN tỉnh và các cơ quan liên quan khác |
BCH PCCT&TKCN tỉnh | - Bản tin thời tiết, thông tin cảnh báo. Ban hành lệnh di dời xuống BCH PCCT&TKCN huyện | Văn bản | Fax, Chuyển phát nhanh, thư | BCH PCCT&TKCN Huyện |
Bản tin thời tiết, thông tin cảnh báo. | Văn bản | Fax, điện thoại, VINASAT-1. | Bộ đội Biên phòng | |
Bản tin thời tiết, thông tin cảnh báo với đề xuất hành động (cho người dân) | Văn bản, Đồ họa đến TV | TV, Đài địa phương, các cơ quan khác (Tổ chức PCP, nhà tài trợ) | Người dân huyện và xã | |
BCH PCTT&TKCN huyện | Dự báo thời tiết, Cảnh báo thiên tai, đưa ra thông tin di dời người dân đến BCH PCTT&TKCN tỉnh, triển khai kế hoạch hành động | Văn bản, đài phát thanh | Fax, Chuyển phát nhanh, thư | BCH PCTT&TKCN xã |
Cảnh báo thiên tai, triển khai kế hoạch hành động - phòng ngừa | Văn bản, đài phát thanh | ICOM (truyền và nhận tin), điện thoại di động | Bộ đội Biên phòng (ngư dân) và Quân đội | |
Cảnh báo thiên tai, Dự báo thời tiết | Văn bản, đài phát thanh | Hệ thống đài phát thanh huyện | Cộng đồng | |
BCH PCCT&TKCN xã | Cảnh báo thiên tai, lệnh di dời | Truyền miệng | Đài phát thanh cộng đồng, loa phát thanh, điện thoại di động | Cộng đồng |
Cảnh báo thiên tai, lệnh di dời | Truyền miệng | Đài phát thanh cộng đồng, loa phát thanh, điện thoại di động, thông báo cá nhân | Nhóm dễ bị tổn thương (ví dụ: ngư dân gần bờ, nông dân, thủy sản, dân tộc, v.v) | |
Cảnh báo thiên tai, lệnh di dời | Truyền miệng, Văn bản | Điện thoại, fax (ít khi sử dụng); Chuyển phát nhanh; thư (một số sử dụng xe đạp) | BCH PCCT&TKCN tỉnh | |
Bộ đội Biên phòng | Cảnh báo đến ngư dân | Truyền miệng | Pháo sáng, hải đăng, Đài phát thanh duyên hải AM/FM, loa phát thanh, liên lạc cá nhân | Ngư dân |
Hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai của Cơ quan Giảm nhẹ rủi ro thiên tai Liên Hợp Quốc (UNISDR) có gợi ý bốn yếu tố cơ bản của một hệ thống cảnh báo sớm như sau:
Kiến thức về rủi ro thiên tai | Phát hiện, giám sát, phân tích, và dự báo các hiểm họa và tác động tiềm tàng |
• Các hiểm họa thiên tai và các rủi ro liên có được xác định? • Mức độ tiếp xúc với hiểm họa, mức độ tổn thương, năng lực và các rủi ro đã được đánh giá chưa? •Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan được xác định? • Các thông tin về rủi ro thiên tai được tổng hợp? | • Có hệ thống giám sát không? • Có dịch vụ thông tin dự báo và cảnh báo không? • Có cơ chế về chính sách/thể chế không? |
Truyền thông và phổ biến thông tin cảnh báo | Mức độ sẵn sàng và khả năng ứng phó |
• Cơ chế ra quyết định và tổ chức có hoạt động không? • Có hệ thống truyền thông không, nếu có thì có hoạt động không? • Cảnh báo dựa vào tác động có được truyền thông hiệu quả để đưa ra các hành động kịp thời cho từng nhóm đối tượng? | • Các phương án tăng tính sẵn sàng bao gồm kế hoạch ứng phó có được xây dựng và hoạt động tốt? • Các chiến dịch truyền thông và giáo dục có được thực hiện? • Các biện pháp thích ứng và nhận thức cộng đồng được kiểm tra và đánh giá? |
Nhận xét chung:
- Theo bốn yếu tố trên, hệ thống thông tin phục vụ phòng chống thiên tai của Việt Nam nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã có đủ cả 4 yếu tố, tuy nhiên chất lượng thông tin cho từng mục còn chưa được như yêu cầu;
- Do hệ thống thông tin phục vụ phòng chống thiên tai được hình thành trên cơ sở hệ thống thông tin phòng chống lụt bão nên thông tin phục vụ cho những loại thông tin khác vẫn còn chưa đầy đủ và đang được tiếp tục cập nhật;
- Với tỉnh Ninh Thuận, những năm gần đây loại hình thiên tai chủ yếu là hạn hán, nên thông tin phục vụ cho loại hình thiên tai này cần được cập nhật thêm, các phương án chuẩn bị và ứng phó cũng khác với các loại hình thiên tai khác.
