BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1884/CĐ-BYT | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013 |
CÔNG ĐIỆN
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) TRÊN NGƯỜI
Bộ Y tế điện: Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới đến ngày 03/4/2013, Trung Quốc đã phát hiện 7 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) tại tỉnh Thượng Hải, An Huy và Giang Tô, trong, đó có 02 trường hợp tử vong. Tất cả 7 trường hợp trên đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A(H7N9) có gen từ nguồn gốc gia cầm. Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H7N9) gây bệnh nặng trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm chủng vi rút cúm A(H7N9) vào Việt Nam cũng như triển khai các biện pháp phòng chống tại cộng đồng, tránh lây nhiễm cúm A(H7N9) sang người, Bộ Y tế kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo một số nội dung cụ thể sau:
1. Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm các cấp, xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9) ở người nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn dịch lây lan.
2. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương và các ngành có liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm. Đẩy mạnh các hoạt động quản lý mua bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm trong đó có nguyên nhân từ cúm A(H7N9), kịp thời thông báo cho ngành y tế khi có dịch trên gia cầm và thực hiện xử lý triệt để ổ dịch hạn chế lây lan.
3. Chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát nhằm phát hiện các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng. Chuẩn bị vật tư, phương tiện kỹ thuật, tổ chức thường trực chống dịch. Các địa phương có cửa khẩu cần giám sát chặt chẽ tất cả hành khách, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ tổ chức khám sàng lọc cách ly và kịp thời triển khai các biện pháp nhằm hạn chế lây lan. Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt việc thu dung cách ly điều trị hạn chế tử vong khi có bệnh nhân.
4. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh. Cung cấp kịp thời thông tin tới cộng đồng để người dân không hoang mang, khi người dân có triệu chứng nghi ngờ đến cơ sở y tế để được khám phát hiện và điều trị kịp thời.
5. Chỉ đạo Sở Tài chính và các ngành có liên quan đáp ứng kịp thời kinh phí để chủ động tăng cường các hoạt động giám sát, phòng chống dịch: bố trí kinh phí dự phòng chống dịch để phục vụ trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.
6. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại địa phương, đặc biệt lại các vùng có nguy cơ như khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc: các khu vực đầu mối buôn bán, giết mổ gia cầm; khu vực có gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.