ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5061/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 24 tháng 6 năm 2019 |
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 2835-CV/TU ngày 11/4/2019 về triển khai thực hiện Thông báo số 53-TB/TW ngày 30/3/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích:
- Đánh giá kết quả phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ sau 07 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; từ đó đưa ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
- Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo định hướng tại Thông báo số 53-TB/TW.
- Tiếp tục xác định phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong những đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2030, để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
2. Yêu cầu:
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW trên địa bàn tỉnh.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TW TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đến năm 2018:
1.1. Thủy lợi: Đảm bảo tưới chủ động cho trên 78,8% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (KH đến năm 2020 đạt 82,0%).
1.2. Giao thông: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa 95,17% đường tỉnh lộ (KH đến năm 2020 đạt 100%); 85% đường huyện (KH đến năm 2020 đạt 100%); 49% đường xã, liên xã (KH đến năm 2020 đạt 70%).
1.3. Điện: 98% thôn, buôn có điện (KH đến năm 2020 đạt 100%); 98,5% số hộ được dùng điện (KH đến năm 2020 đạt 100%).
1.4. Thông tin: Tổng doanh thu từ hoạt động bưu chính đạt khoảng 90 tỷ đồng; tổng số thuê bao điện thoại đạt 1.980.000 thuê bao (Thuê bao cố định: 42.482, Thuê bao di động: 1.937.518), đạt 104 thuê bao/100 dân; tổng thuê bao Internet 209.000 thuê bao, đạt mật độ 22 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng Internet 73%.
1.5. Giáo dục: Duy trì tỷ lệ 100% thôn buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo (KH đến năm 2020 đạt 100%), tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 42,5% (KH đến năm 2020 đạt 50%).
1.6. Y tế: Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 đạt 99,45% (KH đến năm 2020 đạt 100%). Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 25 giường (KH đến năm 2020 đạt 27 giường/vạn dân).
1.7. Nước sinh hoạt: Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn cung cấp cho 82% dân cư đô thị (KH đến năm 2020 đạt 100%); 91% dân cư nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (KH đến năm 2020 đạt 95%).
1.8. Văn hóa, thể thao: 96,21% thôn, buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (KH đến năm 2020 đạt 100%).
2. Kết quả phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ sau 07 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW:
2.1. Phát triển hạ tầng giao thông:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 131 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách, tổng số phương tiện là 14.550 xe. Công tác quản lý, bảo trì các quốc lộ (03 tuyến), tỉnh lộ (11 tuyến) được quan tâm triển khai, đảm bảo giao thông tương đối thông suốt, không xảy ra trường hợp ách tắc.
2.2. Phát triển hạ tầng cung cấp điện:
Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia xây dựng tại 11 huyện đã hoàn thành và bàn giao cho ngành điện, góp phần nâng cao tỷ lệ số hộ dùng điện trên địa bàn tỉnh. Một số dự án điện mặt trời đã được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk, như: Nhà máy điện mặt trời Sêrêpốk 1, nhà máy điện mặt trời Long Thành 1, Nhà máy điện mặt trời Quang Minh, dự án điện trang trại điện mặt trời BMT, Nhà máy điện mặt trời Jang Bông...
2.3. Phát triển hạ tầng thủy lợi và nước sinh hoạt nông thôn:
- Thủy lợi: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 605 hồ chứa1, 117 đập dâng và 57 trạm bơm các loại góp phần đảm bảo nguồn nước tưới trên địa bàn tỉnh.
- Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Toàn tỉnh hiện có 168 công trình cấp nước tập trung, UBND tỉnh đã bố trí vốn khởi công mới 06 công trình cấp nước từ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2.4. Phát triển hạ tầng đô thị:
Tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng quy hoạch chung cho 16 đô thị và 02 trung tâm huyện, lỵ; phê duyệt xong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cho 152/152 xã. Tỉnh đang tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như: Đường Đông Tây, Hồ Thủy lợi Ea Tam; các công trình hạ tầng đô thị, điện chiếu sáng, cấp điện nông thôn trên địa bàn tỉnh,....
