UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 19 tháng 6 năm 2019 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP, GIAI ĐOẠN 2019 – 2025
Thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2018 - 2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ
1. Về quy mô phát triển
- Toàn Tỉnh có 197 trường. Trong đó, có 106 trường mầm non, 91 trường mẫu giáo.
- Số nhóm lớp: 2.274 nhóm lớp. Trong đó, có 317 nhóm trẻ, 1.957 lớp mẫu giáo (có 982 lớp mẫu giáo 5 tuổi).
- Tỷ lệ trẻ huy động: Nhà trẻ đạt 18,3%; Mẫu giáo đạt 82,04%; Mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,85%.
- Tỷ lệ trẻ học bán trú đạt 69%. Trong đó, tỷ lệ trẻ 5 tuổi học bán trú đạt 66,9%.
2. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ngày càng được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm (trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 2,24%; thể thấp còi giảm 2,25%; trẻ thừa cân - béo phì 5,27%), thể chất và tinh thần của trẻ ngày càng phát triển.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, không xảy ra dịch bệnh hay ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN.
- Nội dung chương trình GDMN, các chuyên đề đều được các cơ sở triển khai đúng qui định, giúp trẻ phát triển tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển mạnh, 100% trường mầm non nối mạng Internet.
3. Về công tác xây dựng đội ngũ
Toàn tỉnh hiện có 5.629 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN), nhân viên (gồm nhân viên cấp dưỡng)(1).
4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
Có 60/186 trường công lập đạt chuẩn quốc gia(2); có 2.268 phòng học(3); 100% trường có nguồn nước sạch; 100% trường có nhà vệ sinh với 3.991 xí(4); 100% trường có sân chơi ngoài trời(5); 100% trường có nối mạng Internet, với 1.349 bộ máy tính được trang bị, 86 phần mềm ứng dụng.
5. Về công tác xã hội hoá giáo dục
Công tác xã hội hoá luôn được chú trọng và đẩy mạnh với nhiều hình thức. Qua đó, các lực lượng xã hội đã tham gia huy động học sinh đến lớp, đóng góp công sức, kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc đưa trẻ đến trường. Tính đến nay, có 07 dự án trường mầm non được đăng ký đầu tư (05 dự án đã đi vào hoạt động), với tổng vốn đầu tư khoảng 326,61 tỷ đồng.
Toàn tỉnh có 11 trường ngoài công lập, 309 nhóm, lớp với 5.847 trẻ, chiếm tỉ lệ 8,75%/tổng số trẻ đến trường.
(Chi tiết phụ lục 1 kèm theo)
1. Ưu điểm
Mạng lưới trường lớp được đầu tư, xây dựng và phân bổ đến các xã, phường, thị trấn; tỷ lệ phòng học kiên cố tăng, phòng học nhờ, mượn, thuê giảm; số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng; việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh. Đến năm 2018, toàn tỉnh có 197 trường, tăng 11 trường so với năm 2014, đáp ứng phần lớn nhu cầu gửi trẻ của người dân, góp phần nâng cao được tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường.
Thực hiện hoàn thành công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đúng tiến độ; qui mô và chất lượng đội ngũ CBQL, GVMN ngày càng phát triển; đại bộ phận đều nêu cao được lòng yêu trẻ, tận tụy công việc, quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nuôi dạy ở các cơ sở GDMN. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ huy động trẻ trong các độ tuổi nhà trẻ tăng 3,56%; mẫu giáo tăng 8,2% so với năm 2014; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 2,24%, thấp còi giảm 2,25% so với năm 2014; thể chất và tinh thần của trẻ ngày càng phát triển.
GDMN đã có những bước phát triển khẳng định và phát huy vị trí vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo được những tiền đề khá vững chắc cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Tỉnh.
2. Những hạn chế, yếu kém
Cơ sở vật chất của GDMN tuy có được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phòng học để thu nhận trẻ, đặc biệt thiếu phòng để thu nhận trẻ dưới 5 tuổi nên tỷ lệ trẻ đến lớp còn thấp. Vẫn còn nhiều nơi phải học tạm, học nhờ nhà dân và trường tiểu học, phòng học chưa đúng qui định, xuống cấp, tạm bợ, nhà vệ sinh còn thiếu, một số điểm trường không có sân chơi và đồ chơi ngoài trời.
