UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/SXD-XDCB | Huế, ngày 6 tháng 2 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định ban hành hê thống đơn giá xây dựng công trình gồm 4 tập sau đây:
1. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN KHẢO SÁT XÂY DỰNG (Quyết định số 2969/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006)
2. BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG
(Quyết định số 2968/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006)
3. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN XÂY DỰNG
(Quyết định số 2970/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006)
4. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN LẮP ĐẶT
(Quyết định số 2967/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006)
Các tập đơn giá xây dựng này được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có hiệu lực từ ngày 8/01/2007.
Trong các tập đơn giá, đều có phần Quy định chung và hướng dẫn áp dụng ở phần đầu mỗi tập. Tuy nhiên, để việc áp dụng được dễ dàng, thống nhất, Sở Xây dựng hướng dẫn thêm một số vấn đề sau đây.
I. NỘI DUNG ĐƠN GIÁ
1.Tên gọi, nội dung, cơ cấu chương mục, mã số công việc: Được sử dụng thống nhất với các tập định mức tương ứng do Bộ Xây dựng ban hành.
2. Nội dung chi phí cơ bản của các tập đơn giá:
2.1 Chi phí vật liệu: Là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ cần thiết trực tiếp để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác.
2.2 Chi phí nhân công: Là chi phí lao động trực tiếp cần thiết để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác.
2.3 Chi phí máy thi công: Là chi phí máy, thiết bị thi công chính trực tiếp kể cả máy, thiết bị phụ phục vụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác.
Trong các tập đơn giá, chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công được lập theo giá vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, công lao động...tại một thời điểm xác định. Giá trị chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công của đơn giá là cơ sở để tính toán bù, trừ theo sự biến động cụ thể của các yếu tố cấu thành.
II. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐƠN GIÁ
Các giá trị của đơn giá (chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công) biến động theo thị trường, chế độ tiền lương và các chế độ liên quan khác, do đó, khi lập dự toán, thanh toán, cần phải được điều chỉnh phù hợp với các điều kiện cụ thể.
1. Nguyên tắc điều chỉnh đơn giá:
1.1 Đối với chi phí vật liệu: Áp dụng nguyên tắc bù trừ chênh lệch. So sánh giá thời điểm thực hiện với giá cơ sở trong đơn giá để bù thêm (nếu cao hơn) hoặc trừ đi (nếu thấp hơn).
1.2 Đối với chi phí nhân công: Thường dùng hệ số điều chỉnh nhân công (ký hiệu Knc) để nhân với giá trị nhân công trong đơn giá (ký hiệu là TNC). Giá trị nhân công điều chỉnh là (Knc) x TNC.
Hệ số Knc phụ thuộc vào sự so sánh mức lương tối thiểu. Hệ thống đơn giá ban hành theo các Quyết định trên được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng, hệ số Knc=1.
1.3 Đối với chi phí máy thi công: Thường dùng hệ số điều chỉnh nhân công (ký hiệu Kmay) để nhân với giá trị máy thi công trong đơn giá (ký hiệu là TMAY). Giá trị nhân công điều chỉnh là (Kmay) x TMAY.
Hệ số Kmay phụ thuộc chi phí nhân công vận hành máy và giá nhiên liệu, năng lương. Thường chỉ điều chỉnh theo nhân công (Nhiên liệu, năng lượng chỉ chỉ khi tăng đột biến được Chính phủ cho phép). Hệ thống đơn giá ban hành theo các Quyết định trên được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng, hệ số Kmay=1.
Như vậy chỉ khi nào nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, các tập đơn giá được ban hành ngày 28/12/2006 theo các Quyết định nêu trên mới áp dụng điều chỉnh nhân công và máy thi công.
2. Phương pháp điều chỉnh đơn giá:
2.1 Điều chỉnh chi phí vật liệu:
a) Trước hết, chúng ta lấy chi phí vật liệu chuẩn trong đơn giá (TVL).
b) Phân tích vật liệu từ định mức để có khối lượng từng loại vật liệu.
c) Tính chênh lệch giá các loại vật liệu (giá đến công trình, trước thuế )
d) Tính giá trị chênh lệch của chi phí vật liệu (khối lượng x chênh lệch giá)
e) Chi phí vật liệu điều chỉnh = TVL+(khối lượng x chênh lệch giá)
2.2 Điều chỉnh chi phí nhân công:
Đối với 4 tập đơn giá UBND tỉnh ký ban hành ngày 28/12/2006 nêu trên, không cần điều chỉnh chi phí nhân công (Knc=1) cho đến khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu cao hơn 450.000 đồng/tháng (khi đó Knc>1). Khi có mức lương tối thiểu mới (ký hiệu MLTT) hệ số điều chỉnh sẽ tính như sau:
Knc = MLTT / 450.000
Sự điều chỉnh này phải được cấp có thẩm quyền hướng dẫn thời điểm có hiệu lực thực hiện.
2.3 Điều chỉnh chi phí máy thi công:
Đối với 4 tập đơn giá UBND tỉnh ký ban hành ngày 28/12/2006 nêu trên, không cần điều chỉnh chi phí nhân công (Kmay=1) cho đến khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu cao hơn 450.000 đồng/tháng (khi đó Kmay>1). Khi có mức lương tối thiểu mới (ký hiệu MLTT) hệ số điều chỉnh sẽ tính như sau:
Kmay = Chi phí NC vận hành tính theo MLTT/Chi phí NC vận hành theo 450.000 đ/tháng.
Trường hợp giá nhiên liệu, năng lượng tăng đột biến được nhà nước cho phép điều chỉnh giá ca máy thì hệ số điều chỉnh cần thêm:
Kmay1 = Chi phí n.liệu+năng lượng mới/Chi phí nliệu+năng lượng đơn giá.
Kết hợp hai hệ số điều chỉnh trên, ta sẽ có hệ số điều chỉnh chung cho giá ca máy.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ
Khi áp dụng hệ thống đơn giá mới cần chú ý những vấn đề sau:
1. Một số công tác chưa có trong đơn giá, khi lập dự toán có thể vận dụng đơn giá tương đương về tính chất và giá trị để tạm tính. Trường hợp không có đơn giá tương đương thì phải lập đơn giá riêng báo cáo các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định .
2. Đọc kỹ phần thuyết minh, hướng dẫn sử dụng chung ở phần đầu và thuyết minh cụ thể ở từng chương, từng phần việc của mỗi tập đơn giá để áp dụng đúng.
3. Giá vật liệu dùng trong đơn giá là giá trước thuế. Giá vật liệu trong Thông báo giá hàng tháng của Liên Sở Tài chính-Xây dựng là giá sau thuế tại nơi bán. Khi tính chênh lệch giá vật liệu cho một công trình tại địa điểm xây dựng cụ thể, phải tính giá trước thuế và bao gồm chi phí vận chuyển.
4. Trong đơn giá ca máy (Theo Thông tư 06/2005/TT-BXD) các thành phần chi phí đã bao gồm: Chi phí khấu hao, sửa chữa, nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển và chi phí khác của máy. Trong đơn giá trạm trộn bê tông nhựa, phần chi phí dầu để nung nóng đá dăm, làm nóng lò trộn...được tính ở phần chi phí vật liệu.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi về Sở xây dựng hoặc các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để nghiên cứu giải quyết hoặc đề xuất để cấp có thẩm quyền giải quyết.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.