UBND TỈNH CÀ MAU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 431/HD-STS | Cà Mau, ngày 08 tháng 09 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
VỀ QUẢN LÝ GIỐNG VÀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (P.VANNAMEI) Ở CÀ MAU
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Các căn cứ pháp lý hiện hành về quản lý giống và nuôi tôm chân trắng:
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2008 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
- Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống nuôi tôm chân trắng;
- Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
- Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 30/5/2008 của UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành quy định phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Quyết định số 1239/2008/QĐ-UBND ngày 01/9/2008 của UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành quy định phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Đối tượng thuộc diện quản lý:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, tổ chức, cá nhân nuôi tôm chân trắng tại Cà Mau.
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý:
Bao gồm các cơ quan quản lý giống và nuôi thủy sản cấp tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế thành phố Cà Mau và chính quyền cấp xã (phường, thị trấn).
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Về quản lý giống:
1.1. Đối với cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, được di nhập giống vào Cà Mau phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Nguồn gốc tôm bố mẹ: Tôm bố mẹ phải nhập từ các trại tôm giống có nguồn gốc từ Hawai.
- Có giấy phép sản xuất, kinh doanh đúng theo quy định.
- Sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng tôm giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thuộc đối tượng được cơ quan quản lý thủy sản Cà Mau khảo sát và chọn lựa đưa vào danh sách cơ sở sản xuất giống được di nhập vào Cà Mau.
- Ngoài các tiêu chí trên cơ sở còn phải thực hiện đúng các quy định sau:
+ Tôm giống được kiểm dịch tại gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, lô hàng phải được đóng gói, có nhãn mác hàng hóa ghi trên bao bì (theo quy định hiện hành).
+ Có hồ sơ chứng minh về nguồn gốc bố mẹ (Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu).
+ Có đăng ký di nhập theo mỗi đợt, với số lượng, địa chỉ thả nuôi, kèm theo hồ sơ chứng minh việc thả nuôi của địa chỉ trên là đúng quy định.
+ Phải trình báo cơ quan kiểm dịch của địa phương (tại Trạm kiểm dịch số 1 – Tắc Vân – Cà Mau) theo quy định.
1.2. Điều kiện di nhập giống.
1.2.1. Đối với hộ nuôi, đại diện các hộ nuôi trực tiếp đi mua giống ngoài tỉnh phải thực hiện các quy định sau:
- Di nhập giống phải:
+ Có đơn xin di nhập giống (có xác nhận của Ban nhân dân ấp (khóm), UBND xã (thị trấn), (Mẫu 1).
+ Giống được mua tại cơ sở sản xuất nằm trong danh sách các cơ sở được phép di nhập giống vào Cà Mau.
+ Thực hiện việc kiểm dịch và đóng gói ghi nhãn mác theo quy định.
- Khi vận chuyển giống về:
+ Trình Trạm kiểm dịch của địa phương để kiểm tra, đối chứng.
. Trường hợp các thủ tục đều hợp lệ (đơn và các thông số hợp lệ), chất lượng giống đảm bảo tiêu chuẩn quy định (theo Quyết định số 85/2008/BNN). Cơ quan kiểm dịch xác nhận vào giấy kiểm dịch làm hồ sơ lưu của cơ sở nuôi. Sau khi xác nhận kiểm dịch, người nhập giống phải vận chuyển thẳng đến cơ sở nuôi theo đăng ký. Không được chuyển nhượng, sang bán cho các đối tượng khác với bất kỳ hình thức nào
. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chất lượng giống không đạt tiêu chuẩn quy định thì cơ quan kiểm dịch phối hợp với Thanh tra thủy sản xem xét, xử lý theo quy định hiện hành.
1.2.2. Đối với cơ sở (đại lý) kinh doanh tôm giống chân trắng:
- Có thủ tục về đăng ký kinh doanh và đảm bảo điều kiện kinh doanh theo quy định.
- Có tờ trình xin làm đại lý, kèm theo hợp đồng với Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất tôm giống chân trắng được sự chấp thuận của Sở Thủy sản Cà Mau.
- Có thủ tục đăng ký di nhập tôm giống theo mỗi đợt (mẫu số 2).
- Cung cấp giống nuôi cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện và được phép nuôi (có bản đăng ký mua giống của người nuôi (mẫu số 1) kèm theo).
- Chấp hành đúng các quy định về kiểm dịch, điều kiện vận chuyển tôm giống theo quy định.
