ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 02 tháng 12 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2012 – 2016” ĐẾN NĂM 2021
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 1259/QĐ-BTP ngày 07/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 – 2016” đến năm 2021 (viết tắt là Đề án), Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 – 2016” đến năm 2021, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu của Đề án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đặt trong tổng thể triển khai nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phấn đấu đến năm 2021 cơ bản đạt được mục tiêu chung của Đề án là nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm. Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Phấn đấu đến hết năm 2021 cơ bản đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
+ 90% Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của từng địa bàn;
+ 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực pháp luật liên quan;
+ Phấn đấu giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm;
+ 100% tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án được đăng tải công khai trên mạng internet để cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, tham khảo và sử dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án;
+ Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng phát hiện gương người tốt, việc tốt, trọng tâm phản ánh thực tiễn thi hành các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi Đề án.
2. Yêu cầu
- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và nhiệm vụ chính trị của sở, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Các nội dung và hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; kế thừa, phát huy kết quả đạt được trong thực hiện Đề án của giai đoạn trước; xác định rõ trách nhiệm; chú trọng lồng ghép, kết hợp để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả; quá trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn.
- Gắn kết với việc thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là việc thực hiện trách nhiệm được giao theo Luật với triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội trong Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi
- Địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật là đơn vị hành chính cấp xã. Lựa chọn 07 địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, là: Xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn; thị trấn Na Hang, huyện Na Hang; thị trấn Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa; thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên; thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương; xã An Tường, thành phố Tuyên Quang.
- Lĩnh vực pháp luật tập trung tuyên truyền tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, gồm: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước và an toàn thực phẩm (gọi chung là môi trường); hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông.
2. Đối tượng
- Nhân dân tại địa bàn trọng điểm.
- Các đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao; đối tượng có trình độ nhận thức và văn hóa hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn trọng điểm.
- Cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên ở các địa bàn trọng điểm.
II. NỘI DUNG, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành
1.1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 15/11/2017 đối với Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021; Các văn bản hướng dẫn: Hàng năm;
1.2. Tự kiểm tra, tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án hàng năm và cả giai đoạn 2017-2021
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm và đột xuất.
2. Khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu, các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm giai đoạn 2017-2021
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2017-2018.
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và Nhân dân tại địa bàn trọng điểm
Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, sinh hoạt Ngày Pháp luật; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng điểm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại, đối thoại chính sách pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực: đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, an toàn thực phẩm, hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác, trật tự, an toàn giao thông.
- Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp; các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật để cung cấp hoặc đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử để cán bộ, Nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, sử dụng
Biên soạn, phát hành sách nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, sách hệ thống hoá văn bản pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật ngắn gọn, sách tranh minh họa các văn bản pháp luật về một số lĩnh vực cụ thể; tờ gấp pháp luật, băng đĩa tiểu phẩm pháp luật (bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số)…
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
6. Xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình, phóng sự, clip về tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm; biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
- Đơn vị chủ trì: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; UBND các huyện, thành phố nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
7. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm
Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò các nhóm nòng cốt, tổ tự quản tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước cơ sở trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật; kiểm soát, tiến tới hạn chế tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội…
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, thị trấn nơi có địa bàn trọng điểm;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Giao thông vận tải
Có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành (nêu tại mục 1, phần II Kế hoạch) cho các đối tượng thuộc phạm vi thực hiện Đề án tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.
3. Sở Tài chính
Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án.
4. Các sở, ban, ngành
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách liên quan có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện về nhân lực, kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương; phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn huyện, thành phố.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh: Tăng cường phối hợp và huy động nguồn lực tuyên truyền, vận động cán bộ, Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật chấp hành nghiêm pháp luật. Huy động các nhóm nòng cốt, các tổ chức tự quản, các mô hình đã có ở cộng đồng dân cư tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.
7. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện xét xử lưu động các vụ án điểm tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, nhất là các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm.
8. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.
9. Chế độ báo cáo
Các cơ quan, đơn vị; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố định kỳ hàng năm (trước ngày 15/11) báo cáo kết quả thực hiện Đề án, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.