ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4907/KH-UBND | Quảng Trị, ngày 02 tháng 11 năm 2018 |
Thực hiện đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng áp dụng
- Các doanh nghiệp trong nước có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ gia đình, cá nhân, trang trại.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc nông dân.
- Nông dân tham gia hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn với doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân.
- Đối tượng cây trồng: Áp dụng với 06 cây trồng chủ lực và một số cây trồng có lợi thế khác của tỉnh Quảng Trị.
2. Phạm vi kế hoạch: Bắt đầu từ năm 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
II. MỤC TIÊU, TIÊU CHÍ CÁNH ĐỒNG LỚN
1. Mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn
Đẩy mạnh nhân rộng sản xuất trên cánh đồng lớn nhằm tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân (cá nhân, hộ gia đình, trang trại) với Doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân (HTX, THT, nhóm hộ) gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân; thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Xây dựng được nền tảng liên kết vững chắc, đảm bảo lợi ích và hiệu quả tối ưu giữa các Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và nông dân.
2. Tiêu chí cánh đồng lớn
a) Tiêu chí bắt buộc
- Phù hợp với quy hoạch của địa phương về phát triển kinh tế xã hội; sử dụng đất; theo quy hoạch trong tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất và quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với các loại cây trồng phát triển và đảm bảo phát triển bền vững;
- Phải có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
+ Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ dầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Quy mô diện tích cánh đồng lớn: Quy mô diện tích tối thiểu trong dự án hoặc phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản hình thành vùng nguyên liệu.
Cánh đồng lớn phải có diện tích đủ lớn, liền vùng liền thửa hoặc liền kề trên cùng khu vực canh tác; có điều kiện tương tự để sản xuất cùng một loại cây trồng và quy mô diện tích tối thiểu theo quy định (Chi tiết theo Phụ lục 1).
Vùng sản xuất tập trung đối với cây lúa là cánh đồng được tạo bởi các thửa ruộng liền bờ, liền khoảnh; đối với cây lạc, cây ngô và cây hàng năm khác diện tích phải được phân bổ gần kề trên cùng một khu vực canh tác; đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu là các vườn cây tập trung nằm ngoài khu vực vườn nhà.
b) Tiêu chí khuyến khích
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung;
- Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP,...) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất;
- Nông dân tự nguyện tham gia cánh đồng lớn và chủ động trong việc thực hiện mô hình theo dự án hoặc phương án liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có tổ hợp tác, hợp tác xã để tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
1. Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn:
Kế hoạch phát triển diện tích cánh đồng lớn đến năm 2020 đạt: 7.000 ha.
Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất cánh đồng lớn trên tất cả các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị. Đồng thời kêu gọi, kết nối với Doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn để hợp tác, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giúp ổn định đầu ra cho nông sản, tạo niềm tin cho người dân trong liên kết sản xuất. (Chi tiết phụ lục 2, 3 và 4).
Khuyến khích tất cả các Doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, người nông dân tham gia liên kết trên cánh đồng lớn.
2. Dự toán kinh phí và nguồn kinh phí:
a) Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 23.200 triệu đồng; Trong đó:
- Nguồn ngân sách tỉnh: 1.200 triệu đồng;
- Nguồn ngân sách huyện: 12.000 triệu đồng;
- Nguồn từ DN và Nông dân: 10.000 triệu đồng.
(Chi tiết Phụ lục 5)
b) Nguồn kinh phí
- Trích từ nguồn hỗ trợ theo Nghị định 35/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn;
- Ưu tiên các nguồn lực sự nghiệp kinh tế nông nghiệp (Kinh tế sự nghiệp hàng năm);
- Nguồn vốn Quyết định 23/2017/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
- Nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Nguồn đóng góp của nhân dân.
Ngoài các chính sách trên, kinh phí xây dựng và nhân rộng cánh đồng lớn được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
3. Một số giải pháp tổ chức thực hiện
a) Giải pháp về tuyên truyền
- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến nội dung, nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025; Tuyên truyền, giải thích cho người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích khi tham gia xây dựng cánh đồng lớn, kết hợp giới thiệu các mô hình có hiệu quả để người dân tham quan, học tập.
- Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Quảng Trị, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố) xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến nội dung kế hoạch, mô hình thực hiện cánh đồng lớn có hiệu quả để tuyên truyền nhân rộng.
- Phát huy vai trò lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể để phổ biến rộng rãi chủ trương xây dựng “cánh đồng lớn” gắn với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn, vừa là bà đỡ, vừa hỗ trợ cho nông dân và đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia;
b) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Thực hiện 3 cùng: Cùng giống, cùng thời vụ và cùng áp dụng chung quy trình kỹ thuật thâm canh trong diện tích cánh đồng lớn;
- Đẩy mạnh tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất, thu hoạch, bảo quản cho nông dân; tập huấn nâng cao kiến thức cho nông dân nắm và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo chương trình IPM.
- Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào các dự án cánh đồng lớn để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản.
- Hướng dẫn, khuyến khích các đối tượng tham gia cánh đồng lớn áp dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) vào sản xuất.
c) Về quy hoạch
Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện cánh đồng lớn như: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch ngành nghề nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành khác. Trên cơ sở đó, bố trí lại cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh và thâm canh có chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; phát triển mạnh những cây trồng có lợi thế, có thị trường tiêu thụ ổn định, có sức cạnh tranh cao.
d) Xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác phù hợp
- Xây dựng và kiện toàn các tổ chức đại diện của nông dân (HTX, THT) tại từng cánh đồng để liên kết hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả và bền vững.
- Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với nông dân, thiết lập và duy trì được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trong chia sẻ thông tin thị trường, kỹ thuật, kiến thức, chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức giao dịch thanh toán, cung cấp các dịch vụ giống, phân bón và các dịch vụ khác, v.v...
đ) Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới, với các nguồn vốn khác để đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất tại các cánh đồng lớn, bao gồm hệ thống kênh, trạm bơm điện, cổng điều tiết; giao thông, điện, v.v... Ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại các cánh đồng lớn.
e) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường
Hỗ trợ tìm kiếm các đối tác, mời gọi, thu hút doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu gắn với liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn. Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến thương mại thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm. Xây dựng thương hiệu cho các nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.
g) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức đại diện hộ nông dân xây dựng, thực hiện các dự án, phương án cánh đồng lớn:
Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án hoặc phương án cánh đồng lớn của các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh.
h) Giải pháp về cơ chế chính sách
* Đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân (HTX, THT)
- Nội dung, mức hỗ trợ
+ Hỗ trợ 100% kinh phí chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng liên kết. Mỗi năm 20 lớp, mỗi lớp hỗ trợ không quá 05 triệu đồng từ nguồn kinh tế sự nghiệp hàng năm;
+ Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa cánh đồng lớn theo hướng liên kết sản xuất hữu cơ, sạch. Định mức hỗ trợ 10 triệu đồng/vùng 20 ha theo Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND tỉnh. Mỗi năm hỗ trợ không quá 500 ha;
+ Hỗ trợ tối đa 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (đối với tất cả các loại mô hình) theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 29 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về Khuyến nông. Mỗi năm ngân sách tỉnh hỗ trợ không quá 10 cơ sở thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Vệ sinh ATTP... mỗi cơ sở hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng.
- Điều kiện hường hỗ trợ:
Đối với Doanh nghiệp:
+ Có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn giữa Doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
+ Có vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và có hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hợp đồng, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Đối với tổ chức đại diện của nông dân (hợp tác xã, Tổ hợp tác):
+ Có hợp đồng và thực hiện cung ứng đầu vào cho sản xuất hoặc tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn;
+ Có phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ.
* Đối với nông dân
- Nội dung, mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 50% (đối với vùng đồng bằng), 70% (đối với vùng miền núi) chi phí giống, vật tư thiết yếu để thực hiện dự án sản xuất cánh đồng lớn có liên kết thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Nghị định 35/NĐ-CP về bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định 98/2018/NĐ-CP ; Khoản 1, Điều 29 Nghị định 83/2018/NĐ-CP ; Khoản 6, Điều 8 của Nghị định 35/NĐ-CP. Mỗi năm hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ cải tạo đồng ruộng đối với các địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa để xây dựng dự án cánh đồng lớn lúa có liên kết từ nguồn vốn của Nghị định 35/NĐ-CP về bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, mỗi năm hỗ trợ tối đa 200 ha;
Điều kiện hưởng hỗ trợ: Hộ nông dân cam kết thực hiện sản xuất và tiêu thụ nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và hợp đồng này được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Là cơ quan thường trực đôn đốc các đơn vị, địa phương và tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch.
Chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án hoặc dự án cánh đồng lớn của các Doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân; Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp tài liệu cho nông dân, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra; Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu phân bổ kinh phí thực hiện từng năm, hướng dẫn lập các thủ tục thanh quyết toán, cấp phát kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định hiện hành;
3. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, phân tích tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản; Hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh; Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh tiêu thụ nông sản từ các dự án cánh đồng lớn;
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm hàng hóa nông sản thế mạnh trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh;
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị: Thường xuyên thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về thực hiện cánh đồng lớn; Thông tin về các tập thể, cá nhân tổ chức sản xuất mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả;
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa cao của sản xuất cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng thủ công nghiệp, dịch vụ..;
7. Các hội, hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội: Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết;
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các xã, phường tổ chức thực hiện theo đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra của Kế hoạch.
9. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân: Xây dựng phương án hoặc dự án cánh đồng lớn đảm bảo theo lộ trình thực hiện đối với cây trồng hàng năm là 5 năm, đốt với cây trồng lâu năm là 7 năm, hàng năm phải xây dựng lộ trình vùng nguyên liệu báo cáo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025. Yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, tổng hợp những vướng mắc phát sinh báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý theo đúng quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY MÔ DIỆN TÍCH TỐI THIỂU NHÓM CÂY TRỒNG THỰC HIỆN CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Kế hoạch số: 4907/KH-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh)
STT | Nhóm cây trồng | Phân loại | Quy mô tối thiểu (ha) | Ghi chú |
1 | Cây lúa | Lúa thương phẩm | 20 |
|
Lúa giống | 10 |
| ||
2 | Cây ngô | Thương phẩm | 10 | (Riêng vùng miền núi Hướng Hóa và Đakrông quy mô từ 05 ha trở lên) |
3 | Cây sắn | Thương phẩm | 10 |
|
4 | Cây rau đậu các loại | Thương phẩm | 03 |
|
5 | Cây đậu đỗ các loại | Thương phẩm | 05 |
|
6 | Cây công nghiệp ngắn ngày | Lạc thương phẩm | 10 |
|
Lạc giống | 05 |
| ||
7 | Cây công nghiệp dài ngày | Cao su | 50 |
|
Hồ tiêu | 5 |
| ||
Cà phê | 10 |
| ||
8 | Cây ăn quả các loại | Thương phẩm | 05 |
|
9 | Cây dược liệu | Thương phẩm | 05 |
|
KẾ HOẠCH NHÂN RỘNG SẢN XUẤT CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2019-2020, TÍNH ĐẾN 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 4907/KH-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh)
Năm Cây trồng | 2019 | 2020 | Giai đoạn 2021 -2025 |
- Lúa (ha) | 6.000 | 7.000 | 9.500 |
- Lạc (ha) | 450 | 450 | 550 |
- Ngô (ha) | 150 | 200 | 300 |
- Cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu (ha) | 50 | 100 | 200 |
- Cây công nghiệp dài ngày (ha) | 850 | 1.500 | 2.900 |
