ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 313/BC-UBND | Tây Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 2013 |
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 267/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Thực hiện Công văn số 4006/LĐTBXH-BVCSTE ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc đánh giá giữa kỳ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo như sau:
I. Đánh giá công tác chỉ đạo, triển khai Chương trình.
1. Tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.
UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình gồm:
- Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban điều hành Chương trình bảo vệ trẻ em và nhóm công tác liên ngành tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hình thành lực lượng Cộng tác viên Dân số và trẻ em ở ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2015.
- Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của UBND tỉnh về việc Quy định mức thù lao cho Cộng tác viên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt mô hình triển khai, địa bàn triển khai và định mức kinh phí thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nguồn lực thực hiện.
a. Ngân sách Nhà nước:
- Năm 2011: 175.000.000 đồng, trong đó: Trung ương: 175.000.000 đồng, Địa phương: không.
- Năm 2012: 2.127.600.000 đồng, trong đó: Trung ương: 600.000.000 đồng, Địa phương: 1.527.600.000 đồng.
- Năm 2013: 2.113.000.000 đồng, trong đó: Trung ương: 1.070.000.000 đồng, Địa phương: 1.043.000.000 đồng.
b. Ngân sách vận động (cấp tỉnh): 330.000.000 đồng
3. Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát và báo cáo
Định kỳ 6 tháng, năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các dự án của Chương trình tại các huyện, thị xã trong tỉnh; báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình để kịp thời nắm bắt những thông tin và xác định nguyên nhân khó khăn trong việc triển khai thực hiện tại địa phương; đồng thời đề ra các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cũng như các hành vi vi phạm quyền trẻ em; bên cạnh đó cũng đề ra các giải pháp can thiệp, hỗ trợ và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi, tái hòa nhập với cộng đồng.
II. Đánh giá việc triển khai, thực hiện các Dự án, mô hình thuộc Chương trình.
1. Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ trẻ em
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh, Báo Tây Ninh thực hiện Chuyên mục và Phụ trương "Vì tuổi thơ", với thời lượng phát sóng 450 phút và 86.400 tờ.
- Lắp đặt 27 Pano tuyên truyền về bảo vệ trẻ em tại trung tâm của các huyện, thị xã và 95 pano tuyên truyền về thực hiện tiêu chí xã, phường phù hợp với trẻ em tại trụ sở UBND các xã, phường thị trấn; treo 250 băngron tuyên truyền nhân Tháng hành động vì trẻ em.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành cho trên 100 em học sinh đại diện khối Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức 114 buổi nói chuyện chuyên đề về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với trên 7.900 đại biểu là cha mẹ, người chăm sóc trẻ, các thầy cô và học sinh trung học cơ sở về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước, xây dựng ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em....
- Nhân bản và phát hành 40.700 cuốn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tài liệu quy định các văn bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới, Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em bài học qua các câu chuyện thực tế....; 2.000 đĩa tuyên truyền về Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và trên 70 ngàn tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền về "Trẻ em không muốn lang thang xa nhà", "Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em", "Không để trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm", Phòng chống đuối nước cho trẻ em,... và đã cấp cho lực lượng cộng tác viên trẻ em phát đến tận các hộ gia đình có trẻ em, các trường học trong tỉnh.
Qua tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ trẻ em, đã có những tác động tích cực trong nhận thức và hành động, giúp cho cán bộ công chức, đảng viên, đoàn viên, thanh thiếu niên, đội viên và quần chúng nhân dân hiểu biết và thực hiện đúng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Từ đó phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
2. Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ trẻ em.
Tổ chức 27 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 1.992 lượt cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em (100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn), nội dung tập huấn bao gồm:
- Nội dung của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Các văn bản bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới; các chế độ chính sách liên quan đến trẻ em.
- Kỹ năng truyền thông tư vấn, kỹ năng làm việc với trẻ em và hộ gia đình; cách ghi chép sổ theo dõi trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cập nhật biến động số liệu trẻ em và báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng.
- Hướng dẫn quy trình can thiệp và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
- Hướng dẫn nội dung phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước trẻ em và tiêu chí xác định ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
3. Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, (cấp tỉnh: 03 người; cấp huyện: 09 người; cấp xã: 95 người; ấp, khu phố: 542 người); Thành lập hệ thống Cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở ấp, khu phố, với số lượng 542 người (mỗi ấp, khu phố 01 cộng tác viên), với kinh phí phụ cấp hàng tháng cho cộng tác viên là 0,2 lần mức lương tối thiểu.
