ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 30 tháng 6 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 GẮN VỚI THỰC HIỆN CHỈ TIÊU 17.1 CỦA TIÊU CHÍ SỐ 17 VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020; Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27/12/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Chỉ thị số 1118/CT-BNN-TCTL ngày 03/04/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn; Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TL ngày 22/10/2012 về việc điều chỉnh Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Quyết định số 69/QĐ- BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020; văn bản số 4546/BNN-TCTL , ngày 02/6/2017 về chỉ đạo nội dung cấp nước sạch nông thôn trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 10/9/2016 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch thực hiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 về việc áp dụng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2017 – 2020 gắn với thực hiện chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Về thực hiện Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT):
Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá một cách chính xác kịp thời các chỉ số về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đánh giá thực trạng và cập nhật cơ sở dữ liệu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phục vụ cho việc nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành của các cấp các ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm, trình cấp có thẩm quyền kêu gọi các nguồn vốn đầu tư và xã hội hoá việc cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân nhằm nâng cao chất lượng sống, sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; góp phần cùng cả nước đạt các mục tiêu bền vững và mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ đã cam kết với các tổ chức quốc tế.
Phục vụ việc theo dõi đánh giá chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Về thực hiện chỉ tiêu 17.1
Phấn đấu đến năm 2020 có 77 xã đạt chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện mục tiêu Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 đạt 95% tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia.
2. Yêu cầu
a) Về thực hiện Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và VSMTNT.
Cập nhật số liệu hàng năm theo biểu mẫu tại Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tính chính xác, đúng thời gian quy định.
b) Về thực hiện chỉ tiêu 17.1
Nắm bắt cụ thể thực trạng, tình hình thực hiện chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh của Tiêu chí số 17 tại các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020; huy động các nguồn lực xã hội, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư để thực hiện xây mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn.
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã thành lập Ban quản lý nước, tổ chức thu tiền của người dân sử dụng nước để sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo công trình hoạt động có hiệu quả, bền vững; mở lớp tập huấn và cấp chứng nhận quản lý vận hành công trình cấp nước.
Tổ chức, triển khai, đồng bộ và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đảm bảo đến hết năm 2020 các xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 đạt chỉ tiêu 17.1 tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân đối với việc sử dụng nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
II. TÌNH HÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT
Khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện có 68.619/84.494 nguồn nước hợp vệ sinh. Bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau và công sức của nhân dân, đến hết năm 2016 toàn tỉnh đã xây dựng được trên 37.240 giếng đào; 5.100 giếng khoan; 5.050 bể chứa nước mưa và trên 5.300 ống dẫn nước riêng hộ gia đình; 355 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 4/355 công trình có lắp đồng hồ đo nước, còn lại là các bể chứa công cộng tại trung tâm cụm dân cư thôn bản, các cơ quan trường học trên địa bàn xã.
1. Tình hình thực hiện Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và VSMTNT
Qua rà soát, đến hết năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 81,9% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu, 48,7% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 82% trường học (các điểm trường chính) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 63% trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 39,3% hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại hợp vệ sinh. Nhìn chung kết quả thực hiện bộ chỉ số qua các năm đều đạt mục tiêu đề ra, có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các đơn vị liên quan.
2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu 17.1 trong Tiêu chí 17
Năm 2016 theo kết quả Bộ chỉ số Đánh giá nước sạch và VSMTNT tỉnh Lạng Sơn (207 xã), tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87,0%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế đạt 47%.
Trong 77 xã dự kiến xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020 (gồm 72 xã và 5 xã đặc biệt khó khăn): Lũy kế hết năm 2016 có 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có đạt chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí môi trường; năm 2017 dự kiến có thêm 14 xã đạt chuẩn. Về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn (QC02:2009BYT) của Bộ Y tế chưa xác định, cần phải xét nghiệm mẫu nước hàng năm.
III. NỘI DUNG
1. Thực hiện Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và VSMTNT
- Điều tra, theo dõi, tổng hợp số liệu từ các thôn, bản đến xã, huyện và tỉnh về:
+ Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh.
+ Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ( KTQG).
+ Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh; số nhà tiêu vệ sinh hợp vệ sinh (HVS) tăng lên mỗi năm.
+ Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS; Tỷ lệ trường học có nước HVS và tỷ lệ trường học có nhà tiêu HVS.
+ Tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu HVS; Tỷ lệ trạm y tế có nước HVS và tỷ lệ trạm y tế có nhà tiêu HVS.
+ Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.
+ Số người được sử dụng nước theo thiết kế và thực tế từ công trình cấp nước tập trung xây mới, cải tạo nâng cấp mỗi năm.
+ Tỷ lệ hoạt động của các công trình cấp nước tập trung.
- Lấy mẫu, phân tích, xét nghiệm mẫu nước theo Quy chuẩn 02:2009/BYT của Bộ Y tế.
2. Thực hiện chỉ tiêu 17.1
- Sửa chữa nâng cấp 37 công trình cấp nước tại các xã nông thôn mới để đạt chỉ tiêu 17.1 tiêu chí môi trường.
- Xây mới 14 công trình tại các xã nông thôn mới chưa có công trình cấp nước tập trung để nâng tỷ lệ nước sạch đạt quy chuẩn đạt chỉ tiêu 17.1;
- Thực hiện công tác truyền thông nhằm thay đổi hành vi vệ sinh, nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình cấp nước.