Các cơ sở GDMN ngoài công lập tuy có tăng hàng năm nhưng quy mô còn ít; việc thực hiện học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của chương trình GDMN ở một số địa phương gặp khó khăn. Số trẻ mẫu giáo được học bán trú còn thấp.
Nhiều địa phương còn thiếu giáo viên, phải hợp đồng giáo viên khác chuyên ngành hoặc giáo viên chưa có bằng sư phạm mầm non tham gia giảng dạy. Một bộ phận CBQL, GVMN còn hạn chế năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu đổi mới, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Do nguồn lực của địa phương có hạn, trong khi đó xuất phát điểm cơ sở vật chất ngành học mầm non so với các ngành học khác thấp nên trong thời gian ngắn không thể đầu tư hoàn chỉnh theo nhu cầu.
Cơ sở vật chất và đội ngũ GVMN thiếu nên ảnh hưởng đến việc tổ chức học bán trú; trình độ đội ngũ GVMN không đồng đều và một số GVMN lớn tuổi chưa tích cực học hỏi, tự bồi dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Chính sách đãi ngộ đối với GVMN chưa thoả đáng so với các ngành học khác, đại bộ phận GVMN có mức lương thấp, đời sống khó khăn.
- Luật Trẻ em, Nghị quyết của Trung ương(6), các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ(7).
- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp, các Kế hoạch và Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp(8).
1. Mục tiêu chung
Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Tăng cường phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cha mẹ và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2019 - 2020
- Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Tiếp tục củng cố mạng lưới trường, lớp bảo đảm 01 xã/phường/thị trấn có từ 01 đến 02 trường mầm non, mẫu giáo; khuyến khích thành lập cơ sở GDMN ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2020, bố trí bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/nhóm, lớp; xóa các phòng tạm, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 75%; có ít nhất 30% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, có ít nhất 87% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, 99,9% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 12% trở lên.
- Về cơ sở vật chất trường, lớp: Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản các trường mầm non, mẫu giáo có đủ xí vệ sinh theo tiêu chuẩn; có ít nhất 35% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 2%/năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 2%/năm; tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì dưới 5,25%/năm.
- Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 90% GVMN công lập đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; 80% GVMN đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
- Về kiểm định chất lượng giáo dục: Phấn đấu đến năm 2020, có 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, trong đó có ít nhất 70% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
- Về phổ cập GDMN: Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi.
2.2. Giai đoạn 2021 - 2025
- Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Tiếp tục củng cố, duy trì 01 xã/phường/thị trấn có từ 01 đến 02 trường mầm non, mẫu giáo; thay thế các phòng học bán kiên cố, phòng học xuống cấp. Phấn đấu đến năm 2025, xóa các phòng học thuê, mướn, mượn, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 80%; huy động ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, 99,9% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em vào học tại cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 20% trở lên.
- Về cơ sở vật chất trường, lớp: Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn; có ít nhất 40% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 75% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Phấn đấu đến năm 2025, có 99,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; duy trì tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 2%/năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 2%/năm; tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì dưới 5%.
- Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2025, có đủ số lượng GVMN theo quy định; 95% GVMN đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; 85% GVMN đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
- Về phổ cập GDMN: Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi.
(Chi tiết phụ lục 2 kèm theo)
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN
Xây dựng kế hoạch và trang tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực.
2. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDMN
Ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của GDMN trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp;
Huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, các chương trình dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho GDMN nhằm bảo đảm các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GDMN;
Khuyến khích đầu tư phát triển GDMN ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
3. Đổi mới công tác quản lý GDMN
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc phát triển GDMN; lồng ghép mục tiêu phát triển GDMN vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá các cơ sở GDMN bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức; nâng cao năng lực tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDMN;
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý GDMN; trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo đảm tính thống nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.
4. Đổi mới nội dung, chương trình GDMN
Nghiên cứu, thực hiện chương trình GDMN theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, trong đó tập trung xây dựng môi trường giáo dục, an toàn, lành mạnh, thân thiện;
Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức GDMN; vận dụng các phương pháp GDMN tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
Hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN ở vùng khó khăn; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục;
Tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ và tin học ở những nơi có điều kiện;
Đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật. Căn cứ tình hình thực tế của từng cơ sở GDMN, chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đến trường, tránh bị kỳ thị.
5. Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động;
Huy động sự đóng góp của Nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.
6. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN.
Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng mỗi xã, phường không quá 02 trường mầm non; dành quỹ đất xây dựng cơ sở GDMN phù hợp với quy hoạch, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường, lớp mầm non;
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất hoàn chỉnh theo hướng đạt chuẩn, bảo đảm đủ 01 lớp/phòng, xóa phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm, nhờ, mượn. Trong đó ưu tiên đầu tư các cơ sở GDMN công lập ở các xã vùng sâu, biên giới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư.
7. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN
Đổi mới công tác đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; thực hiện đào tạo theo địa chỉ để cân đối và khắc phục tình trạng thiếu GV cục bộ tại một số địa phương;
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GVMN đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN, chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp CBQL, GVMN. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho GVMN.
8. Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN
Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước tham gia phát triển GDMN;
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút nguồn nhân lực đầu tư của xã hội cho GDMN, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2019 - 2025 là 958,18 tỷ đồng. Trong đó:
- Dự kiến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: Giai đoạn 2019 - 2020 là 74,72 tỷ đồng(9); Giai đoạn 2021 - 2025 là 878,95 tỷ đồng(10) (trên cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh sẽ đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí đầu tư phù hợp).
- Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (do người học tự chi trả): Giai đoạn 2019 - 2020 là 2,76 tỷ đồng; Giai đoạn 2021 - 2025 là 1,75 tỷ đồng.
(Chi tiết phụ lục 3, 4, 5, 6 kèm theo)
1. Căn cứ vào kế hoạch này, các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp vào kế hoạch phát triển ngành, địa phương hàng năm. Đồng thời, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại phụ lục 7 kèm theo kế hoạch này.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện kế hoạch theo lộ trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả triển khai kế hoạch báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh nắm hoặc đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch (nếu có) phù hợp với từng giai đoạn.
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết thực hiện kế hoạch vào năm 2020 và tổng kết thực hiện kế hoạch vào năm 2025.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn và huy động các nguồn vốn khác (nếu có) để triển khai thực hiện kế hoạch.
4. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh cân đối, lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện kế hoạch.
5. Sở Nội vụ: Tham mưu UBND tỉnh bố trí số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp ngành Giáo dục và Đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.
6. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động truyền thông đến phụ huynh về vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non; phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
Tổ chức kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý sức khỏe trẻ trong trường mầm non.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư hướng dẫn việc sử dụng quỹ đất để triển khai thực hiện kế hoạch.
8. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương, định kỳ báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Thực hiện các thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư công, Luật xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng; chủ động về quỹ đất xây dựng, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học các cấp của Tỉnh đến năm 2025 và quy hoạch sử dụng đất.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp và đề nghị Báo Đồng Tháp, các tổ chức chính trị - xã hội: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội trong việc phát triển Giáo dục mần non nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của Nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển Giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2019 - 2025. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦN NON GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19 /6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Stt | Nội dung | Đơn vị tính | Năm học | ||||
2013 - 2014 | 2014 - 2015 | 2015 - 2016 | 2016 - 2017 | 2017 - 2018 | |||
1 | Tổng số trường | Trường | 186 | 191 | 191 | 194 | 197 |
2 | Tổng số nhóm lớp | Nhóm lớp | 2.544 | 2.403 | 2.319 | 2.277 | 2.274 |
| - Nhóm trẻ | nhóm | 414 | 372 | 345 | 323 | 317 |
| - Lớp mẫu giáo | lớp | 2.130 | 2.031 | 1.974 | 1.954 | 1.957 |
3 | Tỷ lệ trẻ đến trường |
|
| ||||
| - Trẻ nhà trẻ | % | 14,74 | 17,02 | 19,77 | 17,8 | 18,3 |
| - Trẻ mẫu giáo | % | 73,84 | 73,39 | 75,78 | 81,48 | 82,04 |
| - Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi | % | 99,84 | 99,9 | 99,9 | 99,9 | 99,85 |
| - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân | % | 3,47 | 2,89 | 1,91 | 1,75 | 1,24 |
| - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi | % | 3,77 | 3,27 | 2,52 | 2,22 | 1,52 |
4 | Tổng số giáo viên | người | 3.432 | 3.457 | 3.611 | 3.612 | 3.681 |
| - Giáo viên nhà trẻ | người | 624 | 581 | 640 | 584 | 582 |
| Định biên GV/nhóm | người/nhóm | 1,5 | 1,6 | 1,9 | 1,8 | 1,8 |
| - Giáo viên mẫu giáo | người | 2.808 | 2.876 | 2.971 | 3.028 | 3.099 |
| Định biên GV/lớp | người/lớp | 1,3 | 1,4 | 1,5 | 1,5 | 1,6 |
| - Riêng giáo viên mẫu giáo 5 tuổi | người | 1.298 | 1.397 | 1.197 | 1.349 | 1.512 |
| Định biên GV/lớp | người/lớp | 1,3 | 1,4 | 1,4 | 1,5 | 1,5 |
5 | Trình độ đào tạo |
|
| ||||
| Đạt chuẩn TCSPMN | người | 2.746 | 3.014 | 3.183 | 3.359 | 3.559 |
% | 80,01 | 87,19 | 88,15 | 93,00 | 96,69 | ||
| + Trong đó, trên chuẩn | người | 2.185 | 2.337 | 2.660 | 2.833 | 3.011 |
% | 63,67 | 67,60 | 73,66 | 78,43 | 81,79 | ||
6 | Tổng số phòng học | phòng | 2.331 | 2.278 | 2.218 | 2.240 | 2.268 |
| - Kiên cố | phòng | 785 | 1.064 | 1.298 | 1.600 | 1.745 |
% | 33,68 | 46,71 | 58,52 | 71,43 | 76,94 | ||
| - Bán kiên cố | phòng | 701 | 470 | 594 | 435 | 371 |
% | 30,07 | 20,63 | 26,78 | 19,42 | 16,36 | ||
| - Tạm | phòng | 364 | 198 | 107 | 70 | 69 |
% | 15,62 | 8,69 | 4,82 | 3,13 | 3,04 | ||
| - Nhờ, mượn | phòng | 481 | 546 | 219 | 135 | 83 |
% | 20,63 | 23,97 | 9,87 | 6,03 | 3,66 | ||
7 | Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia | Trường | 24 | 31 | 40 | 48 | 60 |
|
| % | 13,48 | 17,03 | 21,98 | 25,95 | 32,26 |
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19/6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Stt | Nội dung | Đơn vị tính | Quyết định số 1677/QĐ-TTg | Giai đoạn 2019 - 2025 | |
Giai đoạn 2019 - 2020 | Giai đoạn 2021 - 2025 | ||||
1 | Tỉ lệ trẻ đến trường |
|
| ||
| - Trẻ nhà trẻ | % | 35 | ≥ 30 | ≥ 35 |
| - Trẻ mẫu giáo | % | 95 | ≥ 87 | 90 |
| - Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi | % | 100 | 99,9 | 99,9 |
| - Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân | % | -0,3%/năm | < 3 | < 2 |
| - Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi | % | -0,2%/năm | < 3 | < 2 |
2 | Định biên giáo viên/nhóm, lớp |
|
| ||
| - Nhà trẻ | người/nhóm | 2.5 | 2 | 2 |
| - Mẫu giáo | người/lớp | 2.2 | 2 | 2 |
3 | Trình độ đào tạo giáo viên |
|
|
|
|
| - Đạt chuẩn trở lên | % | 90% đạt CĐSP MN | 100 | 100 |
| + Trong đó trên chuẩn | % | 90 | 54,5 | |
4 | Phòng học |
|
| ||
| - Tỉ lệ phòng/nhóm, lớp | phòng/lớp | 1 | 1 | 1 |
| - Kiên cố | % | 80 | 75 | 80 |
5 | Trường đạt chuẩn quốc gia | % | 50 | 35 | ≥ 40 |
6 | Trường mầm non đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục | % | 60 | 70 | ≥ 75 |