- Công tác quản lý chất thải rắn: Có 17 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hình thức xã hội hóa, 100% các đô thị, trung tâm huyện, lỵ đều có tổ chức dịch vụ vệ sinh đô thị.
- Cấp nước sạch đô thị: Tổng công suất khai thác thực tế của các nhà máy nước được 62.576m3/ngày đêm, đạt 79,03% so với công suất thiết kế; tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt 79,5%, cơ bản đảm bảo tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch theo kế hoạch 5 năm đề ra. Mạng lưới phân phối cấp nước (cấp III) tiếp tục được đầu tư mở rộng từ các dự án phát triển hạ tầng khu dân cư của các địa phương2, một số dự án đi vào hoạt động, vận hành 100% công suất đã góp phần khắc phục một phần thiếu nước sạch cho dân cư các khu vực thành thị vào mùa khô.
2.5. Phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế:
- Khu công nghiệp: Tỉnh Đắk Lắk có 02 khu công nghiệp, với quy mô 657,33 ha3; đến nay, có 50 dự án đầu tư tại khu công nghiệp, với số vốn đăng ký ban đầu là 3.297,5 tỷ đồng; trong đó, có 26 dự án đang hoạt động (giải quyết việc làm cho hơn 950 lao động, thu nhập bình quân đạt 4,25 triệu đồng/người/tháng) và có 15 dự án đang đầu tư xây dựng, vận hành sản xuất thử.
- Cụm công nghiệp (CCN): UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 14 CCN với tổng diện tích quy hoạch 692,25 ha, diện tích đất công nghiệp 475,9 ha. Trong đó, có 08 CCN vừa tiến hành thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng vừa hoạt động, với diện tích đất quy hoạch 427,34 ha, diện tích đất công nghiệp 309,517 ha. Hiện tại, đã có 142 dự án đầu tư và đăng ký đầu tư vào 8 CCN với tổng diện tích đất là 335,24 ha. Trong đó: Có 82 dự án đang hoạt động với diện tích thuê đất 131,968 ha; có 39 dự án đang xây dựng với diện tích thuê đất 65,26 ha; 17 dự án đăng ký đầu tư, diện tích thuê đất 25,57 ha và 12 dự án tạm ngưng và ngừng hoạt động, đầu tư với diện tích 20,155 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 63,7% thu hút khoảng 4.300 tỷ đồng vốn đầu tư và hơn 3.100 lao động.
- Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê: Tỉnh Đắk Lắk được quy hoạch 01 khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê theo Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đã tạm ngừng cho thành lập trong giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 1531/QĐ-TTg ngày 30/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2.6. Phát triển hạ tầng thông tin:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 đơn vị hoạt động kinh doanh lĩnh vực bưu chính; đến năm 2018, tổng doanh thu từ hoạt động bưu chính đạt khoảng 90 tỷ đồng. Các dịch vụ công được cung cấp đầy đủ trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo quy định. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông (VNPT-iGate) đã được triển khai ở mức độ 4. Đang tiếp tục triển khai ứng dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực số vào hoạt động ứng dụng CNTT.
2.7. Phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ:
- Hạ tầng giáo dục và đào tạo: Đến năm 2018, toàn tỉnh có 1024 cơ sở giáo dục, 16.103 lớp, với 459.915 học sinh; tăng 24 trường, 219 lớp, 398 học sinh so với năm 2015. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học được quan tâm đẩy mạnh; trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 42,5%4.
- Hạ tầng khoa học và công nghệ: Năm 2018, tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, phối hợp quản lý 19 đề tài/dự án cấp quốc gia, 01 dự án nông thôn miền núi ủy quyền cho địa phương, 52 đề tài/dự án cấp tỉnh và 37 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở; 04 Dự án nông thôn miền núi và 02 nhiệm vụ cấp thiết địa phương thực hiện từ năm 2019, với tổng kinh phí 64,55 tỷ đồng.
