BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 783/BC-SDR | Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2008 |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 243/QĐ-TTG NGÀY 28/02/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA CHÍNH PHỦ NĂM 2008
Thực hiện Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2008 và văn bản số 1129/BNN-LN ngày 25/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm 2008 của các tỉnh Tây Nguyên, kết quả như sau:
1. Nội dung kiểm tra:
- Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng;
- Chương trình phát triển lâm nghiệp;
- Chương trình giống lâm nghiệp;
- Tình hình thực hiện Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ tiến hành kiểm tra:
- Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng;
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Điều của Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh tây nguyên;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý rừng;
- Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2008;
- Văn bản số 1129/BNN-LN ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thực hiện Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thời gian, địa điểm kiểm tra:
Từ ngày 07/6/2008 đến ngày 17/6/2008 Đoàn công tác tiến hành kiểm tra tại 4 tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
4. Kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện các chương trình dự án lâm nghiệp:
4.1. Kết quả thực hiện:
Tổng hợp báo cáo của 4 tỉnh về tình hình thực hiện các chương trình dự án đến tháng 6 năm 2008, kết quả như sau:
a) Chương trình 661:
- Giao khoán QLBVR: 208.040,4 ha
- Khoanh nuôi tái sinh: 12.058,0 ha
- Kế hoạch trồng rừng năm 2008:
+ Trồng rừng Phòng hộ: 1.701 ha.
+ Hỗ trợ trồng rừng sản xuất: 3.766 ha.
Do thời vụ trồng rừng trên địa bàn là từ tháng 6 – tháng 8 hàng năm, Hiện tại, các đơn vị mới chuẩn bị hiện trường, cây giống để trồng rừng, diện tích đã trồng ước đạt 20% kế hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7/2008. Tuy nhiên, chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ ước đạt 70% kế hoạch.
b) Thực hiện các chương trình lâm nghiệp khác:
- Đã hoàn chỉnh công tác rà soát quy hoạch 3 loại rừng, hiện tại đang tiến hành triển khai đóng mốc ranh giới. Kết quả rà soát đã được bàn giao cho các xã, huyện để xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Mới tiến hành việc sắp xếp lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
4.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình dự án:
a) Những kết quả đạt được:
- Trên cơ sở các chủ trương chính sách của Nhà nước, các địa phương cũng đã chủ động ban hành một số quy định về chính sách khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất, phát triển trang trại, nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển lâm nghiệp.
- Thông qua các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, bước đầu đã cải thiện đời sống cho người dân, tăng cường năng lực quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, kỹ năng sản xuất lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và trình độ canh tác nông lâm nghiệp cho người dân.
- Công tác giao, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng đã đem lại những thành quả nhất định, độ che phủ của rừng được tăng lên, từng bước nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho một số lượng hộ gia đình mà đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Việc thực hiện Quy chế quản lý giống đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở gieo ươm, sản xuất cây giống chủ động xây dựng và mở rộng được nhiều giống tốt có chất lượng cao.
b) Những mặt còn tồn tại:
- Vốn đầu tư cho công tác trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo chương trình 661 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án cơ sở như mức hỗ trợ còn quá thấp, phần bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương chưa đảm bảo mức đầu tư theo định mức thực tế, nên diện tích chất lượng rừng trồng phòng hộ, đặc dụng thấp, sinh trưởng kém.
- Cơ chế hưởng lợi từ rừng tự nhiên hiện vẫn chưa được rõ ràng, trong khi đó trách nhiệm quản lý bảo vệ những diện tích rừng đã giao, cho thuê rất lớn nên vẫn chưa thu hút được các tổ chức và cá nhân, hộ gia đình tham gia.
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng hầu như các tỉnh đều chưa thực hiện, còn đang trông chờ vào nguồn kinh phí.
- Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, tuy đã thực hiện xong việc sắp xếp nhưng việc đổi mới và phát triển chưa thực hiện, cơ chế hoạt động vẫn chưa được thay đổi. Các công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng chưa tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Do cơ chế đất đai, tài nguyên rừng chưa rõ ràng, vốn sản xuất eo hẹp trong khi đó điều kiện vay vốn gặp nhiều trở ngại vì không có tài sản thế chấp.
- Kế hoạch trồng cao su theo chủ trương của Chính phủ triển khai chậm, do quỹ đất rừng sản xuất có khả năng trồng cao su, hiện tại thuộc nhiều chủ quản lý khác nhau, diện tích manh mún, ít tập trung; việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang trồng cao su, phải làm nhiều thủ tục và phải đảm bảo được các điều kiện: dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và phải quy hoạch trồng rừng thay thế.
- Tình trạng lấn chiếm, mua bán đất trái phép và chặt phá rừng tại những khu quy hoạch trồng cao su diễn ra phức tạp.
- Khai thác gỗ theo kế hoạch triển khai chậm, đặc biệt, đến nay vẫn còn một số địa phương chưa hoàn thành khâu thiết kế khai thác.
- Các địa phương chưa quy hoạch được hệ thống vườn giống, rừng giống, các cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây lâm nghiệp nên có những hạn chế nhất định về nguồn giống và chất lượng giống.
5. Ý kiến của các địa phương:
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan có liên quan xem xét cho chủ trương, kinh phí kiểm kê, phúc tra lại hiện trạng tài nguyên rừng để việc chuyển đổi mô hình lâm trường quốc doanh sang Công ty lâm nghiệp có hiệu quả sát thực hơn.
- Đề nghị các Bộ, ngành liên quan bỏ quy định về quy chế đấu thầu trồng rừng theo Thông tư 58/2008/TT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 của Liên ngành Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Đề nghị ban hành chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng 327, 661 từ phòng hộ sang sản xuất sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
- Đề nghị nâng mức hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo chương trình 661, đảm bảo theo định mức thực tế, quy định tại Quyết định số 38/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng các cấp sau khi kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng đang gặp khó khăn do nguồn ngân sách địa phương không cân đối được, đề nghị các Bộ ngành trung ương xem xét, bố trí kinh phí để địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm đưa cây cao su vào cây đa mục đích để giảm bớt các thủ tục không cần thiết.
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét, điều chỉnh lại tiêu chí rừng nghèo kiệt được phép cải tạo theo quy định tại Thông tư 99/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp; trong đó cho phép đưa các đối tượng rừng lồ ô, tre nứa vào cải tạo rừng.
- Về chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất, ngoài mức hỗ trợ cho việc trồng năm thứ nhất, đề nghị nâng thêm mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc cho các năm tiếp theo.
6. Ý kiến của đoàn kiểm tra:
Đề nghị các địa phương triển khai thực hiện một số công việc:
- Tập trung tháo gỡ những vướng mắc đảm bảo hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch các Chương trình năm 2008.
- Sớm triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2006 – 2020.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định 661 giai đoạn 2008 – 2010.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác chuyển đổi rừng sang trồng cao su, đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng vào lấn chiếm đất, mua bán đất trái phép, chặt phá rừng tại các khu vực quy hoạch dự án trồng cao su làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án.
- Rà soát, đẩy nhanh công tác giao đất rừng thực hiện chính sách giao khoán rừng, đặc biệt là các diện tích rừng hiện do Ủy ban nhân dân huyện, xã quản lý;
- Thực hiện tốt quy chế quản lý rừng theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sớm ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các công ty lâm nghiệp sau chuyển đổi hoạt động có hiệu quả.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.