ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1331/KH-UBND | Tây Ninh, ngày 26 tháng 6 năm 2019 |
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp,
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt kinh phí thực hiện Kế hoạch thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019 - 2020,
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2019-2020, như sau:
I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
Toàn tỉnh hiện có 78 hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó 06 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; 36 hợp tác xã có hoạt động liên kết với các doanh nghiệp. Phân loại: 07 hợp tác xã hoạt động giỏi (9%); 13 hợp tác xã hoạt động khá (17%); 32 hợp tác xã hoạt động trung bình (36%); 26 hợp tác xã chưa đánh giá do mới thành lập (25%). Tổng số thành viên của các hợp tác xã 3.800 người, số lao động làm việc thường xuyên khoảng 1.300 người. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi hợp tác xã 850 triệu đồng; lãi bình quân hàng năm của một hợp tác xã 250 triệu đồng; thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong hợp tác xã khoảng 54 triệu đồng/lao động/năm (khoảng 4,5 triệu đồng/tháng).
Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã 333 người, trong đó: Trình độ đại học, cao đẳng 28 người, chiếm 8,4%; trình độ trung cấp 16 người, chiếm 4,8%; trình độ phổ thông 289 người, chiếm 86,8%.
Nhìn chung các hợp tác xã còn nhiều khó khăn, hạn chế về chất lượng hoạt động và mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế...Một trong những nguyên nhân chính: Trình độ tổ chức, năng lực quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp nhìn chung rất hạn chế; phần lớn các cán bộ quản lý hợp tác xã không có trình độ chuyên môn; công tác kế toán, tài chính của hợp tác xã chưa được thực hiện nghiêm túc, bài bản, việc xây dựng báo cáo tài chính, phương án kinh doanh còn hạn chế. Do đó, việc tổ chức quản lý và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, đa số các cán bộ hợp tác xã cao tuổi, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu nhạy bén trong hoạt động; thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên và nông dân.
Thực tế trong thời gian qua, các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đều là những hợp tác xã có cán bộ quản lý và nhất là cán bộ chuyên môn giỏi.
Một trong những giải pháp để nâng cao trình độ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp thì việc hỗ trợ đưa cán bộ chuyên môn về làm việc ở hợp tác xã nông nghiệp có nhiều ưu điểm giúp đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức nông nghiệp cho thành viên, giúp hợp tác xã quản lý tài chính, hoạt động sản xuất có hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu của hợp tác xã nên các cán bộ khi về làm việc sẽ có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực, từ đó có tâm huyết với hợp tác xã.
Hỗ trợ các hợp tác xã hông nghiệp triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới; đồng thời thu hút lực lượng cán bộ trẻ về công tác lâu dài tại các hợp tác xã nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho các thành viên hợp tác xã nông nghiệp.
Các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường phối hợp, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ trẻ về công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp phát huy kiến thức, năng động sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh và xây dựng thành công nông thôn mới ở mỗi địa phương.
a) Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn (gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp) có nhu cầu hỗ trợ về lao động có trình độ cao đẳng trở lên để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của hợp tác xã.
b) Hỗ trợ tổng số 11 hợp đồng lao động của 08 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định tại Điều 8 Thông tư số 340/2016/TT-BTC và các nguyên tắc xác định đối tượng hỗ trợ theo Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT.
- Độ tuổi: Không quá 35 đối với nữ và 40 đối với nam.
- Ưu tiên các trường hợp sau:
+ Cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế toán để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu và lĩnh vực hoạt động chính của hợp tác xã;
+ Có sự hiểu biết về kinh tế tập thể, hợp tác xã;
+ Là con em thành viên hợp tác xã, sống ở địa phương;
+ Được hợp tác xã gửi hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo đạt được trình độ từ cao đẳng trở lên theo quy định của pháp luật;
+ Những người có trình độ học vấn cao hơn (nhiều bằng đại học các chuyên ngành khác nhau, thạc sỹ, tiến sỹ);
+ Có cam kết công tác lâu dài tại hợp tác xã.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư số 340/2016/TT-BTC , mức hỗ trợ tối đa cho 01 Hợp tác xã bằng số lượng lao động được hỗ trợ x (nhân) mức lương tối thiểu vùng x (nhân) số tháng được hỗ trợ.
Mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trường hợp mức lương tối thiểu vùng có thay đổi thì áp dụng theo quy định hiện hành.