2.8. Phát triển hạ tầng y tế:
Giai đoạn 2016-2018 các cơ sở hạ tầng y tế 3 tuyến tỉnh, huyện, xã được tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tư, bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám, chữa bệnh của từng vùng và Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
2.9. Phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch:
Đến năm 2018, có 585/608 buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng, ước đạt tỷ lệ 96,21% còn 23 buôn chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng với lý do: Một số buôn mới được chia tách và một số buôn không có quỹ đất để xây dựng. Đây là Tiêu chí số 6 “Cơ sở vật chất văn hóa” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy, trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị xem xét đầu tư để đến 2020 đạt 100% thôn, buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng.
1. Hạn chế, tồn tại:
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn không đáp ứng so với nhu cầu của địa phương, nhiều nơi công trình bị xuống cấp do không có vốn duy tu, sửa chữa và công tác quản lý, bảo vệ còn nhiều bất cập.
- Vẫn còn một số thôn, buôn chưa có điện đã ảnh hưởng gây khó khăn không nhỏ cho đời sống của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu nguồn điện để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
- Toàn tỉnh hiện có 168 công trình cấp nước tập trung; tuy nhiên, các công trình cấp nước sinh hoạt sau đầu tư hiệu quả khai thác, sử dụng không cao, cụ thể: Trong 168 công trình có 40 công trình hoạt động bền vững, chiếm 23,81%; 53 công trình hoạt động trung bình, chiếm 31,5%; 22 công trình hoạt động kém hiệu quả, chiếm 13,1%; 53 công trình không hoạt động, chiếm 31,59%.
- Công tác quản lý, quy hoạch đô thị chưa thật sự chặt chẽ, nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu, việc thu hút các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để đầu tư phát triển đô thị còn hạn chế, nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư chậm triển khai làm ảnh hưởng đến công tác thi công công trình.
- Chưa có cụm công nghiệp nào trên địa bàn tỉnh được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, nhiều dự án xây dựng dở dang kéo dài do khó khăn về vốn, dự án đăng ký đầu tư đã có chủ trương, nhưng triển khai thủ tục đầu tư rất chậm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính, việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp còn rất hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra đối với nhiệm vụ cải cách hành chính của từng cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp. Việc tổ chức, triển khai hoạt động cung cấp, giải quyết thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tiếp nhận trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích chưa đạt yêu cầu đề ra; nên chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, liên quan đến chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của tỉnh trong nhiều năm qua chưa cải thiện tốt.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã được đẩy mạnh song vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục nhất là ở ngành học mầm non, các trường học ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; nhiều trường học không đạt chuẩn quốc gia do thiếu quỹ đất để mở rộng nâng cấp, thiếu kinh phí để đầu tư trang thiết bị dạy học.
- Một số kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ chậm được ứng dụng vào thực tiễn. Doanh nghiệp thiếu tiềm lực đổi mới công nghệ và thiết bị. Mạng lưới hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực còn hạn chế nên gặp khó khăn trong quản lý cũng như chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm còn hạn chế.
- Chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là đối với các yêu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao. Số lượng bác sĩ, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao và sâu vẫn còn thiếu; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ở tuyến dưới còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn.
- Công tác trùng tu, tôn tạo, quản lý di tích ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; một số di tích đã xuống cấp nhưng chưa có vốn đầu tư sửa chữa. Tiềm năng du lịch, cảnh quan và môi trường thiên nhiên ngày càng bị phá vỡ một cách nghiêm trọng, nhất là rừng tự nhiên, nguồn nước bị cạn kiệt; tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng lớn đến việc kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
2. Nguyên nhân:
- Về khách quan: Kết cấu hạ tầng của tỉnh thấp, phát triển kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp; di dân tự do lớn, chất lượng nguồn nhân lực còn cách xa yêu cầu phát triển; nguồn vốn đầu tư khó khăn do Chính phủ tiếp tục thắt chặt chi tiêu công và thực hiện tái cơ cấu đầu tư; do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết thất thường.