LỘ TRÌNH TĂNG NHÓM, LỚP MẦM NON VÀ NHU CẦU BỔ SUNG GIÁO VIÊN MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19 /6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Stt | Nội dung | Đơn vị tính | Năm học 2017-2018 | Dự kiến giai đoạn 2019 - 2020 | Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 | |||||||||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Tổng GĐ 2021-2025 | |||||||||||
|
| Nhu cầu | Bổ sung | Nhu cầu | Bổ sung | Nhu cầu | Bổ sung | Nhu cầu | Bổ sung | Nhu cầu | Bổ sung | Nhu cầu | Bổ sung | |||
1 | Số nhóm, lớp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhóm trẻ | Nhóm | 317 | 324 | 7 | 336 | 12 | 347 | 42 | 357 | 43 | 368 | 46 | 379 | 30 | 173 |
| - Lớp mẫu giáo | Lớp | 1.957 | 1.980 | 23 | 2.015 | 35 | 2.050 | 130 | 2.085 | 134 | 2.108 | 126 | 2.131 | 129 | 554 |
2 | Số giáo viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Giáo viên nhà trẻ | 2gv/ nhóm | 582 | 648 | 66 | 672 | 24 | 694 | 22 | 714 | 20 | 736 | 22 | 758 | 22 | 110 |
| - Giáo viên mẫu giáo | 2gv/ lớp | 3.099 | 3.960 | 903 | 4.030 | 101 | 4.100 | 118 | 4.170 | 133 | 4.216 | 119 | 4.262 | 116 | 587 |
DỰ KIẾN NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TRONG VÀ NGOÀI LỚP HỌC GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19 /6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt | Nội dung | Đơn vị tính | Đơn giá (tỷ đồng) | Thực hiện năm học 2017 - 2018 | Dự kiến đầu tư giai đoạn 2019 - 2020 | Dự kiến đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 | ||||||||||
Nhóm, lớp, sân, phòng | Thiết bị đầu tư | Kinh phí | ||||||||||||||
Nhóm, lớp, sân, phòng | Thiết bị hiện có | Nhóm, lớp, sân, phòng | Thiết bị đầu tư | Kinh phí | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Tổng | ||||||
1 | Thiết bị, đồ dùng trong lớp học |
|
| 1.957 | 1.347 | 1.847 | 93 | 9,30 |
| 45 | 64 | 105 | 77 | 58 | 349 | 34,90 |
| - Lớp mẫu giáo 3 và 4 tuổi | Lớp/bộ | 0,10 | 1.957 | 1.347 | 1.847 | 93 | 9,30 | 1.988 | 45 | 64 | 105 | 77 | 58 | 349 | 34,90 |
2 | Thiết bị, đồ chơi ngoài trời |
|
| 719 | 539 | 814 | 28 | 5,05 |
| 23 | 22 | 22 | 22 | 22 | 111 | 18,65 |
| - Số sân chơi (kể cả điểm chính và phụ) | Sân/bộ | 0,25 | 407 | 312 | 407 | 13 | 3,25 | 407 | 9 | 8 | 8 | 8 | 8 | 41 | 10,25 |
| - Số sân chơi có 5 loại thiết bị đồ chơi | Sân/bộ | 0,12 | 312 | 227 | 407 | 15 | 1,80 | 407 | 14 | 14 | 14 | 14 | 14 | 70 | 8,40 |
3 | Thiết bị, đồ dùng nhà bếp |
|
| 359 | 298 | 394 | 11 | 1,23 |
| 8 | 8 | 8 | 8 | 8 | 40 | 4,60 |
| - Số trường có bếp ăn bán trú | Trường/ bếp | 0,15 | 197 | 162 | 197 | 5 | 0,75 | 197 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 20 | 3,00 |
| - Số bếp có đủ bộ thiết bị, đồ dùng | Bếp/bộ | 0,08 | 162 | 136 | 197 | 6 | 0,48 | 197 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 20 | 1,60 |
4 | Phòng Kidsmart (thiết bị vi tính) |
|
| 197 | 86 | 197 | 6 | 0,36 |
| 6 | 6 | 6 | 6 | 6 | 30 | 1,80 |
| - Số trường có phòng kidsmart | Trường/ phòng | 0,06 | 197 | 86 | 197 | 6 | 0,36 | 197 | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 | 30 | 1,80 |
Tổng kinh phí: | 15,94 |
| 59,95 |
* Ghi chú: Giai đoạn 2021 -2025 dự kiến huy động từ nguồn xã hội hoá là 0,5 tỷ đồng
DỰ KIẾN DANH MỤC VÀ KINH PHÍ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH HỌC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19/6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt | Tên trường | Quy mô đầu tư | Thời gian thực hiện | Diện tích đền bù, mở rộng (m2) | Khái toán kinh phí | Ghi chú | |
Phòng học | Phòng chức năng | ||||||
| Tổng cộng I+II | 471 | 747 |
| 49.056 | 877,78 |
|
I | Giai đoạn 2019 - 2020 | 33 | 56 |
| 5.040 | 58,78 |
|
1 | Xây dựng mới | 33 | 56 |
| 5.040 | 48,70 |
|
1.1 | Trường MN Giồng Găng | 5 | 11 | 2019 |
| 8,27 | Chương trình Kiên cố hóa trường học giai đoạn 2016 - 2020 |
1.2 | Trường MG Tân Quói | 3 | 7 | 5,42 | |||
1.3 | Trường MG Tân Thạnh | 10 | 14 | 9,33 | |||
1.4 | Trường MG Tân Công Sính | 5 | 11 | 11,25 | |||
1.5 | Trường MN Tháp Mười | 10 | 13 | 5.040 | 14,43 | ||
2 | Duy tu, sửa chữa nâng cấp hàng năm |
|
| 2019-2020 |
| 10,08 | Bình quân 35 triệu đồng/xã/năm |
