ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Thực hiện Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh như sau;
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác này.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trang bị cho đội ngũ công chức làm công tác đăng ký, quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh kiến thức, kỹ năng pháp luật đầu tư nước ngoài, cam kết đầu tư quốc tế của Việt Nam, thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm tốt để giải quyết hiệu quả những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế;
b) Trang bị cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh kiến thức pháp luật thương mại và đầu tư quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm tốt xử lý các vấn đề pháp lý trong thương mại và đầu tư quốc tế; kỹ năng xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế trong đàm phán, thực hiện Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
c) Hình thành nhóm đội ngũ công chức có kiến thức về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi là các cơ quan chủ chốt trong công tác tham mưu giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế);
d) Tăng cường cơ sở vật chất và Điều kiện làm việc phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế
a) Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
b) Tuyển chọn công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu kiến thức phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Ngoại giao, Sở Công thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan.
Thời gian hoàn thành: Đến hết năm 2020.
2. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế.
a) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiến thức pháp luật thương mại và đầu tư quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm tốt xử lý các vấn đề pháp lý trong thương mại và đầu tư quốc tế; xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế trong đàm phán, thực hiện Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế do Bộ Tư pháp và các Bộ ngành liên quan tổ chức.
b) Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế được lựa chọn ở các sở, cơ quan ban ngành liên quan và cấp huyện;
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan.
Thời gian hoàn thành: Đến hết năm 2020.
3. Xây dựng các nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại một số bộ, ngành, địa phương
- Xây dựng và hình thành nhóm chuyên gia về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo danh sách đăng ký của các cơ quan, ban ngành và địa phương.
- Đăng ký Danh sách các thành viên trong nhóm chuyên gia gửi Bộ Tư pháp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Công thương, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, địa phương liên quan.
Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2018.
4. Cử công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Tuyển chọn, cử công chức, viên chức đi thực tập, học nghề tại UNCITRAL, ICSID, ICC và những tổ chức, thiết chế, công ty (hãng luật) quốc tế đang hành nghề tại nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đề xuất của Bộ Ngoại giao.
Cơ quan thực hiện: Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp
Thời gian thực hiện: Đến hết năm 2020 và theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện làm việc cho công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Tăng cường bố trí kinh phí, nâng cấp trang thiết bị và đảm bảo các điều kiện làm việc cho công chức, viên chức làm công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan.
Thời gian hoàn thành: Đến hết năm 2020.
6. Đoàn Luật sư, Hội Luật gia tỉnh phối hợp vợi Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, ban ngành và địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh và địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao chủ trì tại Mục II Kế hoạch này và báo báo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để có chỉ đạo kịp thời.
Các cơ quan và địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của các cơ quan chủ trì theo các nội dung của Kế hoạch này.
2. Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch; định kỳ sơ kết và tổng kết báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí tham gia tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo theo Kế hoạch này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành kết hợp với các nguồn huy động khác (nếu có).
Hằng năm, các cơ quan, ban, ngành và địa phương có trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho các hoạt động được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.