ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1966/KH-UBND | Hà Nam, ngày 17 tháng 7 năm 2018 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018-2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (sau đây gọi là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục của Đề án. Bảo đảm quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật, được phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân, pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính... Đảm bảo 100% đối tượng đang được quản lý, giáo dục tại Trại tạm giam và các nhà tạm giữ; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang, cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội thường xuyên được phổ biến, nắm được các quy định của pháp luật cơ bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân nói chung, của đối tượng nói riêng. Phấn đấu từ 90% trở lên đối tượng là người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.
2. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng của Đề án đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết về pháp luật, hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả. Đảm bảo 90% cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương, cộng đồng dân cư được giao quản lý, giúp đỡ thường xuyên, tích cực, chủ động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng, giúp các đối tượng tự tin, thuận lợi hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm và vi phạm pháp luật. Đảm bảo 100% Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Cơ sở cai nghiện bắt buộc lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình học pháp luật, giáo dục công dân, chương trình học văn hóa, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng của Đề án.
3. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án. Phấn đấu 80% chủ thể và cá nhân thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng có liên quan để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
1.1. Chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, huyện, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
1.2. Đối tượng thuộc phạm vi Đề án:
- Nhóm 1: Những đối tượng đang được quản lý, giáo dục tại Trại tạm giam và các nhà tạm giữ.
- Nhóm 2: Những đối tượng thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương, gồm: Người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá.
- Nhóm 3: Những đối tượng do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm: Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang, cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Phạm vi thực hiện:
Kế hoạch này được triển khai thực hiện tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Cơ sở cai nghiện bắt buộc và các xã, phường, thị trấn.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
Các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 04-KL/TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đưa nội dung tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong chương trình công tác hàng năm.
Nhận thức đúng vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống nói chung và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các vi phạm pháp luật khác đối với đối tượng của Đề án nói riêng; quan tâm, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án. Đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của chủ thể chủ trì thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
Tích cực huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ hòa giải cơ sở, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng và gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng dòng họ, gia đình để họ nhận thức rõ trách nhiệm trong phối hợp với chính quyền, ban ngành quản lý, giáo dục con em mình. Đặc biệt cần chú trọng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn, thành lập các quỹ hoàn lương trong phạm vi của Đề án, các tổ chức hành nghề luật, luật sư tham gia tư vấn pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
2. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng
Các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật theo từng nhóm đối tượng để tổ chức khảo sát nhu cầu, nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp.
- Công an tỉnh chủ trì tổ chức khảo sát đối với nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam.
- UBND các huyện, thành phố tổ chức khảo sát đối với nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế; người bị phạt tù được hưởng án treo; người được hoãn chấp hành án phạt tù; người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bao gồm cả người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá.
- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát đối với nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng, phát phiếu điều tra; thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị.
3. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng
3.1. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam.
- Nội dung tuyên truyền: Tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân theo các chương trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành án phạt tù, chương trình cho số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, chương trình cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
- Hình thức tuyên truyền:
+ Tổ chức các lớp học tập trung tại Hội trường và cho viết thu hoạch để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về nội dung pháp luật được truyền đạt. Cung cấp sách, báo, tài liệu pháp luật; ghi âm các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, bài giảng, xây dựng các tiểu phẩm, phóng sự để phát trên truyền thanh, truyền hình đến từng buồng giam giữ; cấp phát sổ tay, cẩm nang pháp luật...
+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tổ, đội. Có thể tổ chức sân khấu hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua dàn dựng các tiểu phẩm sân khấu, kịch nói...
+ Giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng đối tượng: cần có kế hoạch cụ thể gặp gỡ riêng từng phạm nhân, học sinh, trại viên thường xuyên vi phạm nội quy, xếp loại cải tạo kém nhằm răn đe, uốn nắn, đồng thời giải thích, động viên, khích lệ tinh thần; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.
+ Niêm yết các thông tin pháp luật tại bảng tin của trại, phân trại, buồng giam; giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; tổ chức cho phạm nhân, học sinh, trại viên thi tìm hiểu pháp luật.
3.2. UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật:
+ Đối với người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành hình phạt tù, tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật về: Các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đối tượng; pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
+ Đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào: Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là những quy định về xóa án tích, cấp lại CMND, CCCD, đăng ký hộ khẩu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm; quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền của người chấp hành xong án phạt tù; các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, gia đình, xã hội, sự tự tin và các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết trong thời gian tái hòa nhập cộng đồng, các quy định về xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Thông qua các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; các buổi nói chuyện chuyên đề; sinh hoạt câu lạc bộ, giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt (đối với những đối tượng có nhận thức lệch lạc, quá tự ti, mặc cảm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt); qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh ở địa phương để nhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đối tượng, đồng thời nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thể cộng đồng về quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
3.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng tài liệu và tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người sau cai nghiện ma túy; thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người sau cai nghiện ma túy:
+ Nội dung tuyên truyền: Tác hại và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện; Những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống,...
+ Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: Giáo dục thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt cho từng đối tượng giúp họ giải tỏa tâm lý, có động lực để cai nghiện thành công; tổ chức các lớp học tập trung; xây dựng và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật; niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin cơ sở cai nghiện bắt buộc, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
- Đối với thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội:
+ Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào: Các quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên; tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật; kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, không bị lôi kéo tham gia các hành vi vi phạm pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng cho thanh thiếu niên.
+ Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng này cần gắn với đặc điểm từng lứa tuổi để áp dụng cho phù hợp. Lồng ghép vào các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao để các em dễ tiếp thu những quy định pháp luật cần thiết; tổ chức các buổi nói chuyện để phổ biến các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trẻ em; tư vấn kỹ năng, nếp sống văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội; gặp gỡ giáo dục những trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nắm bắt tư tưởng, kịp thời động viên, uốn nắn giúp các em học tập, chấp hành tốt.
4. Xây dựng, học tập và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
- Công an tỉnh lựa chọn một số cơ sở giam giữ; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội lựa chọn cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội; UBND các huyện, thành phố lựa chọn một số xã, phường, thị trấn, chú trọng những nơi còn nhiều khó khăn, bất cập trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án để xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức đánh giá hiệu quả của các mô hình để triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả thiết thực. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại từng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, xã, phường, thị trấn; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các chương trình học tập, dạy nghề, sinh hoạt cộng đồng... và tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của các đối tượng ở cơ sở.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường thị trấn tăng cường các biện pháp quản lý, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những nhóm đối tượng là người chấp hành hình phạt tại địa phương, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những đối tượng này đạt hiệu quả cao hơn.
5. Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Công an tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là đài phát thanh, truyền hình, các báo, tạp chí... Chú trọng các hình thức hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia, xây dựng, phát hành các phóng sự, tiểu phẩm có lồng ghép với nội dung tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, gương người tốt, việc tốt cập nhật, chia sẻ trên mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức.
6. Đảm bảo các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Các đơn vị, địa phương liên quan kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp được giao quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, các kiến thức chuyên ngành tâm lý, giáo dục, sư phạm, dạy nghề cho các chủ thể của Đề án, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp được giao quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng của Đề án. Thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cần tuyên truyền, phổ biến và tài liệu về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cá nhân được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
Dựa trên nhu cầu thực tế tại Trại tạm giam, các nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện bắt buộc và địa phương, Công an tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố quan tâm nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng mỗi buồng giam, phòng của các đối tượng thuộc Đề án được trang bị tivi, loa để truyền tải các nội dung tuyên truyền đến các đối tượng của Đề án. Định kỳ bổ sung sách pháp luật cho các thư viện ở từng cơ sở và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
7. Khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tích cực huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua các chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật... theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, cơ sở.
8. Tiến độ triển khai thực hiện
8.1. Giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019):
- Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2021.
(Thời gian thực hiện: Tháng 7/2018)
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
(Thời gian thực hiện: Quý IV/2018)
- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng của Đề án; tổ chức sơ kết hoạt động của mô hình điểm.
(Thời gian thực hiện: Năm 2019)
- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát các tài liệu, tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho từng nhóm đối tượng; xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD cấp phát cho cơ sở, địa phương.
(Thời gian thực hiện: Năm 2019)
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ chủ trì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
(Thời gian thực hiện: Năm 2018, 2019)
- Sơ kết giai đoạn 1 của Đề án.
(Thời gian thực hiện: Năm 2019)
8.2. Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến hết năm 2021)
- Triển khai nhân rộng các mô hình điểm đạt hiệu quả cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án.
(Thời gian thực hiện: Năm 2020)
- Biên soạn hoặc cấp phát tài liệu (sách hỏi đáp pháp luật, cẩm nang, tờ rơi, tờ gấp pháp luật) cho các chủ thể và đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD cấp phát cho cơ sở, địa phương.
(Thời gian thực hiện: Năm 2020)
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
(Thời gian thực hiện: Năm 2020)
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
(Thời gian thực hiện: Năm 2021)
Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước thường xuyên và nguồn kinh phí hợp pháp qua huy động hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án theo quy định pháp luật.
1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề án.
3. Nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án và phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ Đề án.
Phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng hoặc đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án.
4. Sở Tài chính phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án hàng năm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các nguồn kinh phí huy động được trong quá trình thực hiện Đề án.
5. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia triển khai Đề án; phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi của Đề án. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh chủ động phối hợp xây dựng, nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
7. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án thông qua hoạt động chuyên môn.
8. Đề nghị Hội Luật gia tỉnh có kế hoạch phối hợp với đơn vị, địa phương tích cực tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
9. UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
10. Đề nghị Trại giam Nam Hà phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Nam Hà./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.