CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1130/CP-NN | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2004 |
CÔNG ĐIỆN
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Điện: | - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, |
Sau khi dịch cúm gia cầm được khống chế trên phạm vi cả nước, gần đây ở một số địa phương tái xuất hiện việc gia cầm chết do nhiễm vi rút cúm trong một số hộ chăn nuôi và đã phát hiện 3 trường hợp bệnh nhân chết do viêm phổi có dương tính với vi rút cúm A (H5). Để ngăn chặn bệnh cúm gia cầm tái phát thành dịch và đề phòng khả năng vi rút cúm H5N1 có thể đột biến để trở thành chủng dễ lây nhiễm hơn đối với người, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các biện pháp sau:
1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Công điện số 917/CP-NN ngày 1 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng thú y, y tế phối hợp với các ngành có liên quan, chính quyền cơ sở và các đoàn thể tiến hành ngay các biện pháp kiểm tra, giám sát đến tận thôn, ấp, xã tình hình bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm ở người.
Nếu trong đàn có gia cầm chết mà kết luận do nhiễm vi rút cúm thì phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật thú y: công bố dịch, tiêu huỷ đàn gia cầm; khoanh vùng bao vây ổ dịch; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, phân rác, nơi tiêu huỷ; không vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, thức ăn chăn nuôi ra khỏi vùng dịch; không buôn bán, chế biến và ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm bị nhiễm vi rút cúm hoặc bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân.
Phát hiện, điều trị và cấp cứu kịp thời bệnh nhân có triệu chứng của bệnh nhiễm vi rút cúm gia cầm.
Chỉ đạo các phương tiện thông tin ở địa phương thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn để nhân dân hiểu đúng tình hình bệnh dịch, các biện pháp phòng chống dịch và sử dụng an toàn các sản phẩm chăn nuôi.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương chủ động kiểm soát, khống chế bệnh dịch; xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch; có biện pháp nghiêm ngặt phòng hộ cho người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, người chăn nuôi, người xử lý gia cầm chết, không để lây lan dịch cúm sang người. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở gia cầm và ở người.
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế ở Trung ương và địa phương, phối hợp với ngành thú y có các biện pháp kịp thời ngăn chặn không để dịch lây sang người; theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, nếu phát hiện bệnh nhân cúm do nhiễm vi rút cúm gia cầm thì phải tiến hành cách ly và điều trị kịp thời, tuyệt đối không để lây lan ra cộng đồng.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm.
6. Bộ Văn hoá - Thông tin, phối hợp với Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin tình hình dịch bệnh phải bảo đảm kịp thời, chính xác, phù hợp với thông lệ quốc tế và theo đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút để nhân dân biết, chủ động phòng chống dịch, tránh làm hoang mang, gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định kinh tế, xã hội./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.