ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/KH-UBND | Cà Mau, ngày 22 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM LÀNG VĂN HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Tỉnh ủy khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện thí điểm Làng Văn hóa Du lịch để các sản phẩm nông nghiệp, cảnh quan nông thôn của tỉnh Cà Mau tiếp cận du lịch một cách bền vững và có ý nghĩa. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn, góp phần vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn; chú trọng khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống và hình thành làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất nông thôn; đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Phát triển thương hiệu du lịch gắn với quảng bá đặc sản địa phương; xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quảng bá hình ảnh du lịch của Cà Mau.
2. Yêu cầu
Định hướng hỗ trợ phát triển sản phẩm mới phù hợp quy hoạch và kế hoạch của tỉnh; tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên kết phát triển du lịch nông thôn. Tập trung xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng để cung ứng cho khách du lịch trên nền tảng văn hóa địa phương.
Phát triển kinh tế du lịch nông thôn phải gắn với bảo tồn thiên nhiên và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, tăng cường liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng và vai trò dẫn dắt, hỗ trợ của chính quyền các cấp; thu hút được các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình cùng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch.
Lựa chọn các xã hạt nhân để triển khai thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch kết hợp bán các mặt hàng OCOP; trong đó, đáp ứng các tiêu chí về vị trí địa lý, kết nối giao thông thuận lợi, bản sắc văn hóa độc đáo, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch,...
Mời chuyên gia tư vấn để cung cấp những hướng dẫn chuyên môn, có định hướng phương pháp thực hiện cụ thể, khoa học và hợp lý khi tổ chức thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Phát triển loại hình du lịch nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thu hút du khách, khai thác mọi tiềm năng có lợi thế của địa phương, phát triển sản phẩm bền vững gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
1. Địa bàn thực hiện
Xây dựng Làng Văn hóa Du lịch tập trung ở các địa bàn phù hợp, có vị trí thuận lợi về giao thông, được đầu tư phát triển hạ tầng và có sản phẩm chủ lực để xây dựng sản phẩm đặc thù. Trong đó, trước mắt tập trung khảo sát tại các xã, như: xã Đất Mũi (Ngọc Hiển), xã Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời), xã Nguyễn Phích (U Minh).
2. Thời gian, tiến độ thực hiện
Trong năm 2020, nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm và Bộ tiêu chí riêng cho Làng văn hóa du lịch; tập trung khảo sát, đánh giá, phân tích hiện trạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, yếu tố kinh tế sản xuất, dịch vụ (sản phẩm chủ lực, sản lượng nông lâm ngư nghiệp, các dịch vụ, lễ hội...) của các ấp tại các xã đã nêu; nhận diện nguồn tài nguyên du lịch chính của các địa phương; rà soát điều kiện về hạ tầng,... Từ đó, xây dựng mục tiêu thực hiện và tổ chức thực hiện.
Năm 2021, lựa chọn và thí điểm tại xã có đủ điều kiện đảm bảo các tiêu chí của Làng văn hóa du lịch. Trong đó, cần xây dựng mô hình đưa các sản phẩm đặc thù vào khai thác, tạo thương hiệu du lịch riêng; kết hợp với đề xuất về hình thức quản lý, vận hành và hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực du lịch tại địa phương. Đảm bảo đến năm 2025 có ít nhất 01 Làng văn hóa du lịch có điểm đến hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức khảo sát, phân tích hiện trạng của các xã, phường; từ đó xây dựng hoàn chỉnh Đề án thí điểm trong tháng 9/2020. Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án đúng tiến độ.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tư vấn về chuyên môn, hỗ trợ về kỹ năng nghề cho các đối tượng tham gia phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan huy động các nguồn lực tài chính, đề xuất và bố trí nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh để triển khai các nội dung theo kế hoạch.
3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia, các sở, ngành có liên quan xây dựng bộ tiêu chí riêng cho Làng văn hóa du lịch; thực hiện hoàn thành đúng tiến độ theo Đề án được phê duyệt.
Phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ các hộ gia đình về công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm quà tặng du lịch, hàng lưu niệm; phân phối sản phẩm, hàng hóa tới các điểm giới thiệu cho du khách và bán các sản phẩm OCOP.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu trong lĩnh vực du lịch.
3.3. Sở Công thương
Chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp về công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm: Quà tặng, hàng lưu niệm, trang trí theo lĩnh vực du lịch; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tới các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đúng tiến độ theo Đề án được phê duyệt.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu trong lĩnh vực du lịch.
3.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình OCOP về ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, ngành dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau; tư vấn về chuyên môn hỗ trợ về kỹ năng nghề cho các đối tượng tham gia phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đúng tiến độ theo Đề án được phê duyệt.
3.5. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì và phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu trong lĩnh vực du lịch.
3.6. Sở Tài chính
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo khả năng cân đối của ngân sách đối với các nội dung, nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp cấp tỉnh quản lý theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Hướng dẫn, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình theo Đề án được phê duyệt.
3.7. Công an tỉnh
Chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch, nhất là đối với khách quốc tế. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình về công tác đăng ký, đón tiếp khách nước ngoài tại gia đình theo quy định của pháp luật.
3.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan triển khai các nội dung trong Kế hoạch; nghiên cứu điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng những sản phẩm chủ lực; tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới gắn liền với phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai Chương trình OCOP về lĩnh vực du lịch trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với các nội dung, nhiệm vụ sử dụng ngân sách cấp huyện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.