IV. Khuyến nghị và kế hoạch hành động
1. Khuyến nghị
- Tỉnh Ninh Thuận nên xem xét việc tăng cường điều tra, khảo sát, đánh giá và nghiên cứu toàn diện về các loại thiên tai điển hình như bão, lũ, hạn hán trên địa bàn tỉnh; tổng kết kinh nghiệm, biện pháp phòng chống để chia sẻ và thực hiện kịp thời ở các cấp;
- Tỉnh Ninh Thuận cần có cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin để đưa ra cảnh báo dựa vào tác động của các loại hình thiên tai để kịp thời tuyên truyền kịp thời đến từng nhóm đối tượng liên quan nhằm có các hoạt động chuẩn bị, ứng phó kịp thời. Khi thực hiện hoạt động này cần lưu ý việc phân loại đối tượng ảnh hưởng của các loại hình thiên tai và các hoạt động chuẩn bị, ứng phó tương ứng;
- Tỉnh Ninh Thuận nên cân nhắc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức về rủi ro thiên tai tại cộng đồng, đặc biệt là về hạn hán, qua đó nâng cao mức độ sẵn sàng cho công tác chuẩn bị và ứng phó;
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của tỉnh Ninh Thuận nên cân nhắc việc đưa ra yêu cầu các ngành, các địa phương chuẩn bị kế hoạch thực hiện các hoạt động theo nhóm 4 yếu tố nêu trên phù hợp với điều kiện của ngành, địa phương mình và thể hiện trong kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm, 5 năm để từng bước nâng cao chất lượng hệ thống thông tin phục vụ phòng chống thiên tai.
2. Các vấn đề cần lưu ý
Khi triển khai hệ thống cảnh báo sớm cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Hệ thống cảnh báo sớm đòi hỏi người tham gia trong yếu tố hành phải có đủ năng lực và kinh nghiệm để duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống, do đó, cần nâng cao năng lực cho các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ này;
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lựa chọn loại hình cảnh báo sớm, vận hành và quản lý hệ thống cảnh báo có ý nghĩa quan trọng hơn sự hiện đại của công nghệ;
- Cần kết hợp các phương thức truyền thông để nâng cao hiệu quả cảnh báo sớm;
- Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm dân gian cũng như những đúc kết từ thực tế trong công tác cảnh báo;
- Các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng:
+ Sử dụng ngôn ngữ địa phương trong công tác tập huấn và truyền thông;
+ Tận dụng nguồn lực văn hóa địa phương trong công tác tập huấn và truyền thông;
+ Sử dụng các công cụ truyền thông về QLTT như Bảng lật; Băng Video; Hệ thống loa truyền thanh, đài truyền hình; Các tờ rơi; Biển/áp phích
+ Sử dụng mạng lưới tình nguyện viên địa phương để phổ biến thông điệp thông tin, giáo dục, truyền thông;
+ Sử dụng các cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng: Đối tượng phụ nữ; Các dân tộc thiểu số; Trẻ em vùng núi...