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 4907/KH-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
| Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||||||||||||||
| Lúa | Ngô | Lạc | Rau | Sắn | Đậu xanh | Dưa hấu | Tiêu | Cao su | Dược liệu | Cây ăn quả | Lúa | Ngô | Lạc | Rau | Sắn | Đậu Xanh | Dưa Hấu | Tiêu | Cao su | Dược liệu | Cây ăn quả |
Cam Lộ | 200 | 10 | 30 | 5 |
|
|
| 10 | 500 | 20 |
| 300 | 20 | 60 | 5 |
|
|
| 15 | 1.000 | 50 |
|
Vinh Linh | 1.035 |
| 15 |
| 25 |
|
| 7 | 20 |
| 15 | 1.365 |
| 15 |
| 35 |
|
| 8 | 22 |
| 20 |
Đakrông | 26 | 139 | 362 |
| 57 | 318 | 10 |
|
|
| 5 | 26 | 153 | 370 |
| 80 | 323 | 15 |
|
|
| 10 |
Đông Hà | 390 |
|
| 5 |
|
|
|
|
|
|
| 360 |
|
| 7 |
|
|
|
|
|
|
|
Gio Linh | 838 |
| 25 |
|
|
|
|
| 300 |
|
| 1.076 |
| 25 |
|
|
|
| 20 | 350 |
|
|
Triệu phong | 1.400 |
|
| 40 |
|
|
|
|
|
|
| 1.650 |
|
| 50 |
|
|
|
|
|
|
|
Hải Lăng | 970 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng | 4.859 | 149 | 432 | 50 | 82 | 318 | 10 | 17 | 820 | 20 | 20 | 5.777 | 173 | 470 | 62 | 115 | 323 | 15 | 43 | 1.372 | 50 | 30 |
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TỪ 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 4907/KH-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
| Năm 2021-2025 | ||||||||||
| Lúa | Ngô | Lạc | Rau | Sắn | Đậu Xanh | Dưa Hấu | Tiêu | Cao su | Dược liệu | Cây ăn quả |
Cam Lộ | 800 | 100 | 100 | 10 |
|
|
| 50 | 2.000 | 100 |
|
Vinh Linh | 1.685 |
| 20 |
| 50 |
|
| 10 | 75 |
| 40 |
Đakrông | 26 | 175 | 390 |
| 125 | 325 | 20 |
|
|
| 35 |
Đông Hà | 485 |
|
| 10 |
|
|
|
|
|
|
|
Gio Linh | 1.301 |
| 25 |
|
|
|
| 30 | 735 |
|
|
Triệu phong | 3.000 |
|
| 80 |
|
|
|
|
|
|
|
Hải Lăng | 2000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng | 9.297 | 275 | 535 | 100 | 175 | 325 | 20 | 90 | 2.810 | 100 | 75 |
KHAI TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 4907/KH-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung hỗ trợ | Năm 2019 | Năm 2020 | Giai đoạn 2019-2020 | ||||||
|
| NS tỉnh | NS huyện | DN, ND đóng góp | NS tỉnh | NS huyện | DN, ND đóng góp | NS tỉnh | NS huyện | DN, ND đóng góp |
A | Hỗ trợ Doanh nghiệp, HTX, THT | 550 |
|
| 550 |
|
| 1.100 |
|
|
1 | Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng (Nghị định 83/2018/NĐ-CP) | 100 |
|
| 100 |
|
| 200 |
| - |
2 | Hỗ trợ tối đa 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (Nghị định 83/2018/NĐ-CP) | 200 |
|
| 200 |
|
| 400 |
| - |
3 | Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng lớn Lúa theo hướng liên kết sản xuất hữu cơ, sạch (NQ 03/2017/NQ-HĐND) | 250 |
|
| 250 |
|
| 500 |
|
|
C | Hỗ trợ nông dân |
| 6.000 | 5.000 |
| 6.000 | 5.000 |
| 12.000 | 10.000 |
1 | Hỗ trợ 50% (đối với vùng đồng bằng), 70% (đối với vùng miền núi) chi phí giống, vật tư thiết yếu để thực hiện dự án sản xuất cánh đồng lớn có liên kết thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Nghị định 98/2018/NĐ-CP và 83/2018/NĐ-CP , Nghị định 35/NĐ-CP) |
| 5.000 | 5.000 |
| 5.000 | 5.000 |
| 10.000 | 10.000 |
2 | Hỗ trợ cải tạo đồng ruộng đối với các địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa để xây dựng dự án cánh đồng lớn lúa có liên kết (Nghị định 35/NĐ-CP) |
| 1.000 |
|
| 1.000 |
|
| 2.000 |
|
D | Kinh phí quản lý, chỉ đạo triển khai kế hoạch (Khoản 1, điều 7, Nghị định 98/2018/NĐ-CP) | 50 |
|
| 50 |
|
| 100 |
|
|
| Tổng cộng: (A+B+C+D) | 600 | 6.000 | 5.000 | 600 | 6.000 | 5.000 | 1.200 | 12.000 | 10.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.