- Trình tự và thủ tục kiểm tra đối chứng tại Trạm kiểm dịch của địa phương thực hiện theo mục 1.2.1.
1.2.3. Đối với cơ sở thí điểm ương, dưỡng giống (sẽ có quy định riêng).
2. Về quản lý nuôi:
- Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nuôi trong vùng quy hoạch nuôi tôm chân trắng theo Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 01/9/2008 của UBND tỉnh Cà Mau và vùng quy hoạch bổ sung (nếu có).
- Về hình thức nuôi: Phải nuôi thâm canh và không được nuôi lẫn với đối tượng tôm nuôi khác trong cùng một ao, đầm nuôi.
- Việc thiết kế, bố trí ao, đầm nuôi phải đảm bảo không để tôm thoát ra môi trường xung quanh và được cơ quan thẩm quyền xác nhận (biên bản kiểm tra). Từng bước tiến đến việc đáp ứng các quy định về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
- Thu mua, vận chuyển giống theo đúng quy định nói trên.
- Trong quá trình nuôi phải chấp hành đúng các quy định về kiểm tra, giám sát của chính quyền cơ sở và cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng trừ dịch bệnh đúng theo quy định (không được tự ý xử lý, làm ô nhiễm môi trường).
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
1. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh thực hiện những việc sau:
- Hướng dẫn những quy định của nhà nước về quản lý sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý chất lượng tôm giống di nhập vào tỉnh.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định về quản lý giống và cơ sở nuôi ở địa phương
2. Cơ quan quản lý cấp huyện (thành phố), xã (phường, thị trấn)
- Tổ chức kiểm tra, phòng chống việc tự phát nuôi ngoài quy hoạch, mua bán giống không rõ nguồn gốc, không đúng quy định, nuôi không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
- Xác định đơn xin di nhập giống và giám sát việc thả giống (theo địa chỉ đã đăng ký).
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận việc chuẩn bị ao, đầm nuôi của tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý.
- Theo dõi diễn biến kết quả nuôi, báo cáo cơ quan thẩm quyền theo quy định.
- Xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hướng dẫn này được áp dụng kể từ ngày ký, trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc, báo cáo về Sở chủ quản để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
ĐĂNG KÝ DI NHẬP GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Đợt | Số lượng (con) | Thời gian nhận giống từ: ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm | Nguồn gốc sản xuất (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại) |
I |
|
|
|
II |
|
|
|
- - - -
|
|
|
|
Ghi chú: UBND xã xác nhận bằng cách ký tên đóng dấu vào thời gian nhận giống
Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ DI NHẬP GIỐNG TÔM CHÂN TRẮNG (P.vannamei)
Kính gửi: Chi cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản Cà Mau
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ...............................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………. Fax ........................................................................
Đề nghị quý cơ quan cho phép chúng tôi di nhập giống tôm thẻ chân trắng để cung cấp cho hộ (cơ sở) nuôi thương phẩm trong tỉnh Cà Mau (kèm theo đơn xin di nhập của cơ sở nuôi có xác nhận của địa phương)
1. Tên hàng hóa: ...................................................................................................................
2. Nơi sản xuất: ....................................................................................................................
3. Kích cỡ Post Iarvea: ..........................................................................................................
4. Số lượng di nhập (dùng theo đơn của hộ nuôi đã xin): ...........................................................
5. Nhãn hiệu bao bì: ...............................................................................................................
6. Tổ chức, cá nhân xuất hàng: ..............................................................................................
7. Phương tiện vận chuyển: ...................................................................................................
8. Thời gian di nhập đến: ........................................................................................................
9. Địa điểm nuôi thương phẩm (đúng theo đơn của hộ nuôi đã xin kèm theo): .............................
Chúng tôi xin cam kết đảm bảo nguyên trạng hàng hóa khi di nhập, đưa về đúng địa điểm nuôi, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý cơ quan xác nhận vào giấy kiểm dịch.
| ………, ngày … tháng …. năm ……… |
XÁC NHẬN CỦA CHI CỤC QLCL, ATVS & TYTS
Đồng ý cho hàng hóa di nhập theo giấy đăng ký, đưa hàng hóa về Trạm kiểm dịch nhập tỉnh để tiến hành kiểm tra, kiểm dịch theo đúng quy định
Vào sổ số ………, ngày … tháng … năm ...........
CHI CỤC TRƯỞNG
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.