Trên đây là Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ Phòng, chống thiên tai tỉnh Ninh Thuận được lồng ghép các nội dung về BĐKH và lấy trẻ em làm trung tâm, yêu cầu Thủ trưởng các Cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
(Kèm theo 03 Phụ lục chi tiết)
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số: 590/KH-UBND ngày 20/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Phụ lục 1: Mạng lưới trạm khí tượng, đo mưa ở tỉnh Ninh Thuận
N0 | Trạm | Tọa độ | Thời kỳ quan trắc | Địa điểm | |
Vĩ độ | Kinh độ | ||||
I | Trạm khí tượng |
| |||
1 | Phan Rang | 11o33’ | 108o58’ | 1993-nay | An Hải -Ninh Phước |
2 | Nha Hố | 11o42’ | 108o54’ | 1978-nay | Nhơn Sơn-Ninh Sơn |
3 | Đà Lạt | 11057’ | 108027’ | 1917-1926; 29-30; 52-65, 68, 70, 72 1977-nay | Tỉnh Lâm Đồng |
4 | Cam Ranh | 11055’ | 109009’ | 1960-1967; 1978-nay | Tỉnh Khánh Hòa |
II | Trạm đo mưa |
| |||
1 | Hòn Bà | 12o05’ | 108o37’ | 1928-1932 | Phước Bình-Bác Ái |
2 | Sông Pha | 11o50’ | 108o43’ | 1978-nay | Lâm Sơn-Ninh Sơn |
4 | Nha Hố | 11o42' | 108o54’ | 1978-nay | Nhơn Sơn - Ninh Sơn |
5 | Ba Tháp | 11o42’ | 109o03’ | 1979-nay | Bắc Phong - Thuận Bắc |
6 | Cà Ná | 11o18’ | 108o47’ | 1798-nay | Cà Ná - Thuận Nam |
7 | Quán thẻ | 11o26’ | 108o54’ | 1984- nay | Phước Minh- Thuận Nam |
8 | Nhị Hà | 11o28' | 108o40' | 1985-nay | Phước Hữu - Ninh Phước |
9 | Khánh Sơn | 12001’ | 108058' | 1977-nay | Tỉnh Khánh Hòa |
10 | Đà Lạt | 11057’ | 108027’ | 1917-1926; 29-30; 52-65, 68, 70, 72 1977-nay | Tỉnh Lâm Đồng |
11 | Cam Ranh | 11055’ | 109009’ | 1960-1967; 1978-nay | Tỉnh Khánh Hòa |
12 | Phước Đại | 11050’ | 108057' | 2002-nay | Phước Đại - Bác Ái |
13 | Bà Râu | 11043' | 109o03’ | 2000-nay | Lợi Hải - Thuận Bắc |
14 | Phương Cựu | 11o36' | 109o01' | 1998-nay | Phương Hải - Ninh Hải |
15 | Đá Hang | 11o40’ | 109o10' | 2005- nay | Vĩnh Hải - Ninh Hải |
16 | Phước Chiến | 11o49’ | 109o03' | 2002- nay | Phước Chiến - Thuận Bắc |
II | Trạm Thủy văn |
|
| ||
1 | Phước Bình | 12o00’ | 108o48 | 2005-nay | Phước Bình - Bác Ái |
2 | Tân Mỹ | 11043’ | 108050’ | 1977-nay | Mỹ Sơn-Ninh Sơn |
3 | Phan Rang | 11o33’ | 108o59’ | 1927-1930; 59-69; 1978-nay | Đạo Long - Phan Rang |
4 | Phước Hà | 11o28’ | 108o19' | 1996-nay | Phước Hà- Thuận Nam |
5 | Phước Hữu | 11o31' | 108o54’ | 1996-nay | Phước Hữu- Ninh Phước |
Phụ lục 2: Thông báo tình hình khô hạn tỉnh Ninh Thuận
(Từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 4 năm 2018)
1. Tóm tắt tình hình KTTV từ ngày 11-20 tháng 4 năm 2018
1.1 Khí tượng:
*Xu thế thời tiết: Ảnh hưởng không khí lạnh có cường độ yếu đến trung bình, kết hợp áp cao cận khống chế trên cao.
*Diễn biến thời tiết: Các thời kỳ trong tuần mây thay đổi, chủ yếu không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông trên đất liền cấp 2, cấp 3, trên biển cấp 4; có ngày cấp 5, cấp 6, giật cấp 7-8, Biển bình thường đến động.
Bảng 1: Đặc trưng khí tượng ngày 11 - 20/4
Yếu tố Trạm | Nhiệt độ (0C) | Độ ẩm trung bình (%) | Tổng lượng bốc hơi (mm) | Tổng số giờ nắng (giờ) | Tổng lượng mưa tuần | Lượng mưa ngày lớn nhất | ||||
| Ttb | Tx | Tn | Lượng mưa (mm) | Số ngày mưa | Lượng mưa (mm) | Ngày xảy ra | |||
Phan Rang | 27.9 | 34.3 | 23.3 | 78 | 56.0 | 106 | - | - | - | - |
Tân Mỹ |
|
|
|
|
|
| - | - | - | - |
1.2. Thủy văn:
Mực nước trên các sông, suối trong khu vực tỉnh Ninh Thuận vào các thời kỳ trong tuần ít biến đổi và giảm chậm; một số con suối nhỏ đã tắt dòng.
Mực nước bình quân tuần trên sông Cái Phan Rang tại Trạm thủy văn Tân Mỹ là 33.90m, cao hơn TBNN 0.04m.
Tình hình hồ chứa trong tỉnh tính đến ngày 20/04/2018, tổng dung tích đạt 124.57 /194.49 triệu m3 (61.11%); Phước Nhơn, Tà Ranh ở mực nước chết; Ông Kinh hết nước.
