TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/KH-TLĐ | Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH VỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG”
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn LĐVN khóa XI nhiệm kỳ 2013 – 2018; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn triển khai Kế hoạch nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động”, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghiên cứu thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động tại một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn khu công nghiệp và công đoàn cơ sở nơi có đông CNLĐ.
- Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động.
- Nghị quyết phải phù hợp với các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Công đoàn năm 2012, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Văn kiện đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn đang có hiệu lực thực hiện.
II. Nội dung nghiên cứu xây dựng Nghị quyết
- Khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động tại một số địa phương, cơ sở, gồm các nội dung sau: Mức độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn của CNVCLĐ; Vai trò của công đoàn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động;
- Xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động: Ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động;
- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động”.
III. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết
1. Công tác chỉ đạo:
- Đoàn Chủ tịch tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Giúp việc để giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn nghiên cứu, khảo sát, xây dựng báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động thời gian qua; xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động”.
- LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, các Ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tham gia quá trình nghiên cứu theo sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và tạo điều kiện để Ban Soạn thảo nghiên cứu, tổng hợp, thống kê số liệu xây dựng Nghị quyết đạt kết quả tốt.
2. Nội dung công việc và tiến độ thời gian thực hiện:
- Thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết và Tổ Giúp việc Ban Soạn thảo; Xây dựng Đề cương báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động. Thời hạn hoàn thành trước ngày 10/4/2014.
- Tổ chức khảo sát; xây dựng Báo cáo đánh giá; xây dựng dự thảo Nghị Quyết (lần 1); hội thảo xin ý kiến lần 1. Thời hạn hoàn thành trước ngày 20/5/2014.
- Tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo và Dự thảo Nghị quyết lần 2; tiếp tục xin ý kiến Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn. Thời hạn hoàn thành sau khi họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
IV. Tổ chức thực hiện
- Ban Soạn thảo Nghị quyết có trách nhiệm giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn tổ chức nghiên cứu xây dựng Nghị quyết; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Soạn thảo; chỉ đạo Tổ Giúp việc triển khai công việc theo kế hoạch; xây dựng kế hoạch khảo sát, hội thảo và dự toán kinh phí thực hiện trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét. Giao ban Tuyên giáo là bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
- Các Ban, đơn vị trực thuộc tổng Liên đoàn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để công tác xây dựng Nghị quyết đạt chất lượng tốt.
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Soạn thảo Nghị quyết và Tổ Giúp việc theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Nơi nhận: | TM. BAN CHẤP HÀNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.