Số tháng được hỗ trợ: 24 tháng, kể từ ngày hợp tác xã ký kết hợp đồng lao động với cán bộ tham gia thí điểm mô hình.
Thời gian ký hợp đồng lao động với cán bộ tham gia thí điểm mô hình chậm nhất trong tháng 12/2019.
Đối với các hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ kinh phí thực hiện Kế hoạch thí điểm mô hình (đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020), thời gian hỗ trợ chưa đủ 24 tháng thì các hợp tác xã này vẫn tiếp tục được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các hợp đồng với người lao động đã ký cho đến khi kết thúc hợp đồng lao động bảo đảm đủ thời gian hỗ trợ 24 tháng theo quy định.
Thời gian kết thúc hỗ trợ: 31/12/2021.
5. Các khoản phải trích nộp theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 340/2016/TT-BTC (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn,...) do hợp tác xã và người lao động chi trả theo quy định.
6. Số lượng hợp tác xã, thời gian thực hiện mô hình thí điểm
a) Số lượng hợp tác xã (chi tiết Phụ lục I kèm theo)
Số hợp tác xã thực hiện mô hình thí điểm: 08 hợp tác xã (03 hợp tác xã thuộc vùng II và 05 hợp tác xã thuộc vùng III).
Nhu cầu tuyển dụng: 11 cán bộ (06 cán bộ nghiệp vụ tài chính - kế - toán, quản trị; 05 cán bộ chuyên môn kỹ thuật nông nghiệp) tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên.
b) Thời gian thực hiện: 02 năm, từ năm 2019 đến hết năm 2020.
7. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện
a) Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 949.620.000 đồng, trong đó:
Ngân sách Trung ương: 319.740.000 đồng (hỗ trợ 05 hợp tác xã, mỗi hợp tác xã 01 cán bộ đến hết năm 2020).
Ngân sách địa phương: 629.880.000 đồng (hỗ trợ 03 hợp tác xã nông nghiệp, mỗi hợp tác xã 02 cán bộ đến hết năm 2020 và 8 hợp tác xã, 11 cán bộ của năm 2021).
Mức dự kiến tổng kinh phí thực hiện căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, dự kiến năm 2020, 2021 vùng II tăng 5,1%, vùng III 5,2% so với năm 2019, 2020 và mốc thời gian ký hợp đồng lao động dự kiến tháng 7/2019.
b) Nguồn kinh phí
Ngân sách trung ương: Sử dụng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019- 2020.
Ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh (vốn sự nghiệp) hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thành phố hàng năm.
Khuyến khích các hợp tác xã thực hiện mô hình thí điểm có phương án trả lương bổ sung cho cán bộ.
(Chi tiết Phụ lục II, III kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các huyện, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện thí điểm hỗ trợ cán bộ trẻ về làm việc tại hợp tác xã; hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện trình tự, thủ tục, hồ sơ theo đúng quy định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kế hoạch kinh phí giai đoạn 2019-2021 và hàng năm để thực hiện mô hình thí điểm.
Phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ trẻ được tham gia mô hình thí điểm làm việc tại các hợp tác xã.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá mô hình thí điểm; định kỳ 6 tháng, năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai thí điểm.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Kế hoạch.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan đảm bảo kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Kế hoạch.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch vốn (nguồn ngân sách tỉnh) hỗ trợ mục tiêu cho các huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch hàng năm.
Hướng dẫn các đơn vị sử dụng dự toán lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đúng quy định hiện hành.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ trẻ được tham gia mô hình thí điểm làm việc tại các hợp tác xã; tham gia công tác kiểm tra, đánh giá mô hình thí điểm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện mô hình thí điểm
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định có liên quan về quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ và lao động thuộc diện hỗ trợ cán bộ trẻ về làm việc ở hợp tác xã.
Hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện quy trình tuyển dụng, tiếp nhận và sử dụng cán bộ. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi Kế hoạch được ban hành, nếu hợp tác xã nằm trong danh sách các hợp tác xã được hỗ trợ không ký hợp đồng lao động, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lựa chọn hợp tác xã khác trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng cán bộ để tham gia thí điểm mô hình.