II | Giai đoạn 2021 - 2025 | 438 | 691 | 2021-2025 | 44.016 | 819,00 | Dự kiến Chương trình Kiên cố hóa trường học giai đoạn 2021 - 2025 thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 |
1 | Xây dựng mới | 438 | 691 | 2021-2025 | 44.016 | 793,80 |
|
2 | Duy tu, sửa chữa nâng cấp hàng năm |
|
| 2019-2020 |
| 25,20 | Bình quân 35 triệu đồng/xã/năm |
DANH MỤC KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Nguồn vốn xã hội hóa)
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19 /6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt | Tên trường | Địa điểm | Quy mô đầu tư | Thời gian thực hiện | Khái toán kinh phí | Ghi chú | |
Phòng học | Phòng chức năng | ||||||
| Tổng cộng |
| 76,6 |
| |||
1 | Trường MN Hòa An 4 | Thành phố Cao Lãnh | 8 | 13 | 2021 | 12,4 |
|
2 | Trường MN Phú Mỹ 2 | 15 | 13 | 2022 | 19,2 |
| |
3 | Trường MN Sen Hồng | Thành phố Sa Đéc | 14 | 13 | 2023 | 18,2 |
|
4 | Trường MN Tân Quy Đông | 10 | 13 | 2024 | 14,4 |
| |
5 | Trường MN Long Hậu 2 | Huyện Lai Vung | 8 | 13 | 2025 | 12,4 |
|
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 152 /KH-UBND ngày 19/6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Stt | Nội dung công việc | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian |
1 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non | |||
1.1 | Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực | Sở GDĐT | Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp; UBND cấp huyện; Phòng GDĐT huyện, thị xã/TP; các báo/tạp chí/website; đơn vị liên quan | 2019 - 2025 |
1.2 | Xây dựng trang thông tin về GDMN |
| 2019 - 2020 | |
2 | Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục mầm non | |||
2.1 | Ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của GDMN trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp | Sở GDĐT, UBND cấp huyện | Sở KHĐT; Sở TC | 2019 - 2025 |
2.2 | Lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án và xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho GDMN | Sở KHĐT, Sở TC | Sở GDĐT; UBND cấp huyện; đơn vị liên quan | |
2.3 | Khuyến khích đầu tư phát triển GDMN ngoài công lập ở những nơi có điều kiện | Sở KHĐT | Sở GDĐT; đơn vị liên quan | |
3 | Đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non | |||
3.1 | Lồng ghép mục tiêu phát triển GDMN vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương | UBND cấp huyện | Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố; đơn vị liên quan. | 2019 - 2025 |
3.2 | Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá các cơ sở GDMN bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức; nâng cao năng lực tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDMN | Sở GDĐT | ||
4 | Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non | |||
4.1 | Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức GDMN; vận dụng các phương pháp GDMN tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ | Sở GDĐT | Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố tham gia thí điểm; đơn vị liên quan | 2019 - 2025 |
4.2 | Hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN ở vùng khó khăn; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục | Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố; đơn vị liên quan | ||
4.3 | Tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ và tin học ở những nơi có điều kiện | |||
5 | Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non | |||
5.1 | Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ mầm non thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động | Sở GDĐT | Sở Y tế; Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố; đơn vị liên quan | 2019 - 2025 |
5.2 | Huy động sự đóng góp của Nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú | Sở LĐTB&XH; Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố; đơn vị liên quan | ||
6 | Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non | |||
6.1 | Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng mỗi xã, phường không quá 02 trường mầm non và dành quỹ đất xây dựng cơ sở GDMN phù hợp | Sở GDĐT | Sở TNMT; UBND cấp huyện; đơn vị liên quan | 2019 - 2025 |