- Về chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở một số cấp, một số ngành, địa phương chưa chủ động; năng lực chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo ở một số cơ quan, đơn vị chưa tập trung đúng mức cho việc chỉ đạo các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý, chưa tập trung mạnh mẽ vào những khâu quan trọng có tính quyết định. Việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách chưa được cụ thể hóa kịp thời, thiếu nguồn lực thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ở một số nơi, một số việc chưa triệt để nên hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao. Tham mưu của một số sở, ngành, đơn vị có lúc chưa kịp thời, chất lượng chưa cao; phối hợp chưa chặt chẽ trong triển khai nhiệm vụ dẫn đến hiệu quả công việc có lúc chưa tốt. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hệ thống cơ chế chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để trở thành động lực thu hút và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk.
3. Nhiệm vụ và biện pháp khắc phục:
3.1. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của nhà nước được triển khai đồng bộ, hiệu quả và phải tổ chức đánh giá định kỳ các chủ trương, chính sách thu hút. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi công vụ, xử lý nghiêm minh, kịp thời khi phát hiện vi phạm, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.
3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Khẩn trương triển khai việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch và các quy định có liên quan. Kịp thời cập nhật những định hướng mới của Trung ương, xu hướng mới của phát triển kinh tế, trong điều kiện hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế để định hướng phát triển kinh tế hạ tầng của tỉnh phù hợp với giai đoạn mới.
- Trong sử dụng ngân sách nhà nước phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, tiếp tục rà soát, cắt giảm, đình hoãn các công trình xây dựng cơ bản kém hiệu quả, chậm giải phóng mặt bằng. Tăng tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tập trung các nguồn vốn, đặc biệt khuyến khích huy động nguồn vốn xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao để tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Khẩn trương xây dựng, rà soát, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, tạo mọi điều kiện tốt nhất và thực hiện tốt các chính sách của tỉnh, của Trung ương để hỗ trợ phát triển đồng bộ và hiện đại kết cấu hạ tầng; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đến kết quả cuối cùng và phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong triển khai thực hiện dự án; trong đó, trọng tâm là tháo gỡ những khó khăn của các dự án lớn, trọng điểm, có đóng góp lớn đối với tăng trưởng và có sự lan tỏa đối với phát triển, để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 13-NQ/TW và tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tập trung phát triển ngành chăn nuôi theo hướng trang trại với các cơ sở chăn nuôi tập trung, hiện đại, bền vững, an toàn dịch bệnh trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư vào dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thực hiện kế hoạch phát triển rừng bền vững, ngăn chặn phá rừng, lấn chiếm đất rừng; thực hiện có hiệu quả sắp xếp các Công ty lâm nghiệp đảm bảo theo lộ trình và kế hoạch của tỉnh tại Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh. Tập trung xử lý đất rừng bị lấn chiếm trái phép, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, công chức phụ trách địa bàn cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm trên địa bàn. Sắp xếp ổn định dân di cư tự do.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới, phấn đấu vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi đang có để phát huy hiệu quả, ưu tiên đầu tư nâng cấp các hồ chứa, hệ thống kênh dẫn, phát triển các hệ thống thủy lợi mới có quy mô lớn đã được phê duyệt trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020. Tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế của một số công trình cấp nước khu vực nông thôn; có cơ chế, bộ máy quản lý vận hành phù hợp để phát huy hiệu quả công trình.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kết cấu hạ tầng theo yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất công nghệ cao, liên kết sản xuất với hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân theo chuỗi giá trị.
3.4. Sở Công Thương:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư để tăng tỷ lệ lấp đầy trong các khu, cụm công nghiệp, ưu tiên các dự án có suất đầu tư lớn trên một đơn vị diện tích. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng của tỉnh như: Du lịch sinh thái, hàng không, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông. Làm tốt công tác kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch; phát triển thêm các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới có tiềm năng.