- Thành lập Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban, xây dựng quy chế hoạt động của Ban điều hành, phân công nhiệm vụ của từng thành viên. 9/9 huyện, thị xã thành lập Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện và 95/95 xã, phường, thị trấn thành lập Ban bảo vệ trẻ em.
- Tổ chức 11 lớp tập huấn trợ giúp nâng cao năng lực cho 1.100 đại biểu là cha mẹ, ông bà và các nhà giữ trẻ em tư nhân về bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ và nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.
- Thành lập 02 Văn phòng tư vấn trẻ em tại huyện Hòa Thành và Thị Xã Tây Ninh, nhằm cung cấp và kết nối các dịch vụ về bảo vệ trẻ em.
- Tổ chức 24 buổi tư vấn cộng đồng cho trên 250 trẻ em và gia đình về các chính sách liên quan đến trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, lập 162 hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.
* Tây Ninh triển khai 03 mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng, bao gồm:
- Mô hình thứ nhất "Trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng" tại các xã: Đồng Khởi, Thanh Điền và Thị trấn Châu Thành huyện Châu Thành và các xã: Thạnh Đức, Thanh Phước và Thị trấn Gò Dầu huyện Gò Dầu.
- Mô hình thứ hai "Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng" tại các xã: An Tịnh, Gia Lộc và Thị trấn Trảng Bàng huyện Trảng Bàng.
- Mô hình thứ ba "Phòng ngừa và trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng" tại xã Suối Ngô và Thị trấn Tân Châu huyện Tân Châu.
* Về số đối tượng được hỗ trợ:
- Hỗ trợ trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa khám bệnh và thuốc uống khi trẻ bị ốm, hỗ trợ dinh dưỡng (trong trường hợp khẩn cấp khi trẻ chưa có người nhận chăm nuôi): 1.000.000 đồng/em. (Đến ngày 25/11/2013 chưa có đối tượng được hưởng).
- Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi có nhu cầu học nghề; trẻ em khuyết tật có khả năng lao động; người chưa thành niên vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung và các em được giáo dục tại cộng đồng: 7.200.000 đồng/em (trong đó, tiền ăn: 300.000 đồng/tháng/em x 9 tháng; học phí học nghề: 500.000 đồng/tháng/em x 9 tháng). (Đã hỗ trợ học nghề cho 02 em chưa thành niên vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung và các em được giáo dục tại cộng đồng).
- Hỗ trợ 01 lần cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực: 1.200.000 đồng/em. (Hướng dẫn 03 gia đình các em làm thủ tục hỗ trợ nhưng gia đình chưa thực hiện).
* Về nội dung hoạt động:
- Khảo sát và lập hồ sơ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em khuyết tật tại 11 xã, thị trấn triển khai mô hình.
- Tổ chức trên 70 cuộc nói chuyện chuyên đề về Phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, hướng dẫn các chế độ chính sách dành cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật cho các gia đình có trẻ em của 11 xã, thị trấn triển khai mô hình.
5. Dự án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em.
- Thực hiện Công văn số 2979/LĐTBXH-BVCSTE ngày 27/8/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổng kết, đánh giá 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, UBND tỉnh Tây Ninh đã triển khai việc đánh giá những kết quả đạt được, mặt chưa làm được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm qua 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế về thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Tây Ninh cũng đã đề xuất sửa đổi tên luật từ "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" thành "Luật trẻ em" để đảm bảo bao quát hơn về công tác trẻ em và sửa độ tuổi trẻ em từ dưới 16 thành từ dưới 18 cho phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
- Công tác quản lý, phân loại, theo dõi các đối tượng trẻ em trên địa bàn: Nhằm nắm chính xác số lượng trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; Vào tháng 5/2012, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức điều tra, khảo sát trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn toàn tỉnh. Các số liệu điều tra, khảo sát được ghi chép vào Sổ quản lý trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của từng địa bàn do cộng tác viên trẻ em quản lý và cộng tác viên sẽ cập nhật biến động số liệu trẻ em và thống kê báo cáo định kỳ hàng tháng cho cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các xã, phường, thị trấn.
III. Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đầu kỳ
1. Đối với mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống 3,5% tổng số trẻ em. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay 3.693/256.990 em, chiếm tỷ lệ 1,44%. Như vậy, qua 03 năm thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em thì mục tiêu này đã hoàn thành.
2. Đối với mục tiêu 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập với cộng đồng và có cơ hội phát triển. Hiện nay, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn được quan tâm, chăm sóc của các ngành, các cấp; Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn được thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp xã hội tại cộng đồng, cấp thẻ BHYT miễn phí, miễn giảm học phí, cấp học bổng...Luôn đảm bảo 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập với cộng đồng và có cơ hội phát triển.