Phân khai kinh phí thực hiện mô hình thí điểm cho các hợp tác xã; hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đúng quy định.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ hàng quý, năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Hợp tác xã nông nghiệp thực hiện mô hình thí điểm
Tự chủ và tự quyết trong tuyển dụng cán bộ; sử dụng kinh phí được cấp đúng mục tiêu, đúng chế độ quy định.
Định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH HTX NÔNG NGHIỆP THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH ĐƯA CÁN BỘ TRẺ LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở HTX NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1331/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh)
TT | Tên Hợp tác xã nông nghiệp | Thông tin HTX | Nhu cầu tuyển dụng | Ghi chú | ||||||||||||
Hoạt động theo luật HTX 2012 | Năm thành lập | Địa chỉ | Ngành nghề hoạt động | Tên Giám đốc | Thành viên | Phân loại năm 2018 | Cán bộ quản lý | Nghiệp vụ | Chuyên môn kỹ thuật | |||||||
Tổng số | ĐH | CB | TC | Sơ cấp | ||||||||||||
1 | HTX nông nghiệp mãng cầu Thạnh Tân | x | 2005 | Lô 10, ấp Thạnh Trung xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh | Sản xuất mãng cầu và cung ứng vật tư nông nghiệp | Hà Chí Mãng | 18 | Khá | 6 | 2 |
| 4 |
| 1 | 1 |
|
2 | HTX Giống cây trồng và Dịch vụ nông nghiệp Bàu Đồn | x | 2011 | Ấp 2, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu | SX giống lúa, bắp, dịch vụ nông nghiệp | Nguyễn Văn Nhành | 36 | Giỏi | 0 |
|
|
|
| 1 |
|
|
3 | HTX Nông nghiệp Minh Thành | x | 2017 | xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng | SX lúa và cung ứng vật tư nông nghiệp | Nguyễn Văn Thành | 30 | Khá | 7 |
|
|
| 7 | 1 |
|
|
4 | HTX Xoài tứ quý Thạnh Bắc | x | 2015 | ấp Bàu Rã, xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên | Sản xuất xoài tứ quý | Võ Thị Nuôi | 15 | Khá | 0 |
|
|
|
| 1 | 1 |
|
5 | HTX Dịch vụ-Thương mại nông nghiệp Phước Ninh | x | 2015 | Hội Nông dân xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu | SX và dịch vụ nông nghiệp | Phạm Văn Nhân | 32 | Giỏi | 4 | 1 | 1 | 2 |
| 1 | 1 |
|
6 | HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Hùng Hậu | x | 2016 | ấp Hiệp Phước, xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành | SX và dịch vụ nông nghiệp | Hoàng Phú Hậu | 10 | Trung bình | 10 |
|
|
| 10 | 1 |
|
|
7 | HTX Sản xuất rau an toàn Long Mỹ | x | 2009 | 88/25 ấp Long Mỹ, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành | Trồng rau các loại, mua bán thực phẩm | Nguyễn Thanh Bình | 25 | Giỏi | 10 | 3 | 3 | 2 | 2 |
| 1 |
|
8 | HTX Nông lâm nghiệp Phước Điền | x | 2011 | xã Long Phước, huyện Bến Cầu | SX Nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp | Ngô Văn Chí | 10 | Trung bình | 4 | 2 |
| 1 | 1 |
| 1 |
|
KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH ĐƯA CÁN BỘ TRẺ VỀ LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở HTX NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1331/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh)
ĐVT: ngàn đồng
TT | Hợp tác xã nông nghiệp | Địa chỉ | Số lượng cán bộ |
| Phân loại vùng | Số tiền hàng tháng/1 cán bộ | Số tháng được hỗ trợ (Thành tiền) | Tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2019- 2021 | ||||||
2019 | 2020 | 2021 | Lương tối thiểu vùng năm 2019 | Dự kiến lương tối thiểu vùng năm 2020 | Dự kiến lương tối thiểu vùng năm 2021 | 2019 | 2020 | 2021 | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12)= (4)*(5)* (9) | (13)= (4)*(6)*(10) | (14)= (4)*(7)*(10) | (15)=(12)+ (13)+(14) |