3.5. Sở Xây dựng:
Kiểm tra, rà soát, đánh giá lại các doanh nghiệp, tổ chức đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc triển khai dự án chậm tiến độ để có phương án xử lý, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai thiếu hiệu quả.
3.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thực hiện thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng và rút ngắn thời gian so với quy định.
3.7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phát huy và bảo tồn nền văn hóa bản sắc dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân tại vùng sâu, vùng xa.
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, tăng cường xã hội hóa đầu tư vào thể dục thể thao.
3.8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Đầu tư nâng cấp và phát triển hệ thống trường học, lớp học, cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường học đã có trong kế hoạch trung hạn nguồn vốn địa phương giai đoạn 2016-2020; ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học cho những nơi còn nhiều khó khăn.
3.9. Sở Y tế:
Xây dựng Kế hoạch phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3.10. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Rà soát, tổ chức thực hiện hiệu quả thiết thực về hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; đảm bảo 60% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên môi trường mạng (trong đó mức độ 4 đạt 30%) theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh. Trong đó, chú trọng việc lựa chọn các bộ thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều, thường xuyên để cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng thiết thực hơn; đồng thời, góp phần hoàn thành nội dung số 08 của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Có giải pháp phối hợp với Bưu điện tỉnh, Bưu điện cấp huyện triển khai việc tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính tại các điểm Bưu điện huyện, Bưu điện văn hóa xã; xem các điểm dịch vụ bưu điện huyện, xã là nơi tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn; tiến tới phát triển dịch vụ tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính tại nhà qua hệ dịch vụ bưu chính và bưu chính công ích.
3.11. Sở Giao thông vận tải:
- Tổ chức quản lý, bảo trì tốt các quốc lộ, tỉnh lộ thuộc phạm vi quản lý của địa phương, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn giao thông, chuẩn bị công tác phòng và khắc phục nhanh hậu quả lụt bão khi có tình huống xảy ra.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, không để phát sinh việc lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, xâm hại đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; rà soát, đề xuất xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường bộ.
1. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch này. Đồng thời, tiếp tục quán triệt, tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến nội dung Kế hoạch, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch để nhân dân được biết và giám sát việc thực hiện của các cơ quan Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Kế hoạch này; kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả cao nhất Nghị quyết số 13-NQ/TW.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành: UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
1 Có tất cả 16 hồ chứa nước lớn có dung tích trên 10 triệu m3, 13 hồ dung tích từ 3-10 triệu m3, 33 hồ dung tích từ 1-3 triệu m3, 75 hồ có dung tích từ 500 ngàn đến 1 triệu m3, còn lại là các hồ dung tích dưới 500 ngàn m3. Tổng dung tích trữ nước của các hồ là 1,84 tỷ m3, trong đó có 11 hồ chứa thủy điện lớn có dung tích là 1,17 tỷ m3 nước còn lại là các hồ có nhiệm vụ tưới là chính với tổng dung tích là 0,67 tỷ m3 nước.
2 Mạng lưới phân phối cấp nước được đầu tư mở rộng từ các dự án phát triển hạ tầng khu dân cư của các địa phương nhất là các địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ; Dự án cấp nước tức thời cho TP. Buôn Ma Thuột từ nguồn nước mặt hồ Ea Chu Cáp đã đi vào vận hành ổn định đạt trên 100% công suất đã giúp giảm tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô năm 2017.
3 Khu công nghiệp Hòa Phú mở rộng 331,73ha, khu công nghiệp Phú Xuân 325,6 ha.
4 Trong đó: Cấp Mầm non: Có 80/294 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 27,21%; Cấp Tiểu học có 223/424 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 52,59%, tăng 08 trường so với năm 2017; Cấp THCS có 112/233 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 48,06%; Cấp THPT có 13/56 trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ 23,21%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.