3. Đối với mục tiêu 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã tổ chức rà soát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, từ đó có những can thiệp kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hiện nay là 14.658 em (trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội và mắc các tệ nạn xã hội...)
Đến năm 2015, tỉnh Tây Ninh sẽ cơ bản hoàn thành tốt các mục tiêu mà Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Tây Ninh đã đề ra.
IV. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Dự án thuộc Chương trình.
1. Những khó khăn, vướng mắc.
- Sự phối hợp của các Sở, ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đôi lúc chưa được thường xuyên, chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Các địa phương đều xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ trẻ em nhưng còn quá chung chung, thiếu cụ thể và không chủ động bố trí kinh phí thực hiện, còn trông chờ vào kinh phí cấp trên phân bổ.
- Bộ máy tổ chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em không ổn định, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, thị và xã, phường, thị trấn đều hoạt động kiêm nhiệm, do đó có nơi còn yếu trong công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu vì trẻ em và một số vấn đề bức xúc có liên quan đến trẻ em, cơ chế phối hợp chưa cụ thể và thiếu đồng bộ.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, còn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm quyền trẻ em như xâm hại tình dục trẻ em... gây bức xúc trong dư luận xã hội.
- Thông tư liên tịch số 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/12/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 ; trong đó phần nội dung và mức chi cụ thể của các mô hình trong cả nước không thống nhất, đồng thời định mức chi báo cáo viên cho các buổi nói chuyện chuyên đề và chi hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em còn thấp.
2. Nguyên nhân.
- Việc quan tâm chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền đối với lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng hết khả năng, chưa chủ động tập trung tìm giải pháp tác động kịp thời để giải quyết các vấn đề nổi cộm về trẻ em.
- Công tác truyền thông trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên chưa tận dụng hết đội ngũ cộng tác viên trẻ em và cần đa dạng các hoạt động truyền thông để đến tận người dân, từng gia đình nhất là các vùng nông thôn sâu, vùng biên giới.
- Một số gia đình ở vùng sâu, vùng xa có đời sống kinh tế gặp khó khăn, trình độ dân trí thấp và các bậc cha mẹ phải lo cuộc sống hàng ngày từ đó thiếu quản lý, giáo dục con em mình, đặc biệt các em gái mới lớn; Bên cạnh đó, còn có sự chủ quan của gia đình cho rằng con em mình còn nhỏ nên không quan tâm từ đó một số đối tượng xấu lợi dụng xâm hại.
V. Đề xuất, kiến nghị, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình những năm tiếp theo.
1. Đối với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/12/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 -2015 như:
- Quy định thống nhất nội dung và mức chi cụ thể của các mô hình trong cả nước.
- Nâng một số định mức chi báo cáo viên cho các buổi nói chuyện chuyên đề, chi hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em lên cho phù hợp tình hình hiện nay.
2. Đối với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chủ động, tích cực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong việc thực hiện Chương trình.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các địa phương, báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg định kỳ hàng năm.
- Bố trí mỗi huyện, thị xã có 01 cán bộ chuyên trách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bố trí kinh phí cho các hoạt động trẻ em tại địa phương.
- Cần tập trung chỉ đạo đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ấp, khu phố phải tích cực trong công tác truyền thông, tư vấn và cập nhật biến động, thống kê số liệu trẻ em trên địa bàn phụ trách; Đa dạng các hoạt động truyền thông để đến tận người dân, từng gia đình nhất là các vùng nông thôn sâu, vùng biên giới; đặc biệt phải quản lý chặt chẽ số trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên ở ấp, khu phố.
