ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 11 tháng 10 năm 2018 |
Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. TÌNH HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY.
Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và triển khai Đề án quy hoạch vùng lúa chuyên canh chất lượng cao xuất khẩu đến năm 2020 đạt diện tích 120.000 ha. Kết quả đến cuối năm 2017, vận động thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm được 62.539 ha/726.511 ha, nông dân sản xuất lúa được ký kết đảm bảo lợi nhuận 40%.
Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết còn hạn chế, chủ yếu trên cây lúa; quy mô liên kết sản xuất lúa còn thấp (diện tích liên kết chỉ chiếm 8,6% diện tích trồng lúa cả năm 2017); hình thức hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là giữa nông hộ với hộ kinh doanh, doanh nghiệp; số hợp tác xã tham gia liên kết ít; diện tích liên kết thiếu bền vững, có lúc, có vụ một bên hủy hợp đồng, dẫn đến vùng nguyên liệu chưa ổn định, doanh nghiệp cũng thay đổi phương án liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu mới để thích ứng với sự biến động của thị trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại kéo dài, trong đó chủ yếu do năng lực của các tổ chức nông dân, nòng cốt là các hợp tác xã còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đại diện, bảo lãnh hợp đồng đảm bảo tin cậy giữa hợp tác xã và doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn còn ký kết với từng thành viên hợp tác xã; một số ngành hàng chủ lực của tỉnh như: Thủy sản, chăn nuôi phát triển hợp tác xã còn ít; việc chỉ đạo, xây dựng phát triển mới, quản lý, hướng dẫn hợp tác xã hoạt động chưa thường xuyên, sâu sát; việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên hợp tác xã còn nặng lý thuyết, chưa đáp ứng yêu cầu trình độ điều hành, quản trị hợp tác xã theo cơ chế thị trường.
a) Mục tiêu chung
Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp; trong đó, hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông sản khó khăn. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020 theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng trên 06 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa, tôm, cá lồng bè,... theo hình thức liên kết với doanh nghiệp để củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.
- Thí điểm hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm thực hiện chuỗi giá trị trên tàu khai thác thủy sản.
- Chọn sản phẩm chủ lực là lúa, tôm và lựa chọn một số sản phẩm đặc thù khác tại mỗi huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ phát triển liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, bảo đảm thành lập mới và huy động trên 50% các hợp tác xã nông nghiệp tham gia có hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản.
- Hỗ trợ các hợp tác xã có tham gia chuỗi liên kết được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, hữu cơ và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.
- Củng cố 322 hợp tác xã nông nghiệp hiện có và xây dựng mới 58 hợp tác xã nông nghiệp là đại diện sở hữu sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của các huyện, thị xã, thành phố.
- Hợp tác xã nông nghiệp có liên kết với doanh nghiệp được đánh giá hoạt động khá, tốt đạt tỷ lệ từ 90% trở lên.
2. Xây dựng mô hình liên kết và hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị
a) Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm dựa trên liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã.
- Số lượng mô hình thí điểm liên kết: 06 mô hình.
- Sản phẩm và địa bàn thí điểm: Sản phẩm chủ lực của 04 tiểu vùng và sản phẩm đặc thù của các huyện, thị xã, thành phố.
- Nội dung thí điểm:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Tùy theo điều kiện cụ thể để xác định các nội dung hợp tác, liên kết như: Liên kết trong cung ứng vật tư, giống, vốn, phân bón; đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết như kho bãi, cơ sở chế biến hệ thống tưới, tiêu,...; liên kết tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí điểm.
+ Xây dựng mới hoặc hỗ trợ củng cố năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất an toàn (GAP) cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia thí điểm mô hình liên kết.
+ Hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Theo dõi, tổng kết đánh giá, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn từ nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư phát triển khác.
b) Hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở các địa phương.
- Tập trung hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức lại sản xuất các sản phẩm chủ lực gồm: Lúa, tôm, cá lồng bè, rau quả, khóm, mía đường, hồ tiêu,... để xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã với các mục tiêu, kế hoạch từng lĩnh vực như sau:
+ Đối với sản xuất lúa, gạo: Hỗ trợ củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động 261 hợp tác xã hiện có và thành lập mới hợp tác xã sản xuất lúa. Trong đó, thành lập hợp tác xã sản xuất lúa chất lượng cao ở vùng Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên; sản xuất lúa hữu cơ ở các huyện vùng U Minh Thượng. Phấn đấu mở rộng diện tích cánh đồng lớn lên 120.000 ha, trong đó ưu tiên phát triển cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ ở vùng U Minh Thượng.