6.2 | Tập trung đầu tư cơ sở vật chất hoàn chỉnh theo hướng đạt chuẩn, bảo đảm đủ 01 lớp/phòng. Trong đó ưu tiên đầu tư các cơ sở GDMN công lập ở các xã vùng sâu, biên giới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư | Sở KHĐT; Sở TC; UBND cấp huyện; đơn vị liên quan | ||
7 | Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non | |||
| Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV; phát triển đội ngũ CBQL, GVMN cốt cán; bồi dưỡng CBQL, GVMN đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN, chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp CBQL, GVMN | Sở GDĐT | Sở Nội vụ; Sở TC; đơn vị liên quan | 2019 - 2020 |
8 | Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non | |||
| Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đề xuất điều chỉnh bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút nguồn lực đầu tư của xã hội cho GDMN, đặc biệt cho các khu công nghiệp, khu chế xuất | Sở KHĐT | Sở GDĐT; UBND cấp huyện; đơn vị có liên quan | 2019 - 2025 |
(1) 100% CBQL và 98,42% GVMN công lập (kể cả GVMN nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cộng đồng) có trình độ đạt chuẩn trở lên (trên chuẩn CBQL 98,81%; giáo viên 81,8%); 100% GVMN dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trên chuẩn đạt 94,11%); 100% CBQL và 79,71% GVMN ngoài công lập có trình độ đạt chuẩn trở lên (trên chuẩn CBQL 85%; GV 45,9%); định biên GV/nhóm lớp: nhóm trẻ 1,8/2,5; mẫu giáo 1,6/2,2; riêng mẫu giáo 5 tuổi 1,5/2,2.
(2) Trong đó, có 44 trường đạt mức độ 1; 16 trường đạt mức độ 2.
(3) Trong đó, 1.745 phòng học kiên cố; 371 phòng học bán kiên cố; 69 phòng học tạm; 83 phòng học nhờ, mượn, thuê.
(4) So với tiêu chuẩn 10 trẻ/xí, số xí còn thiếu 389 xí, số xí cần thay thế do xuống cấp và tạm 214 xí.
(5) Tổng số sân chơi hiện có 407 sân; số sân chơi có đồ chơi 312 sân (tỷ lệ 76,65%).
(6) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị TW lần thứ 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
(7) Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2014 về việc Phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020; Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 về việc Phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.
(8) Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Nghị quyết số 59/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Quyết định số 28/QĐ-UBND.HC ngày 10 tháng 01 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết mạng lưới trường, lớp học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 1152/QĐ-UBND.HC ngày 11 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020.
(9) Nguồn vốn Trung ương là 15,94 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2019 - 2020); ngân sách Tỉnh là 31,38 tỷ đồng (Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1625/QĐ-UBND.HC ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh); ngân sách cấp huyện là 22,40 tỷ đồng (đối ứng các công trình thuộc Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2016 - 2020 là 12,32 tỷ đồng; sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ là 10,08 tỷ đồng); nguồn xã hội hóa là 5 tỷ đồng.
(10) Nguồn vốn Trung ương (dự kiến Trái phiếu chính phủ): Dự kiến phần còn lại 260,39 tỷ đồng do trung ương hỗ trợ theo Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018; ngân sách tỉnh: Dự kiến cân đối 439,96 tỷ đồng; ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Dự kiến 101,5 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đối ứng các công trình thuộc Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2021 - 2025 (gồm chi phí đền bù mặt bằng, xây dựng các hạng mục phụ trợ là 74,8 tỷ đồng; sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ là 25,2 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị dạy học 1,5 tỷ đồng); nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các trường là 76,6 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học là 0,5 tỷ đồng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.