Trên đây là báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015)
Phần I. Tình hình triển khai thực hiện Chương trình
TT | Chỉ tiêu, mục tiêu | ĐVT | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Tổng |
I | DA1: Truyền thông giáo dục và vận động xã hội |
|
|
|
|
|
1 | Số lượng các Chương trình phát thanh, truyền hình | chương trình | 18 | 18 | 18 | 54 |
2 | Số lượng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo | Chuyên trang, chuyên mục | 4 (với 28.800 tờ) | 4 (với 28.800 tờ) | 4 (với 28.800 tờ) | 12 (với 86.400 tờ) |
3 | Số lượng các ấn phẩm truyền thông được sản xuất, nhân bản | đầu sản phẩm | 2 (15.700 cuốn) | 4 (với 60.000 tờ và 2.000 đĩa) | 3 (với 10.000 tờ và 25.00 cuốn) | 9 (với 70.000 tờ, 2.000 đĩa và 40.700 cuốn) |
4 | Số lượng các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật, về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tổ chức | cuộc thi | 0 | 1 | 0 | 1 |
5 | Hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
5.1 | Số lượt phát thanh tại cộng đồng | lượt | 1140 | 1140 | 1140 | 3420 |
5.2 | Tổ chức nói chuyện chuyên đề |
|
|
|
|
|
| Số buổi | buổi | 0 | 78 | 36 | 114 |
| Số lượt người tham gia | người | 0 | 5200 | 2700 | 7900 |
5.3 | Số lượng Pano, áp phích, khẩu hiệu được xây dựng |
| 9 | 113 | 0 | 122 |
6 | Số lượng người được tiếp cận các hình thức truyền thông, giáo dục, vận động xã hội | người | 956875 | 978860 | 979652 |
|
II | DA2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE |
|
|
|
|
|
7 | Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp |
|
|
|
|
|
7.1 | Cán bộ cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
| Số lớp | Lớp | 1 | 1 | 1 | 3 |
| Số lượt người tham gia | Người | 1 | 5 | 7 | 13 |
7.2 | Cán bộ cấp huyện |
|
|
|
|
|
| Số lớp | Lớp | 1 | 1 | 2 | 4 |
| Số lượt người tham gia | Người | 18 | 18 | 27 | 63 |
8 | Số lớp/số cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư được tập huấn về kỹ năng bảo vệ trẻ em |
|
|
|
|
|
| Số lớp | Lớp | 9 | 9 | 9 | 27 |
| Số lượt người tham gia | Người | 664 | 664 | 664 | 1992 |
III | DA 3: Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ |
|
|
|
|
|
9 | Củng cố nhân lực trong hệ thống |
|
|
|
|
|
9.1 | Tỉnh/TP có Quyết định thành lập Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và thời điểm ban hành? | Có/không | Không | Có (tháng 6/2012) | Có | Có |
9.2 | Tỉnh/TP đã có Quyết định thành lập Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và thời điểm ban hành? | Có/không | Không | Có (tháng 6/2012) | Có | Có |
9.3 | Số huyện có Quyết định thành lập ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện | Huyện | Không | Không | 9 | 9 |
9.4 | Số huyện có Quyết định thành lập nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện | Huyện | Không | Không | 9 | 9 |
9.5 | Số xã có quyết định thành lập Ban bảo vệ trẻ em cấp xã | Xã | Không | Không | 95 | 95 |
9.6 | Số xã có mạng lưới cộng tác viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn/ xóm/bản/làng/cụm dân cư | Xã | Không | 95 | 95 | 95 |
9.7 | Tổng số cộng tác viên thôn, bản | người | Không | 542 | 542 | 542 |
10 | Phát triển các loại hình/cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em |
|
|
|
|
|
10.1 | Tinh/TP có Quyết định thành lập TTCTXH cấp tỉnh và thời điểm ban hành? | Có/không | Không | Không | Không | Không |
10.2 | Số huyện có văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện | Huyện | Không | Không | 2 | 2 |
10.3 | Số điểm tư vấn cộng đồng | Điểm | Không | Không | 8 | 8 |
10.4 | Số điểm tư vấn trường học | Điểm | Không | Không | Không | Không |
10.5 | Số lượng các cơ sở trợ giúp khác. | cơ sở | Không | Không | Không | Không |
10.6 | Tổ chức tập huấn/bồi dưỡng kiến thức/kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ làm việc trong hệ thống cung cấp dịch vụ | Có/không | Có | Có | Có | Có |
| Số lớp tập huấn/bồi dưỡng | lớp | 9 | 9 | 9 | 27 |
| Số cán bộ làm việc trong Hệ thống cung cấp dịch vụ được tập huấn/bồi dưỡng | người | 664 | 664 | 664 | 1992 |
11 | Tổ chức cung cấp/kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em (trọng tâm là dịch vụ cấp 3) |
|
|
|
|
|
11.1 | Tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bi xâm hại, trẻ em bị bạo lực | trẻ em | 4558 | 4593 | 3693 | 12844 |
11.2 | Trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội khác... | trẻ em | 4558 | 4593 | 3693 | 12844 |
11.3 | Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em/kỹ năng làm cha mẹ | người | 0 | 200 | 900 | 1100 |
