TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CTPH-TCDS | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2012 |
CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
GIỮA TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, BỘ Y TẾ VÀ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;
Căn cứ Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 04/1/2012 của Văn phòng Chính phủ về Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 4669/QĐ-BYT ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Chương trình hành động Truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) giai đoạn 2011 – 2015,
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2012
Chúng tôi gồm:
1. Tổng cục DS-KHHGĐ:
- Đại diện: Ông Dương Quốc Trọng
- Chức vụ: Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
2. Thông tấn xã Việt Nam, Ban Tin trong nước
- Đại diện: Bà Hà Mai An.
- Chức vụ: Trưởng Ban
đã thống nhất ký Chương trình phối hợp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu về DS-KHHGĐ của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011.
Chương trình phối hợp được thống nhất như sau:
I. MỤC TIÊU
Đẩy mạnh truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên NGÂN HÀNG TIN, ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH của Thông tấn xã Việt Nam góp phần chủ động điều chỉnh và duy trì mức sinh thấp hợp lý; khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, từng bước phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Tuyên truyền sâu, rộng, thường kỳ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về DS-KHHGĐ, bao gồm: Nghị quyết 47-NQ/TW; Pháp lệnh dân số năm 2003; Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 ; Nghị định 114/2006/NĐ-CP ; qui định 94/QĐ-TW và hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW thực hiện qui định 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên, Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020…
2. Phản ánh các hoạt động, các tấm gương tiêu biểu, các điển hình tốt đồng thời nêu những hạn chế, tồn tại của các cá nhân, tập thể tại trung ương, địa phương và cơ sở trong việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác DS-KHHGĐ;
3. Tổ chức các hoạt động, các diễn đàn đối thoại nhằm phản hồi các ý kiến, kiến nghị của người dân đối với các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chương trình và ngược lại;
4. Tổ chức các sự kiện truyền thông mạnh nhân các ngày 11/7; 26/12 và tháng hành động quốc gia ngày DS Việt Nam, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ ủng hộ công tác DS-KHHGĐ;
5. Cập nhật các thông tin, kiến thức giáo dục về DS-KHHGĐ đến các nhóm đối tượng đích thông qua các chuyên mục, chuyên trang. Nội dung tuyên truyền phù hợp với các vùng, miền và các nhóm đối tượng.
6. Địa bàn, đối tượng:
6.1. Địa bàn: Công tác tuyên truyền được phủ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chú trọng các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
6.2. Đối tượng: tác động đến 03 nhóm đối tượng, bao gồm:
- Nhóm đối tượng tuyên truyền vận động: tập trung vào các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách, các nhà quản lý dân số - y tế và quản lý các bộ, ngành, lĩnh vực liên quan; các doanh nghiệp;…, để tuyên truyền vận động nhằm đạt được môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực cho chương trình DS-KHHGĐ;
- Nhóm huy động xã hội: tập trung kêu gọi các Ban, ngành, đoàn thể; các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước, các cộng đồng dân cư…, nhằm huy động sự tham gia trong các chương trình DS-KHHGĐ.
- Nhóm đối tượng truyền thông chuyển đổi hành vi: tập trung vào các nhóm đối tượng đích bao gồm: Nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Vị thành niên/thanh niên; Người cao tuổi; Người di cư và các nhóm đối tượng đặc thù; Người cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ nhằm chuyển đổi và duy trì các hành vi có lợi cho chương trình DS-KHHGĐ
7. Kinh phí:
- Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ kinh phí hàng năm để thực hiện các hoạt động triển khai chương trình phối hợp từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, đồng thời huy động, bổ sung từ các nguồn kinh phí khác (nếu có).
- Thông tấn xã Việt Nam huy động các ban, các tòa soạn và phân xã trong và ngoài nước để triển khai một số hoạt động phối hợp đạt hiệu quả cao nhất.
7. Thời gian thực hiện: Trong 4 năm, từ 2012 – 2015.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN
1. Trách nhiệm của Thông tấn xã Việt Nam
- Xây dựng kế hoạch nội dung và dự toán kinh phí hàng năm gửi về Tổng cục DS-KHHGĐ để ký kết hợp đồng tuyên truyền.
- Thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành khác liên quan.
- Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị thực hiện, giám sát tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch.
- Định kỳ báo cáo kết quả tiến độ và sơ kết, tổng kết các hoạt động của kế hoạch phối hợp.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế
- Thẩm định nội dung phối hợp hàng năm và cả giai đoạn, đảm bảo kinh phí theo hợp đồng hằng năm.
- Có trách nhiệm định hướng tuyên truyền, cung cấp các thông tin, tài liệu về DS-KHHGĐ có liên quan, đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên về các nội dung DS-KHHGĐ;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ tổng kết việc triển khai Kế hoạch và kinh phí thực hiện theo hợp đồng hàng năm và chương trình phối hợp cả giai đoạn;
Chương trình phối hợp này là cơ sở để Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, đánh giá theo nội dung phối hợp đã được hai bên thống nhất.
Chương trình phối hợp này được lập thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản, các bản đều có giá trị ngang nhau.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.