ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2680/KH-UBND | Kon Tum, ngày 31 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 14-KH/TU NGÀY 12/8/2016 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG.
Thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng, từng bước đẩy lùi tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
- Việc triển khai; thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy; Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống tham nhũng.
II. NỘI DUNG
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy gắn với việc tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, nhất là việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các nội dung: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Bộ luật Hình sự; Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai tài sản và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy...
3. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát, phòng ngừa; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương là một trong những tiêu chí để đánh giá phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, nhất là các trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện xử lý hành vi tham nhũng.
4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý tham nhũng của các cơ quan chức năng.
4.1. Cơ quan Thanh tra trên địa bàn tỉnh tăng cường tham mưu, tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, giải quyết đơn tố cáo tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền; kịp thời phát hiện, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Chú trọng kiểm tra, xác minh việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức khi có đơn tố cáo hoặc theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đối với cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chú trọng rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp chậm hoặc không thực hiện các kết luận sau kiểm tra, thanh tra.
4.2. Thông qua công tác giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng đề nghị thông báo cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo cơ quan chức năng xác minh, làm rõ xử lý theo quy định pháp luật.
5. Các cấp, các ngành thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở. Tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát hiện các hành vi tham nhũng; biểu dương, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch. Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy và Kế hoạch này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc quán triệt, thực hiện; đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và bổ sung nội dung này vào báo cáo định kỳ công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch số 529/KH-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề ra giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
4. Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tổ chức tốt công tác tuyên truyền Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy và Kế hoạch này. Kịp thời thông tin công khai kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.
5. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Công an tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất thay đổi, bổ sung; yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động báo cáo, đề xuất UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.