ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 04 năm 2019 |
1. Thực hiện có hiệu quả Đề án: “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (gọi tắt là Đề án), đảm bảo đúng mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
2. Tổ chức triển khai nhiệm vụ của Đề án, sát với đặc thù của các nhóm đối tượng, tình hình thực tiễn trại các cơ sở, địa phương.
3. Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành, tổ chức có liên quan, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Đồng thời, chú trọng lồng ghép, kết hợp với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả.
4. Các nội dung đề ra phải đảm bảo tính khả thi để Đề án được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả, thiết thực.
II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành
a) Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện đề án.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan tham mưu: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 4/2019.
b) Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/năm 2019.
c) Điều phối hoạt động của Đề án.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Theo sự điều phối của BCA.
2. Tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án
a) Đối với những quy định chung về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2019.
b) Đối với những văn bản QPPL quy định về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân, trại viên, học sinh.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
c) Đối với các văn bản QPPL quy định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2019.
3. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng.
Lựa chọn, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, trong đó cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật, các hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu thiết yếu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Cấp phát tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý II và III/năm 2019.
5. Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án bằng nhiều hình thức
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Ủy ban Mặt trận các huyện, thị xã, thành phố, Hội Luật gia tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
7. Tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật cho các đối tượng làm công tác quản lý và số đối tượng đặc thù (tại Trại Tạm giam - Công an tỉnh, P.Phước Nguyên - TP. Bà Rịa, thị trấn Phước Hải - H. Đất Đỏ).
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các địa phương.
- Thời gian thực hiện: Trong Quý III và IV năm 2019.
8. Khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
Các sở, ngành, địa phương tích cực huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua các chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật... theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, địa phương.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện theo quy định tại Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Riêng kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2019 của Công an tỉnh (Cơ quan chủ trì thực hiện) là 63.400.000 đồng (đính kèm theo biểu chi tiết), chuyển Sở Tài chính xem xét, thẩm định tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
1. Phân công thực hiện
a) Công an tỉnh chủ động tham mưu đôn đốc thực hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo. Dự trù kinh phí triển khai thực hiện Đề án năm 2019.
b) Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
c) Giao Sở Tài chính xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này từ ngân sách nhà nước theo quy định.
2. Chế độ báo cáo
Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Đề án 06 tháng (trước ngày 15/5/2019), 01 năm (trước ngày 15/11/2018) về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số: 50/KH-UBND ngày 01/4/2019 của UBND tỉnh BR-VT)
STT | Nội dung chi | Đơn vị tính | Số lượng | Mức chi | Thành tiền | Cơ sở pháp lý |
1 | Chi xây dựng Kế hoạch; văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện |
|
|
| 5.900.000 |
|
a | Chi xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2019 |
|
|
|
|
|
- | Chi soạn thảo Kế hoạch | Kế hoạch | 01 | 3.000.000 | 3.000.000 | Điểm b khoản 1 Điều 6 Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND |
b | Chi lấy ý kiến thẩm định (không thành lập hội đồng xét duyệt) |
|
|
|
|
|
- | Lấy ý kiến thẩm định | Bài viết | 01 | 500.000 | 500.000 | Điểm e khoản 1 Điều 6 Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND |
c | Chi thực hiện thống kê, rà soát, viết báo cáo Đề án năm 2019 |
|
|
|
|
|
- | Thu thập thông tin, xử lý số liệu báo cáo của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh | Báo cáo | 08 | 50.000 | 400.000 | Điểm a, Khoản 8, Điều 6 Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND |
- | Báo cáo định kỳ hàng năm | Báo cáo | 01 | 2.000.000 | 2.000.000 | Điểm c, Khoản 8, Điều 6 Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND |
2 | Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật tại Trại tạm giam; 01 phường TP. Bà Rịa; 01 thị trấn huyện Đất Đỏ được chọn làm điểm của tỉnh; - Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh. - Cơ quan phối hợp: UBND phường, thị trấn được chọn làm điểm thuộc TP. Bà Rịa và H. Đất Đỏ. - Số lượng: 400 người (Trại tạm giam 100 người/hội nghị; UBND phường, thị trấn 150 người/hội nghị). - Thành phần: Cán bộ, công chức, viên chức, người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang, cơ nhỡ tại Trại tạm giam và phường, thị trấn điểm. - Thời gian: 03 hội nghị (01 ngày/hội nghị). - Nội dung: Phổ biến Bộ luật Hình sự; Luật Thi hành án hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định hướng dẫn thi hành hai luật trên và Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. |
|
|
| 57.500.000 |
|
- | Tiền trang trí hội trường, maket, vệ sinh, giữ xe | Hội nghị | 03 | 1.500.000 | 4.500.000 | Thanh toán theo hóa đơn thực tế |
- | Tiền thù lao báo cáo viên (bao gồm cả thù lao soạn đề cương, bài giảng) | Buổi | 06 | 600.000 | 3.600.000 | Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh |
- | Tiền trái cây, nước uống cho đại biểu | Người | 400 | 36.000 | 14.400.000 | Nghị quyết 59/2017/NQ- HĐND ngày 09/12/2017 của HĐND tỉnh |
- | Tiền biên soạn, in ấn tài liệu Hội nghị | Tài liệu | 400 | 20.000 | 8.000.000 | Thanh toán theo hóa đơn thực tế |
- | Tiền thuê xe đưa đón báo cáo viên | Chuyến | 03 | 1.000.000 | 3.000.000 | Thanh toán theo hóa đơn thực tế |
- | Tiền hỗ trợ đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở, người dân ở cơ sở là người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang, cơ nhỡ): 150 người/HN x 2 HN | Người | 150x2 | 80.000 | 24.000.000 | Nghị quyết 59/2017/NQ- HĐND ngày 09/12/2017 của HĐND tỉnh |
| Tổng cộng |
|
|
| 63.400.000 |
|
Bằng chữ: Sáu mươi ba triệu bốn trăm ngàn đồng./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.