- Hướng dẫn các xã thành lập ban quản lý nước, tổ chức thu tiền của người dân sử dụng nước để sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo công trình hoạt động có hiệu quả, bền vững;
- Mở lớp tập huấn và cấp chứng nhận quản lý vận hành công trình cấp nước.
- Tổ chức các lớp truyền thông tại các xã nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân đối với việc sử dựng nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng vốn giai đoạn 2017-2020
Tổng kinh phí cần thiết thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 là 55.394 triệu đồng. Trong đó gồm:
- Lấy mẫu và xét nghiệm nước: 2.685 triệu đồng.
- Tập huấn truyền thông quản lý vận hành công trình: 309 triệu đồng.
- Xây mới 14 công trình cấp nước: 27.500 triệu đồng.
- Sửa chữa nâng cấp 37 công trình cấp nước: 24.900 triệu đồng.
2. Nguồn vốn và cơ cấu vốn:
Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác:
- Vốn Trung ương (Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới): 23.156 triệu đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước 28.088 triệu đồng.
- Vốn Nhân dân đóng góp 4.150 triệu đồng.
(Có biểu chi tiết kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổng hợp chung kế hoạch thực hiện Bộ Chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gắn với chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm; tham mưu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn:
+ Tổ chức truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Kiểm soát chất lượng nước nông thôn để xác định chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí số 17; Tổng hợp và xử lý số liệu nước sạch và VSMTNT từ cấp huyện, thành phố và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lưu trữ số liệu làm cơ sở báo cáo biến động hàng năm, báo cáo cấp trên theo quy định;
+ Lập kế hoạch hàng năm, tổ chức thực hiện xây mới, sửa chữa nâng cấp các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước quy chuẩn quốc gia;
+ Hàng năm thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm nước xác định đạt Quy chuẩn QCVN02:BYT của Bộ Y tế phục vụ theo dõi đánh giá bộ chỉ số nước sạch và VSMTNT năm 2017 và các năm tiếp theo; xác định đạt và duy trì chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới.
+ Tổng hợp báo cáo kết quả Bộ chỉ số năm 2017 và các năm sau theo Quyết định 2570/QĐ-BNN-TL.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu, giúp UBND tỉnh và chỉ đạo ngành thực hiện nhiệm vụ được phân công, thực hiện xây mới, sửa chữa nâng cấp công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học.
3. Sở Y tế
Tham mưu, giúp UBND tỉnh và chỉ đạo ngành thực hiện nhiệm vụ được phân công, thực hiện xây mới, sửa chữa nâng cấp công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trạm y tế xã; chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với đơn vị liên quan vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, tập huấn truyền thông về công trình vệ sinh cho cán bộ cấp huyện, xã và dân cư nông thôn; thực hiện các nhiệm vụ khác trong phạm vi quản lý của ngành.
4. Sở Kế hoạch và đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện.
5. Sở Tài chính
Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí nguồn vốn hàng năm để thực hiện Kế hoạch triển khai Bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2017-2020.
6. Cục Thống kê
Chỉ đạo đơn vị ngành trực thuộc phối hợp đơn vị liên quan thực hiện thống kê Bộ chỉ số nước sạch và VSMTNT.
7. UBND các huyện, thành phố
- Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai Bộ chỉ số nước sạch &VSMTNT của huyện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;
- Chỉ đạo UBND các xã:
+ Tổng hợp Bộ chỉ số của xã; tổng hợp từ các hộ gia đình của thôn, thu thập theo các biểu mẫu kèm theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017, Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Chỉ đạo cán bộ tổng hợp xã tổng hợp số liệu các thôn báo cáo chung và trực tiếp theo dõi, đánh giá bộ chỉ số, các biểu hướng dẫn phục vụ chỉ tiêu 17.1 trong tiêu chí 17. về Môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các đoàn thể, mặt trận xã: Chỉ đạo Trưởng thôn, các Ban của thôn vận động nhân dân rào chắn khu vực nguồn cung cấp nước sinh hoạt, không chăn thả gia súc, không vứt rác vào khu vực cấp nước, giữ gìn vệ sinh, tránh ô nhiễm khu vực đầu nguồn nước, định kỳ hàng tháng huy động nhân dân tham gia sửa chữa đường dẫn nước, vệ sinh nguồn nước, thau rửa bể chứa và các dụng cụ chứa nước khác, di rời chuồng trại chăn nuôi và các nguồn gây ô nhiễm khác ra xa nguồn nước, đào hố cô lập phân gia súc không cho chảy tràn;
Đối với các xã có công trình cấp nước tập trung UBND xã thành lập Ban quản lý nước của xã, tổ quản lý nước của thôn tổ chức họp dân thu tiền sử dụng nước (Ban quản lý nước của xã đề xuất giá nước báo cáo UBND xã trình UBND huyện phê duyệt theo nội dung tại Quyết định 1145/QĐ-UBND ngày 8/7/2016 về giao công trình cấp nước nông thôn); Cử người tham gia lớp tập huấn quản lý, vận hành công trình cấp nước khi có thông báo của cơ quan liên quan.
Trưởng thôn các xã cập nhật số liệu tổng hợp thông tin các biểu mẫu gửi kết quả lên UBND xã, cán bộ theo dõi xã tổng hợp trình lãnh đạo UBND xã xem xét, báo cáo UBND huyện (qua phòng Nông nghiệp và PTNT).
Trên đây là kế hoạch triển khai Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2017 – 2020 gắn với thực hiện chỉ tiêu 17.1 của Tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu các cơ quan liên quan căn cứ kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.