+ Đối với sản xuất hồ tiêu: Phát triển tập trung ở Phú Quốc, Giồng Riềng, Gò Quao,... đã xây dựng được nhãn hiệu tiêu Phú Quốc, tiêu Hà Tiên, phát triển được 03 hợp tác xã trồng tiêu ở Phú Quốc, Giồng Riềng và Gò Quao. Quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công ty có uy tín ký kết hợp đồng hàng vụ, ổn định nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến hạt tiêu xuất khẩu tại huyện Gò Quao. Tập trung củng cố hoạt động hợp tác xã trồng tiêu; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch hại và thu hoạch, bảo quản sản phẩm đạt chất lượng, giữ vững thương hiệu tiêu Phú Quốc, tiêu Hà Tiên, phát triển thêm thương hiệu tiêu Giồng Riềng, Gò Quao, ổn định vùng nguyên liệu tiêu trái, cung cấp cho khách du lịch và các hợp đồng bao tiêu.
+ Đối với cây mía đường: Diện tích hàng năm ổn định khoảng 5.000 ha, tập trung ở huyện U Minh Thượng, Gò Quao,...; quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng hàng vụ, ổn định nguyên liệu, đồng thời mở rộng hợp đồng bao tiêu mía cho cả vùng sản xuất, giữ vững diện tích sản xuất đạt chỉ tiêu định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đề ra.
+ Đối với cây khóm (dứa): Ổn định địa bàn sản xuất khóm Tắc Cậu, Gò Quao, Vĩnh Thuận, giữ vững diện tích khoảng 7.000 - 7.500 ha, sản lượng khoảng 148 - 154 ngàn tấn. Củng cố 02 hợp tác xã khóm Tắc Cậu, khóm - tôm Gò Quao, phấn đấu xây dựng mới hợp tác xã trồng khóm ở huyện Vĩnh Thuận và hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ trồng khóm. Đồng thời tăng cường cho thâm canh bằng cách phục tráng lại giống khóm kết hợp với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ về canh tác, bảo vệ thực vật, nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm chi phí, không ngừng phát triển thương hiệu khóm Tắc Cậu và phát triển thêm thương hiệu khóm Gò Quao, khóm Ba Đình - Vĩnh Thuận.
+ Sản xuất rau quả tươi: Diện tích toàn tỉnh trên 1.000 ha, đã phát triển 06 hợp tác xã trồng rau ở các huyện: Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất và thành phố Rạch Giá,...; củng cố hợp tác xã trồng rau, mở rộng diện tích ở các hợp tác xã có điều kiện, thành lập thêm hợp tác xã trồng rau thủy canh, rau hữu cơ ở các đô thị như: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc và hợp tác xã trồng rau an toàn ở các địa bàn nông dân có truyền thống trồng rau quả như: U Minh Thượng, Hòn Đất, Giồng Riềng,... Phấn đấu đến năm 2020 các hợp tác xã trồng rau trên địa bàn đều có chứng nhận đạt tiêu chuẩn (GAP) hoặc hữu cơ và có liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
+ Đối với chăn nuôi: Đa dạng hóa các loại vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu thị trường, chú trọng phát triển loại vật nuôi chính là heo, gia cầm. Củng cố lại hoạt động 02 hợp tác xã chăn nuôi, đồng thời từng bước hỗ trợ hộ chăn nuôi chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, phát triển mới hợp tác xã chăn nuôi, có kiểm soát chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Qua đó, giúp phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, ổn định đầu ra, giá bán giúp cho người nuôi.
