BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 028/ĐKVN | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY BA BÁNH DÙNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Triển khai Quyết định số 62/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT) xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật đã sử dụng trước ngày 01/01/2008, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) hướng dẫn các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thực hiện kiểm tra như sau:
1. Quy định chung
Hướng dẫn này áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe mô tô, xe gắn máy ba bánh do thương binh và người tàn tật trực tiếp điều khiển (sau đây gọi là xe dùng cho người tàn tật) đã sử dụng trước ngày 01/01/2008 để dùng vào việc đăng ký xe.
Thời gian thực hiện kiểm tra từ khi Quyết định 62/2007/QĐ-BGTVT có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2008.
2. Hồ sơ yêu cầu kiểm tra
- Thực hiện như điều 3 của Quyết định số 62/2007/QĐ-BGTVT (sau đây gọi là QĐ 62).
- Trường hợp chủ phương tiện mang xe đến kiểm tra nhưng chưa có giấy xác nhận của chính quyền địa phương, hoặc giấy chứng nhận chưa đúng mẫu quy định, các Trung tâm đăng kiểm vẫn kiểm tra và hướng dẫn cho chủ phương tiện đi xin xác nhận vào “Giấy đề nghị kiểm tra kiêm tờ khai xe dùng cho người tàn tật”, trả Giấy chứng nhận ATKT&BVMT cho các xe đạt tiêu chuẩn sau khi có xác nhận của chính quyền địa phương.
3. Yêu cầu kỹ thuật khi kiểm tra
Thực hiện theo được quy định tại điều 4 của QĐ 62, trong đó một số điểm được làm rõ như sau:
3.1. Mục 1: Yêu cầu chung
- Quy định tại điểm a, mục 1, điều 4 của QĐ 62, xe dùng cho người tàn tật không có thùng xe để chở hàng hóa, chở người được hiểu là xe không có kết cấu để có thể sử dụng chở hàng hoá, chở người, có không quá 2 chỗ ngồi kể cả người lái.
- Các bánh xe phải đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe là mặt phẳng dọc đi qua tâm trục lái và vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
3.2. Mục 2: Hệ thống điều khiển
Đăng kiểm viên khi kiểm tra hệ thống điều khiển cần ghi rõ đặc điểm của các cơ cấu điều khiển (bằng tay hoặc chân, bên phải hoặc bên trái ...) vào biên bản kiểm tra.
Ví dụ:
Đặc điểm của hệ thống điều khiển:
- Điều khiển cung cấp nhiên liệu (điều khiển ga): tay phải
- Điều khiển li hợp: tay trái
- Điều khiển số: tay trái
- Điều khiển phanh: chân trái.
3.5. Điểm e), mục 5 : Kiểm tra hiệu quả phanh
- Đường thử phanh phải là mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng, bằng phẳng, khô. Khi thử Đăng kiểm viên tác động đồng thời lên các điều khiển phanh (phanh trước và phanh sau).
3.6. Điểm a), mục 6 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
- Đèn chiếu sáng phía trước phải có chức năng chiếu xa và chiếu gần (pha, cốt).
- Kiểm tra cường độ sáng của đèn chiếu xa bằng thiết bị kiểm tra đèn.
4. Xử lý kết quả kiểm tra
- Biên bản kiểm tra được lập theo mẫu phụ lục 1.
- Nếu xe kiểm tra đạt yêu cầu Trung tâm đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận ATKT và BVMT (mẫu Phụ lục 3 QĐ 62) in trên phôi do Cục ĐKVN phát hành và biểu tượng xe dùng cho người tàn tật. Phần “Nội dung kiểm tra” trong Giấy chứng nhận ghi đặc điểm hệ thống điều khiển như đã hướng dẫn (mục 3.2 nói trên) đối với biên bản kiểm tra. Mặt sau giấy chứng nhận phô tô một ảnh chụp chéo 45 độ từ phía trước, kích thước ảnh tối thiểu 90x120mm.
- Trường hợp xe không đạt, Trung tâm thông báo kết quả, lý do không đạt cho chủ phương tiện để khắc phục (mẫu phụ lục 4).
5. Lưu trữ kết quả kiểm tra
Các Trung tâm đăng kiểm mở sổ theo dõi kiểm tra, cấp phát Giấy chứng nhận ATKT&BVMT xe dùng cho người tàn tật theo mẫu phụ lục 2.
Hồ sơ lưu trữ tại Trung tâm đăng kiểm gồm:
- Biên bản kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe dùng cho người tàn tật (được lưu theo số thứ tự của Biên bản);
- Giấy đề nghị kiểm tra có đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương (bản chính);
- Bản phô tô Giấy chứng nhận ATKT&BVMT xe dùng cho người tàn tật;
- 01 ảnh chụp chéo 45 độ phía trước xe.
6. Tổ chức thực hiện
6.1 Trách nhiệm của các Trung tâm Đăng kiểm:
- Kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe dùng cho người tàn tật cư trú tại địa phương.
- Niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục các văn bản sau:
+ Văn bản số 1992/TTg-CN ngày 21/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật đã sử dụng trước ngày 01/01/2008.
Mẫu “Giấy đề nghị kiểm tra kiểm tờ khai xe dùng cho người tàn tật”;
- Không thu bất kỳ khoản phí, lệ phí liên quan tới việc kiểm tra, chụp ảnh, cấp Giấy chứng nhận ….
- Bố trí cán bộ để tiếp, hướng dẫn cách ghi và phát mẫu “Giấy đề nghị kiểm tra kiểm tờ khai xe dùng cho người tàn tật” cho chủ phương tiện.
- Hàng tháng các Trung tâm đăng kiểm tổng hợp và gửi báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản và truyền 01 File Excel (mẫu phụ lục 3) về Cục ĐKVN (Phòng Kiểm định xe cơ giới) trước ngày 05 của tháng tiếp theo để tổng hợp báo cáo Bộ GTVT theo quy định.
6.2. Trách nhiệm của Phòng Kiểm định xe cơ giới:
- Hướng dẫn các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tiến hành kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe dùng cho người tàn tật.
- Tổ chức in ấn, cấp phát và quản lý phôi Giấy chứng nhận ATKT&BVMT xe dùng cho người tàn tật.
- Tổng hợp để Cục ĐKVN báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa rõ, yêu cầu các Trung tâm Đăng kiểm phản ánh về Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục ĐKVN, địa chỉ: 18 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội điện thoại 04.7684706, Fax 04.7684723.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.