ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1982/LĐTBXH-DN | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 4 năm 2006 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA HỖ TRỢ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2006.
- Căn cứ Quyết định số: 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn”;
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố lưu ý các đơn vị tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn” từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia năm 2006 một số điểm như sau:
1- Văn bản pháp quy: Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về “Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn”; thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn”; và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2- Đơn vị thực hiện dạy nghề: là các cơ sở dạy nghề và các cơ sở khác có chức năng dạy nghề của địa phương và trung ương đóng trên địa bàn thành phố (kể cả các cơ sở dạy nghề ngoài công lập).
3- Đối tượng học viên: thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh; trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng ngành nghề.
4- Qui mô đào tạo của một lớp học nghề: từ 25-30 học viên.
5- Kinh phí: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chuyển trực tiếp cho đơn vị đủ điều kiện tham gia dạy nghề theo Hợp đồng ký kết.
6- Quy trình tổ chức thực hiện đối với các cơ sở dạy nghề:
- Đăng ký với Sở LĐ-TBXH chương trình đào tạo, giá học phí của từng khóa học theo từng ngành nghề. Lưu ý: mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và không quá 1.500.000 đồng/người/khóa, làm rõ các nội dung như trong Thông tư 06.
- Phổ biến và hướng dẫn thủ tục xin học nghề cho học viên. Đơn xin học nghề phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các tiêu chí: hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh; chưa qua đào tạo nghề; thuộc 1 trong 7 nhóm đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ theo qui định tại QĐ 81 và Thông tư 06 (theo mẫu số 1 đính kèm)
- Lập danh sách người lao động đăng ký tham gia học nghề (kèm theo đơn xin học nghề của người lao động đã được chấp nhận) và kế hoạch – thời gian đào tạo cụ thể theo từng khóa học trình Sở LĐTBXH duyệt (theo mẫu số 2 đính kèm).
- Ký hợp đồng với Sở LĐ-TBXH sau khi có đủ điều kiện theo quy định (lưu ý điều kiện số lượng học viên của 01 lớp học nghề phải đảm bảo đủ theo quy định).
- Ký Hợp đồng học nghề với người lao động.
- Tổ chức lớp học; kiểm tra, đánh giá, cấp Chứng chỉ nghề cho học viên đạt yêu cầu theo quy định sau khi hoàn thành khóa học.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dạy nghề định kỳ 6 tháng với Sở LĐ-TBXH (theo mẫu số 3 đính kèm) - gửi kèm theo đĩa mềm để Sở tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ LĐ-TBXH.
- Nhận và thanh quyết toán kinh phí: theo như Hợp đồng ký kết giữa Sở LĐ-TBXH với cơ sở dạy nghề.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết.
Nơi nhận: | TL. GIÁM ĐỐC |
MẪU SỐ 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
------------------------
ĐƠN XIN HỌC NGHỀ NGẮN HẠN
Kính gửi: (Tên cơ sở dạy nghề )
Tên tôi là:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nguyên quán:
Hiện có hộ khẩu thường trú tại:
Tôi là lao động …………………… (ghi theo nhóm đối tượng nêu tại mục I Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH)…. . Tôi chưa qua đào tạo nghề, nay làm đơn này đề nghị được tham gia khóa học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thuộc ngành nghề………….do Sở Lao động-thương binh và Xã hội tổ chức tại ………..(ghi rõ tên cơ sở dạy nghề) ….. từ ngày….. tháng….. năm ….. đến ngày…… tháng…… năm …..
Xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn Xác nhận ông (bà)……….. có hộ khẩu thường trú tại địa phương; chưa qua đào tạo nghề; thuộc nhóm đối tượng ……. (Ký tên và đóng dấu) | …………Ngày ………tháng ……. năm ……. Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
MẪU SỐ 2
Tên Cơ sở dạy nghề: ……………………………..
BẢNG TỔNG HỢP LAO ĐỘNG ĐĂNG KÝ THAM GIA HỌC NGHỀ NGẮN HẠN
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2005/QĐ-TTg
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Nhóm | Nghề | Thời | Kinh phí hỗ trợ | ||
|
|
| Đối tượng | Đào tạo | gian học | NSTƯ | NSĐP | Nguồn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Trưởng phòng nghiệp vụ | ……… Ngày …….. tháng……. năm …… Thủ trưởng đơn vị |
Ghi chú:
- Nhóm đối tượng : đề nghị ghi rõ thuộc nhóm đối tượng nào trong các nhóm từ điểm 1-7 mục I Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH .
- Thời gian học: Ghi rõ thời điểm diễn ra khoá học (từ ngày …… đến ngày ……..)
- Kinh phí hỗ trợ: được tính bằng tổng kinh phí hỗ trợ cho khóa học/số lượng học viên tham gia khoá học đó.
MẪU SỐ 3
Tên Cơ sở dạy nghề: ……………………………..
BẢNG TỔNG HỢP LAO ĐỘNG ĐƯỢC HỖ TRỢ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2005/QĐ-TTg
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Nhóm | Nghề | Thời | Kinh phí hỗ trợ | ||
|
|
| Đối tượng | Đào tạo | gian học | NSTƯ | NSĐP | Nguồn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Trưởng phòng nghiệp vụ | ……… Ngày …….. tháng……. năm …… Thủ trưởng đơn vị |
Ghi chú:
- Nhóm đối tượng : đề nghị ghi rõ thuộc nhóm đối tượng nào trong các nhóm từ điểm 1-7 mục I Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH .
- Thời gian học: Ghi rõ thời điểm diễn ra khoá học (từ ngày …… đến ngày ……..)
- Kinh phí hỗ trợ: được tính bằng tổng kinh phí hỗ trợ cho khóa học/số lượng học viên tham gia khoá học đó.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.