ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 358/KH-UBND | Hải Dương, ngày 30 tháng 01 năm 2019 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2019-2025
Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2025, với các nội dung như sau:
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu phổ cập chương trình ngoại ngữ mới cho giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
2.1. Đối với giáo dục mầm non:
Đến năm 2025, phấn đấu 50% trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non được làm quen với ngoại ngữ.
2.2. Đối với giáo dục phổ thông:
Đến năm 2020: 100% học sinh lớp 1 và lớp 2 được học chương trình ngoại ngữ cho lớp 1 và lớp 2; 100% học sinh lớp 3 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm.
Đến năm 2023: 100% học sinh lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm.
Đến năm 2025: 100% học sinh lớp 10 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm.
2.3. Đối với giáo dục nghề nghiệp:
Đến năm 2025: 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo.
2.4. Đối với giáo dục thường xuyên
Đến năm 2025: 100% cơ sở giáo dục thường xuyên triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.
Nâng cao năng lực ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)
1. Phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng
1.1. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, tuyển dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu
- Tuyển dụng, điều chuyển, bố trí giáo viên, giảng viên ngoại ngữ bảo đảm chất lượng, đủ số lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với các quy định hiện hành, đảm bảo được các mục tiêu của Kế hoạch.
- Phối hợp với các đơn vị đánh giá đã được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, sàng lọc giáo viên không đáp ứng được yêu cầu về năng lực.
- Đến năm 2025, thực hiện việc bố trí làm công việc khác hoặc tinh giản biên chế theo quy định đối với giáo viên ngoại ngữ không đáp ứng được các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam đối với từng cấp học.
1.2. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên tiếng Anh theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến; tăng cường công tác tự bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng giáo viên nòng cốt, phấn đấu đến hết năm 2020, toàn tỉnh đạt 100% giáo viên phổ thông đáp ứng các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam đối với từng cấp học, 100% giáo viên được tham gia các lớp học, khóa học bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá;
- Tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn trong năm học cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tổ chức các câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh, diễn đàn trên mạng để giúp giáo viên giao lưu, học hỏi, hỗ trợ nhau nâng cao năng lực chuyên môn.
1.3. Bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp tiếng Anh trong một số môn học và dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh.
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp tiếng Anh trong một số môn học và dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh. Triển khai dạy tích hợp tiếng Anh trong một số môn học và dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh tại trường THPT chuyên Nguyễn Trãi và các trường phổ thông khác có đủ điều kiện.
2. Triển khai chương trình ngoại ngữ mới trong các cơ sở giáo dục
2.1. Đối với giáo dục mầm non
Triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ ở những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.
2.2. Đối với giáo dục phổ thông
Tiếp tục triển khai các chương trình tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chính thức chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh mới (chương trình 10 năm) phấn đấu sớm hơn so với lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:
- Từ năm học 2019-2020: Triển khai chương trình tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 cho các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện.
- Từ năm học 2020-2021: Triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm cho 100% học sinh lớp 3.
- Từ năm học 2023-2024: Triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm cho 100% học sinh lớp 6.
- Từ năm học 2025-2026: Triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm cho 100% học sinh lớp 10.
2.3. Đối với giáo dục nghề nghiệp
Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Triển khai các chương trình, tài liệu học tiếng Anh tăng cường trực tuyến, đổi mới phương thức tổ chức dạy học tiếng Anh tăng cường cho học sinh sinh viên, kết hợp học trên lớp và học trực tuyến, khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh hướng tới đạt chuẩn đầu ra theo quy định.
Thời gian triển khai từ năm 2021.
2.4. Đối với giáo dục thường xuyên
Thực hiện đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên. Triển khai chương trình dạy học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; thực hiện rà soát trình độ đầu vào của người học để có các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo năng lực ngoại ngữ của người học tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học. Thời gian thực hiện từ năm 2019.
Triển khai chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế
- Tiếp tục áp dụng định dạng bài thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy.
- Phối hợp với các đơn vị đánh giá được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi, đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam cho học sinh đã hoàn thành chương trình tiếng Anh mới đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Tăng cường hình thức thi trực tuyến để đánh giá được đủ các kỹ năng và đánh giá được số lượng lớn người học.
- Khuyến khích học sinh thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở các mức độ khác nhau.
4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ
- Tăng cường công tác tuyên truyền về các hoạt động triển khai Đề án trong các cơ sở giáo dục của tỉnh trên các phương tiện báo, đài phát thanh truyền hình của tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã. Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án.
- Xây dựng chuyên mục dạy và học ngoại ngữ trên trang mạng của Sở Giáo dục và Đào tạo, tăng cường giới thiệu tài liệu, kinh nghiệm, giải pháp dạy học của giáo viên, các hoạt động học tập, ngoại khóa của học sinh để thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ và nâng cao chất lượng học tập.
- Tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, Olympic ngoại ngữ...); xây dựng các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động triển khai mô hình ngoại ngữ cộng đồng dưới hình thức câu lạc bộ tiếng Anh cho các trường phổ thông với sự tham gia của người nước ngoài.
- Chỉ đạo các trường tăng cường tổ chức các cuộc thi, giao lưu cấp trường như: Hùng biện tiếng Anh; tìm hiểu về văn hóa các nước nói tiếng Anh, viết thư bằng tiếng Anh; hát tiếng Anh, kể chuyện tiếng Anh, Ngày hội Anh ngữ...
- Đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng các đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ; duy trì hiệu quả mô hình này đối với các trường đã triển khai trong những năm học trước.
- Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn mời giáo viên tình nguyện người nước ngoài về giao lưu và giảng dạy tại các nhà trường; đồng thời khuyến khích các nhà trường kết nghĩa với các trường ở nước ngoài nhằm tăng cường năng lực ngôn ngữ và giao tiếp cho học sinh.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy học ngoại ngữ
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục phối hợp với các Trung tâm ngoại ngữ đưa giáo viên bản ngữ có trình độ chuyên môn tốt vào giảng dạy tại nhà trường để xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ, tạo niềm say mê môn học, góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện thành lập các trung tâm ngoại ngữ có chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của các trung tâm, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ của người học.
- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho việc dạy học ngoại ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học ngoại ngữ...
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ
- Rà soát công tác quản lý, khai thác sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ ở các nhà trường, đánh giá về hiệu quả khai thác sử dụng, trên cơ sở đó tổ chức đầu tư, mua sắm các thiết bị phù hợp. Tiếp tục triển khai cung cấp trang thiết bị dạy học ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học ngoại ngữ như ti vi, máy chiếu, máy tính nối mạng, thiết bị âm thanh, phần mềm, học liệu ... cho giáo viên. Trước mắt, triển khai đầu tư điểm tại một số trường chất lượng giáo dục tốt để xây dựng đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ, sau đó nhân rộng trên toàn tỉnh.
- Thẩm định và giới thiệu một số phần mềm dạy học ngoại ngữ có chất lượng, nhất là các phần mềm học tiếng Anh cho học sinh tự học để nâng cao khả năng tiếng Anh.
- Triển khai thực hiện các hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến và trên máy tính. Khuyến khích giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham gia xây dựng bài giảng và học liệu điện tử ngoại ngữ.
- Tiếp tục tập huấn bồi dưỡng giáo viên về sử dụng thiết bị, nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.
Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương, kinh phí sự nghiệp giáo dục tại địa phương, các nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân.
Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Stt | Nội dung hoạt động | Mục tiêu | Lộ trình thực hiện | ||
Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021-2025 | |||
I. | Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ |
|
|
|
|
| 1. Bồi dưỡng nâng bậc NLNN cho giáo viên phổ thông, GDTX, GV thuộc lĩnh vực GDNN chưa đạt chuẩn NLNN | 310 người | 120 người | 90 người | 100 người |
| 2. Bồi dưỡng, tập huấn phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá cho giáo viên, giảng viên dạy chương trình mới theo Đề án | 900 người | 250 người | 250 người | 400 người |
| 3. Tổ chức tập huấn, hội thảo về dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành) bằng ngoại ngữ | 350 người | 50 người | 50 người | 250 người |
II. | Điều kiện dạy và học ngoại ngữ |
|
|
|
|
| 1. Tăng cường trang thiết bị hiện đại cho phòng học ngoại ngữ chuyên dụng, phòng học thông thường của các nhà trường | 223 phòng chuyên dụng 2300 phòng thông thường | 30 phòng chuyên dụng 500 phòng thông thường | 30 phòng chuyên dụng 500 phòng thông thường | 163 phòng chuyên dụng 1300 phòng thông thường |
| 2. Đầu tư mua phần mềm, học liệu dạy học cho giáo viên | 750 đơn vị | 160 đơn vị | 160 đơn vị | 350 đơn vị |
III. | Công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ |
|
|
|
|
| 1. Xây dựng đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ | 63 đơn vị | 12 đơn vị | 12 đơn vị | 39 đơn vị |
| 2. Hỗ trợ tổ chức các hoạt động triển khai mô hình ngoại ngữ cộng đồng dưới hình thức các câu lạc bộ cho các trường phổ thông | 100 đơn vị | 20 đơn vị | 20 đơn vị | 60 đơn vị |
IV. | Các hoạt động khác |
|
|
|
|
| Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá các hoạt động triển khai Đề án theo các học kỳ và năm học | 14 | 2 | 2 | 10 |
3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch theo từng năm, giai đoạn. Hướng dẫn, đôn đốc, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng năm, giai đoạn; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện tổng hợp kết quả rà soát, sắp xếp, xác định nhu cầu để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục ngoại ngữ trong các nhà trường gửi Sở Nội vụ thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phù hợp với kế hoạch chung.
3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch theo năm tài chính và từng giai đoạn.
3.4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu việc cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
3.5. Sở Nội vụ
Chủ trì thẩm định việc bố trí số lượng người làm việc trong tổng số được giao của Sở Giáo dục và Đào tạo và của UBND huyện, thành phố để đảm bảo số lượng giáo viên ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu của Kế hoạch; việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong các trường học, cấp học; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3.6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các chương trình, đề án, kế hoạch đổi mới công tác dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo môi trường học tập thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ.
3.7. Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan
Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
3.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Kế hoạch này; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của địa phương, định kỳ báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, tổng hợp.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan, chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn đồng bộ, phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh.
- Rà soát, sắp xếp, xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục ngoại ngữ trong các nhà trường báo cáo UBND tỉnh và (qua Sở Giáo dục Đào tạo tổng hợp).
3.9. Các cơ sở giáo dục và đào tạo
- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác dạy và học ngoại ngữ tại đơn vị, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Tích cực chủ động triển khai các hoạt động trong Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.