11.4 | Trợ giúp nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em | trẻ em |
|
|
|
|
11.5 | Số trẻ em được quản lý và can thiệp theo quy trình của Thông tư 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 | trẻ em | 47 | 44 | 59 | 145 |
IV | DA4: Mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng |
|
|
|
|
|
12 | Tổng số huyện là địa bàn thí điểm thực hiện Dự án 4 | Huyện | 4 | 4 | 4 |
|
13 | Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Dự án 4 | Xã | 11 | 11 | 11 |
|
| Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Mô hình thứ nhất | Xã | 6 | 6 | 6 |
|
| Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Mô hình thứ hai | Xã | 0 | 0 | 0 |
|
| Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Mô hình thứ ba | Xã | 3 | 3 | 3 |
|
| Tổng số xã là địa bàn thí điểm thực hiện Mô hình thứ tư | Xã | 2 | 2 | 2 |
|
14 | Hoạt động của các mô hình |
|
|
|
|
|
| Tư vấn, tham vấn, phục hồi tâm lý, thể chất cho trẻ em | trẻ em |
|
|
|
|
| Trợ giúp cho trẻ em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, phúc lợi xã hội khác... để hòa nhập cộng đồng | trẻ em |
|
|
|
|
| Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em/kỹ năng làm cha mẹ | Người |
|
|
|
|
| Tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em | trẻ em |
|
|
|
|
V | DA5: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước (đối với cấp tỉnh) |
|
|
|
|
|
15 | Khảo sát, thống kê trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt | Có/không | Có | Có | Có | Có |
| Tổng số trẻ em dưới 16 tuổi | trẻ em | 261108 | 257659 | 256990 |
|
| Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | trẻ em | 4558 | 4593 | 3693 |
|
| Số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt | trẻ em | 15800 | 15713 | 14658 |
|
| Số trẻ em khuyết tật | trẻ em | 2775 | 2750 | 2465 |
|
| Số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi | trẻ em | 807 | 810 | 700 |
|
| Số trẻ em lang thang | trẻ em | 0 | 3 | 0 |
|
| Số trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | trẻ em | 15 | 62 | 0 |
|
| Số trẻ em bị xâm hại tình dục | trẻ em | 47 | 44 | 59 |
|
| Số trẻ em bị bạo lực | trẻ em | 6 | 0 | 0 |
|
| Số trẻ em vi phạm pháp luật | trẻ em | 667 | 578 | 238 |
|
Phần II. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình
TT | Mục tiêu | Chỉ tiêu, mục tiêu | ĐVT | Mục tiêu đến năm 2015 của tỉnh/thành phố | Kết quả thực hiện Mục tiêu tỉnh/thành phố | Ước mục tiêu đạt (đánh dấu x vào mục tiêu đạt) | |
2011 | 2013 | 2015 | |||||
(A) | (B) | (C) | (D) | (1) | (2) | (3) | (4) |
I | Mục tiêu chung |
|
|
|
|
| |
1 | MT1 | Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt so với tổng số trẻ em | % | 3.5 | 1.75 | 1.44 | x |
2 | MT2 | Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc |
|
|
|
|
|
|
| Số lượng | trẻ em |
| 4558 | 3693 |
|
|
| Tỷ lệ | % | 80 | 100 | 100 | x |
3 | MT3 | Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp |
|
|
|
|
|
|
| Số lượng | trẻ em |
| 15800 | 14658 |
|
|
| Tỷ lệ | % | 70 | 100 | 100 | x |
II | Mục tiêu/chỉ tiêu của từng dự án/mô hình |
|
|
|
|
| |
7 | DA1 | Tỷ lệ người dân được tiếp cận thông tin về bảo vệ trẻ em | % |
| 100 | 100 | x |
8 | DA1 | Tỷ lệ người dân được nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em | % | 90 | 87 | 89 | x |
9 | DA2 | Tỷ lệ cán bộ BVCSTE cấp huyện trở lên được nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về BVCSTE | % | 100 | 100 | 100 | x |
10 | DA2 | Tỷ lệ cán bộ BVCSTE ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em | % | 80 | 100 | 100 | x |
11 | DA3 | Số huyện xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em | Huyện | 2 | 9 | 9 | x |
12 | DA3 | Tỷ lệ xã xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em | % | 18 | 95 | 95 | x |
13 | MH1 | Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chăm sóc | % | 80 | 100 | 100 | x |
14 | MH1 | Tỷ lệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi được chăm sóc | % | 90 | 100 | 100 | x |
15 | MH3 | Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục | % | Giảm hàng năm 10% | 1 em | 3 em |
|
16 | MH3 | Tỷ lệ trẻ em bị bạo lực | % | Giảm hàng năm 10% | 0 | 0 | x |
17 | MH3 | Tỷ lệ trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp | % | 100 | 100 | 100 | x |
18 | MH4 | Tỷ suất NCTN vi phạm pháp luật tính trên 10.000 trẻ em | /10.000 | 7/10.000 | 21/5097 | 25/5042 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.