+ Đối với lâm nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy MDF Kiên Giang công suất 75.000 m³/năm. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nghề rừng thông qua hình thức liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái gắn với quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đối với thủy sản: Nuôi trồng thủy sản hiện nay chủ yếu là nuôi theo nông hộ, trang trại, hợp tác xã còn ít (đến nay có 47 HTX thủy sản, diện tích 7.799 ha, tình trạng phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản phẩm chất lượng đồng nhất còn hạn chế; tổ chức đánh bắt, khai thác thủy hải sản chưa đúng quy định còn khá phổ biến... Do đó, cần tăng cường vận động thành lập mới thêm các hợp tác xã nuôi trồng, đánh bắt làm đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Phấn đấu thành lập mới thêm 13 hợp tác xã, củng cố 47 hợp tác xã hiện có, đến năm 2020 toàn tỉnh có 60 hợp tác xã thủy sản hoạt động hiệu quả, quy mô từ 12.000 ha, tập trung ở khu vực ven biển, quanh đảo, khu vực ven sông Cái Lớn huyện Gò Quao và xây dựng được thí điểm hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm thực hiện chuỗi giá trị trên tàu khai thác thủy sản.
- Về chính sách hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ cụ thể cho từng mô hình liên kết sản xuất.
c) Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Thực hiện theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình cùng với củng cố, thành lập các hợp tác xã gắn với sản phẩm, làng nghề đặc thù để tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng, liên kết doanh nghiệp tiêu sản phẩm.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Các ngành, các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu, rộng trong nhân dân về chuỗi giá trị và vai trò nòng cốt của các hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay.
2. Nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp để thực hiện liên kết có hiệu quả
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các quy định khác để thực hiện hỗ trợ đào tạo cho hợp tác xã về: Nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận và áp dụng khoa học và công nghệ, năng lực về thông tin; về thương mại và tiếp cận thị trường.
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khác có liên quan để thực hiện Kế hoạch này.
4. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án như: Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT); Chương trình thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình OCOP) và các chương trình, đề án khác của tỉnh để thúc đẩy phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020. Có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng và triển khai các chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, các Viện, Trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù ở các vùng, các huyện để thực hiện. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc ngành xây dựng mô hình liên kết cụ thể đối với sản phẩm đã chọn.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu, uy tín và năng lực tham gia mô hình thí điểm liên kết để cung cấp các dịch vụ về vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm. Xây dựng mô hình thí điểm chuỗi liên kết một số ngành hàng chủ lực.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch này gắn với Kế hoạch số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020, để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các hợp tác xã theo đề xuất của các huyện, thị xã, thành phố; trước mắt ưu tiên đào tạo cho các hợp tác xã có tham gia liên kết.
- Xây dựng mô hình khuyến nông về chuỗi liên kết để đánh giá, nhân rộng.
- Tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ chứng nhận ngành hàng nông sản áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, hữu cơ. Đồng thời xây dựng và phát triển hệ thống truy xuất điện tử sử dụng mã QR cho các chuỗi sản xuất ngành hàng nông lâm thủy sản chủ lực, đặc trưng có chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ.
- Định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính
Phối hợp và hướng dẫn về cơ chế hỗ trợ tài chính quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; các chính sách hỗ trợ chứng nhận Viet GAP, Global GAP, hữu cơ,... và các chính sách khác có liên quan để thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Công Thương
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các ngành, đơn vị có liên quan lựa chọn các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ xây dựng mô hình chuỗi liên kết trong nông nghiệp. Định hướng, kết nối thị trường đầu ra cho các hợp tác xã tham gia mô hình liên kết và các sản phẩm nông sản của tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan hỗ trợ hợp tác xã có tham gia mô hình, chuỗi liên kết ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm tập thể.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã thực hiện chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ và thành viên hợp tác xã, ưu tiên cho các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết.
- Đề xuất giải pháp với cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp cho hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
6. Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư Thương mại và Du lịch
Tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tham gia Chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ tham gia giới thiệu sản phẩm, hội chợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản.
7. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh và các tổ chức chính trị- xã hội.
Theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến đoàn viên, hội viên thuộc hệ thống và tích cực phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
8. Các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo củng cố hoạt động các hợp tác xã hiện có, thành lập mới các hợp tác xã tại các vùng sản xuất tập trung, sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù; chủ động bố trí nguồn lực của địa phương để hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Ngoài ra, phối hợp với ngành chuyên môn và các doanh nghiệp xây dựng mô hình thí điểm liên kết; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển liên kết của địa phương một cách cụ thể và tổ chức triển khai nhằm đạt các mục tiêu theo kế hoạch đề ra.
- Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tổng hợp, báo cáo đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.