UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/SLĐTBXH-TBLS | Đà Nẵng, ngày 05 tháng 4 năm 2006 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 191/2005/TTLT NGÀY 7/12/2005 CỦA LIÊN BỘ: QUỐC PHÒNG - LAO ĐỘNG - TB&XH - TÀI CHÍNH
(Dùng cho đối tượng là cán bộ dân chính đảng và thanh niên xung phong chưa được hưởng chế độ hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động)
Thực hiện Thông tư số 191/TT-LT ngày 7/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Kế hoạch số 878/KH-UBND ngày 16 tháng 2 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng. Đối với các đối tượng thuộc cán bộ, công nhân viên chức và thanh niên xung phong hưởng lương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể như sau:
I. Đối tượng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết chế độ trợ cấp một lần bao gồm:
1. Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ: thôi việc, hưu trí, mất sức lao động hàng tháng.
2. Thanh niên xung phong hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cử vào chiến trường B, C, K hoặc khi đi chiến trường hưởng sinh hoạt phí sau đó trở thành người hưởng lương trong chiến trường từ ngày 30/4/1975 trở về trước.
3. Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam thoát ly hoạt động cách mạng tại các chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến ngày 30/4/1975 do các tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng từ cấp huyện (quận) trở lên quản lý.
4. Hạ sỹ quan, chiến sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân (diện hưởng sinh hoạt phí) qua quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác ở chiến trường phát triển thành người hưởng lương từ ngày 30/4/1975 trở về trước, sau đó được điều chuyển hoặc phục viên chuyển ngành sang cơ quan dân chính đảng mới nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc một lần bao gồm:
+ Người được bổ nhiệm giữ chức vụ từ Trung đội trưởng trở lên.
+ Người được đề bạc cấp bậc từ Chuẩn úy hoặc Trung đội bậc phó trở lên.
+ Người được chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, hạ sỹ quan hưởng lương công an nhân dân hoặc cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên quốc phòng, công an hoặc cán bộ dân chính đảng ở miền Nam.
Nếu đối tượng trực tiếp nêu trên đã từ trần thì thân nhân bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi đứng khai và phải kèm. Nếu đối tượng còn từ 2 thân nhân trở lên phải có Giấy ủy quyền của các thân nhân khác (Có mẫu kèm theo).
II. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ.
1. Đối tượng là cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong đang công tác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động.
a. Đối tượng đang công tác (có hướng dẫn riêng)
b. Đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, nghỉ chế độ một lần hồ sơ bao gồm:
- Bản khai theo mẫu 1B; nếu thân nhân khai thì mẫu 2B.
- Kèm theo bản phô tô có sao y bản chính của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Ban Tổ chức quận, huyện ủy hoặc chứng thực của UBND xã, phường nơi cư trú một trong các loại giấy tờ sau đây:
+ Quyết định hưu trí hoặc mất sức lao động (đối với cán bộ về nghỉ hưu trí, mất sức lao động trước tháng 9 năm 1985 thì phô tô Phiếu cá nhân)
+ Lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ (chi phô tô bìa lý lịch và phần kê khai quá trình công tác).
2. Đối với cán bộ công nhân viên chức Nhà nước về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước.
Bản khai theo mẫu 1A, nếu thân nhân khai thì mẫu 2A và kèm theo một trong các loại giấy tờ có liên quan sau đây:
- Các loại giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc
- Lý lịch đảng viên hoặc Lý lịch cán bộ
- Giấy chứng nhận và giới thiệu về địa phương của các cơ quan, đơn vị sau tháng 4 năm 1975 giải thể (Ban binh vận các cấp…)
- Giấy tờ có liên quan
- Huân, Huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác
- Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe
- Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng chế độ BHXH một lần
- Các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác (không sử dụng giấy tờ xác nhận năm 2005 trở lại đây)
Hiện nay hồ sơ liệt sỹ đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ ghi cấp bậc, chức vụ khi hy sinh nên không xác định được thời gian thoát ly để tính thời gian giải quyết chế độ trợ cấp. Để giải quyết cho đối tượng là liệt sỹ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể như sau:
III. Hồ sơ giải quyết chế độ.
+ Bản khai theo mẫu 1B
+ Bản trích sao quá trình công tác từ khi tham gia cách mạng cho đến lúc hy sinh được cơ quan cấp Giấy chứng nhận hy sinh hoặc Giấy báo tử xác nhận.
+ Giấy ủy quyền của các thân nhân khác (nếu là con liệt sỹ đứng khai).
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, Ủy ban nhân dân xã, phường tiếp nhận lập danh sách gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.
IV. Thời gian giải quyết chính sách.
Sau khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn đề nghị các địa phương về tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến từng thôn, bản, tổ dân phố và hướng dẫn đối tượng kê khai.
Đến 30 tháng 5 năm 2006 đề nghị các địa phương kiểm tra các hồ sơ có đủ giấy tờ gốc (chủ yếu đối tượng B, C, K đang nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động) chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét trình UBND thành phố giải quyết trợ cấp. Sau đó cứ 15 ngày các địa phương, xem xét, tổng hợp các hồ sơ đủ điều kiện giải quyết chế độ chuyển về Sở tiếp tục xem xét giải quyết để đến cuối năm 2006 cơ bản kết thúc giải quyết chế độ theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình hướng dẫn đối tượng tiếp nhận hồ sơ có gì vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.