Bảng 2: Đặc trưng mực nước từ ngày 11 - 20/04/2018
Trạm | Sông | Hbq (m) | Hmax (m) | Ngày | Hmin (m) | Ngày | Ghi chú |
Tân Mỹ | Cái | 33.90 | 33.94 | 12 | 33.84 | 17 |
|
Phan Rang | Cái |
| 0.45 | 21(3) | -0.24 | 19(2) | Thủy triều |
2. Dự báo tình hình KTTV từ ngày 21-30 tháng 4 năm 2018.
2.1 Khí tượng:
* Xu thế thời tiết: Chịu ảnh hưởng của áp cao cận khống chế, với đới gió đông đến đông bắc có cường độ yếu; riêng ngày 22/4 kết hợp với sự hoạt động của rãnh thấp xích đạo.
22. Dự báo thời tiết:
Các thời kỳ trong tuần chủ yếu đêm không mưa, ngày nắng, riêng ngày 24, 26, 29, 30 khả năng về chiều tối và đêm có mưa rào và dông các huyện Ninh Sơn, Bắc Ái, Thuận Bắc và Thuận Nam. Gió đông đến đông cấp 2, cấp 3; trên biển cấp 3, cấp 4, giật cấp 5. Biển bình thường.
Lượng mưa ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ, mưa dông chủ yếu xảy ra ở vùng núi phía Tây lượng mưa từ 5-15mm, khu vực giáp tỉnh Lâm Đồng có lượng mưa cao hơn.
2.3. Thủy văn:
Mực nước trên các sông, suối trong tỉnh Ninh Thuận vào các thời kỳ trong tuần ít biến đổi và giảm chậm. Mực nước trung bình tuần ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Các con suối nhỏ tiếp tục tắt dòng.
Trị số dự báo trên sông Cái Phan Rang tại trạm Tân Mỹ: Hbq=33.90m; Hmax=34.10m; Hmin=33.75m. Tại trạm Phan Rang: Hmax= 0.45m; Hmin= -0.36m.
2.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán.
Khô hạn đang diễn ra cục bộ một vài nơi không có nước từ nhà máy Thủy điện Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận Bắc, Ninh Hải, Bác Ái, Ninh Sơn (do từ đầu tháng 1 đến nay có mưa không đáng kể). Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán: Cấp độ 1-2
3. Kiến nghị: Chính quyền, người dân cần chủ động dùng nước hợp lý.
Trong khi xảy ra lũ, bão, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh là người ra lệnh cuối cùng và duy nhất để thống nhất trong công tác chỉ đạo. Trụ sở chỉ huy được đặt tại 2 điểm:
* Địa điểm số 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Địa chỉ: Số 450 Thống Nhất - Thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Ông Lưu Xuân Vĩnh - Trưởng ban: ĐT: 068.3822688, 0913930448.
* Địa điểm số 2: Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi).
Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Khuyến -Thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Ông Trịnh Minh Hoàng - Phó trưởng ban: ĐT: 0933559568.
Ông Trần Văn Tuấn -Chánh Văn phòng: ĐT: 068.3824184, 0989970925.
ĐT thường trực: 068.3823345. Fax: 068.3823474
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy), gồm các thành viên sau:
Trưởng ban
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phó trưởng ban thường trực
1. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp.
Các phó trưởng ban
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phụ trách công tác phòng, chống thiên tai.
2. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai.
Ủy viên thường trực
1. Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi: Ủy viên thường trực kiêm Chánh Văn phòng Ban chỉ huy.
Các ủy viên
1. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.
2. Giám đốc Sở Tài chính.
3. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Giám đốc Sở Xây dựng.
5. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
7. Giám đốc Sở Công thương.
8. Giám đốc Sở Y tế.
9. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
10. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
11. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
12. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
13. Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.
14. Giám đốc Công an tỉnh.
15. Phó chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp.
16. Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
17. Mời Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
18. Mời Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
19. Mời Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.
20. Mời Bí thư Tỉnh đoàn.
21. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách lĩnh vực thủy lợi, xây dựng cơ bản.
22. Giám đốc Công ty Bảo Việt tỉnh.
23. Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh.
24. Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh.
25. Giám đốc Đài Thông tin Duyên hải Phan Rang.
26. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
27. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ninh Hải.
28. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ninh Sơn.
29. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thuận Bắc.
30. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ninh Phước.
32. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bác Ái.
33. Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thuận Nam.
1 Xoáy thuận nhiệt đới: là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.
2 Gió giật là gió với tốc độ tăng lên tức thời, được xác định trong khoảng hai (02) giây.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.