UBND TỈNH BẮC GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1688/HD-SYT | Bắc Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN
VIỆC CHUYỂN TUYẾN GIỮA CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Sau khi thống nhất với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế hướng dẫn việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Tuyến chuyên môn kỹ thuật
Được chia làm 4 tuyến như sau:
- Tuyến 1: Tuyến Trung ương
- Tuyến 2: Tuyến tỉnh
- Tuyến 3: Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Tuyến 4: Tuyến xã, phường, thị trấn
2. Các hình thức chuyển tuyến
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.
- Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định nêu trên: các đơn vị thực hiện theo Công văn số 1252/SYT-NVY ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Sở Y tế Bắc Giang về việc quy định danh mục một số bệnh được chuyển thẳng và Công văn số 1325/SYT-NVY ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Sở Y tế Bắc Giang về việc quy định danh mục bệnh được chuyển thẳng từ trạm y tế lên Trung tâm Phòng chống sốt rét - Nội tiết tỉnh.
b) Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
c) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
3. Chuyển tuyến giữa các địa bàn giáp ranh
Thực hiện theo Công văn số 1618/SYT-NVY ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Sở Y tế Bắc Giang về việc đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở địa bàn giáp ranh.
4. Điều kiện chuyển tuyến
Thực hiện theo Quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, các trường hợp sau được coi là đúng tuyến
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa (bao gồm Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải, Phòng khám đa khoa Khu vực Mỏ Trạng, Mai Sưu, Tân Sơn; Ban y tế công an tỉnh; các Phòng khám đa khoa tư nhân) hoặc bệnh viện tuyến huyện (Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố; Bệnh viện đa khoa Sông Thương; Bệnh viện 110 - cơ sở 2) được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
Khi người bệnh đến khám bệnh tại trạm y tế xã, nếu xét thấy cần chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn để khám bệnh, chữa bệnh, trạm y tế có trách nhiệm viết giấy chuyển viện cho người bệnh.
b) Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh Y học cổ truyền: Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã, khi đi khám bệnh tại trạm y tế xã, nếu xét thấy cần chuyển bệnh nhân đi điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền, trạm y tế xã có trách nhiệm viết giấy chuyển tuyến cho người bệnh đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II (trong trường hợp bệnh viện có Khoa Y học cổ truyền) và chuyển đến bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có Khoa Y học cổ truyền).
c) Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Trung tâm Mắt, Trung tâm Phòng chống sốt rét - Nội tiết, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.
d) Người có thẻ bảo hiểm y tế được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Trung tâm Mắt, Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Nội tiết chuyển tuyến qua lại lẫn nhau.
6. Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại
a) Giấy chuyển tuyến:
- Thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Giá trị sử dụng: trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.
b) Giấy hẹn khám lại:
- Thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Giá trị sử dụng: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Giấy hẹn khám lại không áp dụng cho các trường hợp được tổ chức quản lý, điều trị ngoại trú bệnh mạn tính và không lây nhiễm. Việc hẹn khám lại với các đối tượng này được ghi vào sổ khám bệnh của bệnh nhân và vào hồ sơ bệnh án ngoại trú.
- Giấy hẹn khám lại chỉ áp dụng cho các trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y) và Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phòng Giám định bảo hiểm y tế) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.