1 | HTX nông nghiệp mãng cầu Thạnh Tân | Lô 10, ấp Thạnh Trung xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh | 2 | 6 | 12 | 6 | II | 3,710 | 3,900 | 4,100 | 44,520 | 93,600 | 49,200 | 187,320 |
2 | HTX Xoài tứ quý Thạnh Bắc | ấp Bàu Rã, xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên | 2 | 6 | 12 | 6 | III | 3,250 | 3,420 | 3,600 | 39,000 | 82,080 | 43,200 | 164,280 |
3 | HTX Dịch vụ-Thương mại nông nghiệp Phước Ninh | Hội Nông dân xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu | 2 | 6 | 12 | 6 | III | 3,250 | 3,420 | 3,600 | 39,000 | 82,080 | 43,200 | 164,280 |
4 | HTX giống cây trồng & DVNN Bàu Đồn | Ấp 2, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu | 1 | 6 | 12 | 6 | II | 3,710 | 3,900 | 4,100 | 22,260 | 46,800 | 24,600 | 93,660 |
5 | HTX NN Minh Thành | xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng | 1 | 6 | 12 | 6 | II | 3,710 | 3,900 | 4,100 | 22,260 | 46,800 | 24,600 | 93,660 |
6 | HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Hùng Hậu | ấp Hiệp Phước, xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành | 1 | 6 | 12 | 6 | III | 3,250 | 3,420 | 3,600 | 19,500 | 41,040 | 21,600 | 82,140 |
7 | HTX SX rau an toàn Long Mỹ | 88/25 ấp Long Mỹ, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành | 1 | 6 | 12 | 6 | III | 3,250 | 3,420 | 3,600 | 19,500 | 41,040 | 21,600 | 82,140 |
8 | HTX Nông lâm nghiệp Phước Điền | UBND xã Long Phước, huyện Bến Cầu | 1 | 6 | 12 | 6 | III | 3,250 | 3,420 | 3,600 | 19,500 | 41,040 | 21,600 | 82,140 |
| Tổng |
| 11 | 48 | 96 | 48 |
|
|
|
| 225,540 | 474,480 | 249,600 | 949,620 |
Kinh phí hỗ trợ:
- Năm 2019: áp dụng theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Năm 2020-2021: Dự kiến tăng so với năm 2019 và 2020 (vùng II tăng 5,1 %, vùng III tăng 5,2%)
PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH ĐƯA CÁN BỘ TRẺ VỀ LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở HTX NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019-2021
(Kèm theo Kế hoạch số 1331/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh)
ĐVT: ngàn đồng
TT | Hợp tác xã nông nghiệp | Tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2019-2021 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | ||||||||
Tổng | NSTW | NSĐP | Tổng | NSTW | NSĐP | Tổng | NSTW | NSĐP | Tổng | NSTW | NSĐP | ||
1 | HTX nông nghiệp mãng cầu Thạnh Tân | 187,320 |
| 187,320 | 44,520 |
| 44,520 | 93,600 |
| 93,600 | 49,200 |
| 49,200 |
2 | HTX Xoài tứ quý Thạnh Bắc | 164,280 |
| 164,280 | 39,000 |
| 39,000 | 82,080 |
| 82,080 | 43,200 |
| 43,200 |
3 | HTX Dịch vụ-Thương mại nông nghiệp Phước Ninh | 164,280 |
| 164,280 | 39,000 |
| 39,000 | 82,080 |
| 82,080 | 43,200 |
| 43,200 |
4 | HTX giống cây trồng & DVNN Bàu Đồn | 93,660 | 69,060 | 24,600 | 22,260 | 22,260 |
| 46,800 | 46,800 |
| 24,600 |
| 24,600 |
5 | HTX NN Minh Thành | 93,660 | 69,060 | 24,600 | 22,260 | 22,260 |
| 46,800 | 46,800 |
| 24,600 |
| 24,600 |
6 | HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Hùng Hậu | 82,140 | 60,540 | 21,600 | 19,500 | 19,500 |
| 41,040 | 41,040 |
| 21,600 |
| 21,600 |
7 | HTX SX rau an toàn Long Mỹ | 82,140 | 60,540 | 21,600 | 19,500 | 19,500 |
| 41,040 | 41,040 |
| 21,600 |
| 21,600 |
8 | HTX Nông lâm nghiệp Phước Điền | 82,140 | 60,540 | 21,600 | 19,500 | 19,500 |
| 41,040 | 41,040 |
| 21,600 |
| 21,600 |
| Tổng | 949,620 | 319,740 | 629,880 | 225,540 | 103,020 | 122,520 | 474,480 | 216,720 | 257,760 | 249,600 |
| 249,600 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.