ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 459/LTTC-CA | TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2005 |
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC THU PHÍ TRÔNG GIỮ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG BỊ TẠM GIỮ DO VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TTATGT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Thông tư số 15/2003/TT-BTC ngày 3/7/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn tạm phí giữ xe đạp, xe máy, ôtô bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về TTATGT.
Thực hiện Quyết định số 231/2004/QĐ-UB ngày 11/20/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn ban hành mức thu phí trông giữ phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về TTATGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; công văn số: 7390/UB-ĐT ngày 22/12/2004 của UBND.TP v/v chấp thuận tỷ lệ 100% trích để lại tiền thu phí trông giữ phương tiện bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về giao thông.
Liên Sở Tài chính – Công an Thành phố hướng dẫn việc thu và sử dụng phí trông giữ phương tiện bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về TTATGT trên địa bàn thành phố như sau:
1. Đối tượng nộp phí:
Đối tượng nộp phí trông giữ phương tiện giao thông là người sử dụng phương tiện giao thông vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông bị tạm giữ phương tiện giao thông.
2. Về mức thu: (Theo danh mục ban hành kèm theo quyết định 231/2004/QĐ-UB ngày 11/10/2004)
Ngoài ra, xin lưu ý một số điểm như sau:
- Đối với các lọai xe ôtô vi phạm cần sử dụng phương tiện cẩu, kéo về nơi tạm giữ thì người vi phạm phải thanh tóan thêm chi phí cẩu, kéo xe theo thực tế.
- Đối với phương tiện giao thông bị tạm giữ đưa vào các bãi trông giữ phương tiên của các đơn vị chuyên doanh trông giữ phương tiện thì mức thu bao gồm cả thuế GTGT theo quy định.
- Đối với phương tiện giao thông bị tạm giữ, đưa vào các kho, bãi của đơn vị ra quyết định tạm giữ phương tiện thì mức thu không bao gồm thuế GTGT quy định đối với dịch vụ trông giữ phương tiện.
- Trường hợp phương tiện giao thông bị tạm giữ nhưng sau đó xác định người sử dụng phương tiện giao thông là không có lỗi trong việc vi phạm pháp luật về TTATGT thì người sử dụng phương tiện giao thông không phải nộp phí trông giữ phương tiện . Nếu người sử dụng phương tiện đã nộp thì đơn vị tổ chức tổ chức phải thu hòan trả lại tiền phí cho người sử dụng phương tiện.
3. Về chứng từ thu phí:
- Biên lai thu phí trông giữ phương tiện vi phạm do Cục Thuế thành phố, Chi cục Thuế quận, huyện phát hành.
4. Về quản lý sử dụng tiền phí thu được:
4.1 Nội dung chi: chi tiền thuê kho, thuê mặt bằng để phương tiện vi phạm – tiền vận chuyển phương tiện vi phạm từ nơi vi phạm về trụ sở các đơn vị và từ kho tạm giữ của các đơn vị đến kho tạm giữ xe - tiền bốc xếp phưong tiện - tiền bảo vệ trông coi, bảo vệ kho - tiền PCCC, điện, nước cho phương tiện và chi phí phát sinh cho công tác này.
4.2 Mức thu phí trông giữ pương tiện giao thông bị tạm giữ do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm thanh toán cho người trông giữ . Nếu quá thời hạn mà theo luật định mà người điều khiển phương tiện không đến làm thủ tục thanh toán để nhận lại phương tiện thì xử lý theo quy định tại khỏan 1 điều 61 pháp lện xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002 và Thông tư hướng dẫn số 72/2004/TT-BTC ngày 15/07/2004 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn việc quản lý và xử lý phương tiện tịch thu sang công quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính”.
4.3 Tổng số tiền thu được sau khi khấu trừ hi phí định kỳ, phần còn lại được nhập vào tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông mà đơn vị được sử dụng.
- Trường hợp tổng số tiền thu được không đủ bù chi phí định kỳ thì dùng khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đơn vị được sử dụng mà bù chi.
5. Về phân cấp quản lý tiền thu phí và thanh toán tiền chi phí:
5.1 Đơn vị công an tổ chức thu thuộc cấp nào thì được giữ tiền tại đơn vị đó và chi theo các nội dung quy định tại điểm 4.1, cuối năm 2005 quyết tóan với cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp, cụ thể:
- Công an Thành phố chịu trách nhiệm liên hệ với Sở Tài chính , Cục Thuế kê khai biên lai thu phí, quyết tóan các khoản chi của các phòng trực thuộc.
- Công an quận, huyện chịu trách nhiệm liên hệ với Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thuế quận, huyện kê khai đăng ký biên lai thu phí và quyết toán các khoản chi của CSGT-TT-CĐ quận, huyện.
5.2 Sau khi đơn vị Công an được duyệt quyết toán, cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu, ghi chi theo chương lại khoản mục tương ứng, đồng thời Phòng Tài chính Kế họach và Công an quận, huyện lập báo cáo về Sở Tài chính và Công an thành phố để sơ kết trình UBND.TP xem xét trình HĐND quyết định cho năm tiếp theo.
6. Tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn này chỉ áp dụng từ khi có hiệu lực ban hành đến hết năm 2005 (theo văn bản 7930/UB-ĐT ngày 22/12/2004), kể từ năm 2006 sẽ có hướng dẫn lại theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Để nhanh chóng triển khai, Công an thành phố và Công an các quận, huyện căn cứ vào thực tế xe vi phạm đang tạm giữ và chi phí cho công tác này lập kế hoạch dự toán các khoản chi phí và biên lai thu phí năm 2005 gởi Sở Tài chính Cục Thuế thành phố (đối với Công an thành phố), gởi Phòng Tài chính Kế hoạch - Chi cục Thuế quận, huyện (đối với Công an quận, huyện) để được nhận biên lai thu phí và được hướng dẫn quyết toán định kỳ theo quy định tài chính hiện hành.
- Căn cứ văn bản hướng dẫn liên ngành, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện.
KT. GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH | KT. GIÁM ĐỐC CATP |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.