ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/HDLN-STC-CT-SCT | Đà Nẵng, ngày 17 tháng 8 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH
CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ TRÔNG GIỮ XE ĐẠP, XE MÁY, XE ÔTÔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thực hiện Điều 5 Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 08/03/2010 của UBND thành phố về quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Để các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, Liên ngành Sở Tài chính - Cục Thuế - Sở Công Thương hướng dẫn một số nội dung về thu, quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô trên địa bàn thành phố như sau:
1. Đối tượng nộp phí.
a. Chủ phương tiện hoặc người sử dụng phương tiện giao thông có nhu cầu trông giữ phương tiện (sau đây gọi là giữ xe thông thường).
b. Chủ phương tiện hoặc người sử dụng phương tiện giao thông có phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (sau đây gọi là giữ xe vi phạm trật tự giao thông).
2. Mức thu phí.
- Mức thu phí giữ xe thông thường, giữ xe vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định tại Phụ lục đính kèm.
- Trong trường hợp vị trí giữ xe gần các khu vực chợ, bệnh viện, trường học, khu chung cư, khu vui chơi giải trí thì được áp dụng mức thu phí của khu vực gần nhất so với vị trí giữ xe.
- Khu vực siêu thị được áp dụng mức thu phí trông giữ xe khu vực chợ.
3. Cơ quan thu phí.
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ giữ xe.
b) Các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức thực hiện trông giữ xe theo quy định.
Cơ quan thu phí có trách nhiệm niêm yết hoặc thông báo công khai mức thu phí tại địa điểm thu phí. Khi thu tiền phí trông giữ xe phải cung cấp vé giữ xe có in sẵn mệnh giá (hoặc biên lai thu) do Cục Thuế phát hành cho các đối tượng nộp phí theo quy định. Trường hợp cơ quan thu phí thực hiện thu phí trông giữ xe không đúng quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được.
4.1. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ giữ xe: Số tiền phí thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật thuế hiện hành và được quản lý, sử dụng số tiền phí thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp lụât.
4.2. Đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp tổ chức trông giữ xe:
a. Trường hợp cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu phí trông giữ xe đã được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hằng năm thì phải nộp 100% số phí thu được vào ngân sách theo phân cấp.
b. Trường hợp cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu phí trông giữ xe nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động thu phí thì được để lại 80% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính.
Số thu phí còn lại (20%) nộp ngân sách nhà nước theo phân cấp và được hạch toán theo chương tương ứng, mã ngành kinh tế (Loại, Khoản) 231, mã nội dung kinh tế (mục, tiểu mục) 4949 của Mục lục ngân sách nhà nước.
5. Chứng từ thu phí
Cơ quan thu phí phải sử dụng vé giữ xe có in sẵn mệnh giá (hoặc biên lai thu) do cơ quan Thuế phát hành để giao cho đối tượng nộp phí và thanh quyết toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
6. Đăng ký kê khai và quyết toán phí
6.1. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ giữ xe: Thực hiện kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý Thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý Thuế.
6.2 Đối với cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp tổ chức trông giữ xe phải đăng ký, kê khai, thu nộp quyết toán phí theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính về thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
7. Hạch toán kế toán phí:
Cơ quan thu phí có trách nhiệm mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp, quản lý và sử dụng số tiền phí thu được theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước quy định.
Hàng năm, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức thu phí phải lập dự toán thu chi gửi cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức thu phí mở tài khoản tạm giữ tiền phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành; phải thực hiện quyết toán thu chi theo thực tế đảm bảo đúng quy định tài chính.
Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí trông giữ xe; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp lụât về phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Trên đây là hướng dẫn liên ngành về thu, quản lý, sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Liên ngành Sở Tài chính - Cục Thuế - Sở Công Thương (qua Sở Tài chính) để nghiên cứu, bổ sung./.
SỞ CÔNG THƯƠNG TP ĐN | CỤC THUẾ TP ĐN | SỞ TÀI CHÍNH TP ĐN |
Nơi nhận: |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.