UBND TỈNH PHÚ THỌ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 335/HDLN-SLĐTBXH-XNN&PTNT |
Phú Thọ, ngày 15 tháng 04 năm 2014 |
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài Chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 112); Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên Bộ: Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112; Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN và PTNT-BTC-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 18/02/2014 của UBND tỉnh về giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014; Kế hoạch số 1069/KH-UBND ngày 25/3/2014 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014; Liên Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự thủ tục hồ sơ mở lớp, hồ sơ kết thúc lớp học, thanh quyết toán kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn như sau:
1. Hồ sơ xuất trình để đối chiếu.
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề phù hợp.
- Bản gốc Phiếu đăng ký học nghề (Mẫu số 1/HDLN) (sau khi đối chiếu cơ sở dạy nghề nhận lại và lưu hồ sơ lớp học)
2. Hồ sơ trình duyệt và lưu tại cơ quan được giao chủ đầu tư và cơ sở dạy nghề
2.1. Danh sách người học nghề (Mẫu số 2/HDLN).
2.2. Danh sách giáo viên, người dạy nghề (Mẫu số 3/HDLN).
2.3. 04 bản Dự toán kinh phí lớp học (Mẫu số 4/HDLN).
2.4. Kế hoạch đào tạo (Mẫu số 5/HDLN).
2.5 Bản cam kết dạy nghề cho lao động nông thôn (Mẫu số 6/HDLN).
1. Quyết định mở lớp kèm theo danh sách người học nghề, Quyết định công nhận tốt nghiệp kèm theo danh sách người học nghề tốt nghiệp được cấp chứng chỉ của cơ sở dạy nghề.
2. Bảng theo dõi thời gian học tập của LĐNT (Mẫu số 7/HDLN).
3. Bản Danh sách LĐNT học nghề được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong thời gian học nghề có chữ ký của người nhận (Mẫu số 8/HDLN)
4. 04 bản Báo cáo quyết toán kinh phí (Mẫu số 9/HDLN).
5. Bản gốc các chứng từ chi hợp pháp theo quy định.
6. Biên bản kiểm tra dạy nghề cho LĐNT (Mẫu số 10/HDLN)
7. Báo cáo kết thúc lớp dạy nghề cho LĐNT (Mẫu số 11/HDLN).
Hồ sơ mở lớp và hồ sơ kết thúc lớp học đều lập thành 2 bộ, sau khi thẩm định, phê duyệt, cơ quan chủ đầu tư giữ 01 bộ để phục vụ công tác quản lý, cơ sở dạy nghề lưu 01 bộ để tổ chức thực hiện.
1. Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn
- Căn cứ kết quả tuyển sinh, lập hồ sơ mở lớp, theo quy định tại mục I văn bản này, trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với nghề phi nông) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với nghề nông nghiệp) thẩm định và ký hợp đồng dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Sau khi hợp đồng dạy nghề cho lao động nông thôn được ký kết, cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện; tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
- Kết thúc lớp học, trong vòng 15 ngày cơ sở dạy nghề hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán kinh phí quy định tại mục II văn bản này, gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với nghề phi nông nghiệp) và Sở Nông nghiệp va Phát triển nông thôn (đối với nghề nông nghiệp) để thẩm định, thanh lý hợp đồng, cấp thanh toán số kinh phí còn lại; thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản, các cơ quan phối hợp theo quy định.
- Hồ sơ lưu tại cơ sở dạy nghề bao gồm: Phiếu đăng ký học nghề, 02 bản Dự toán kinh phí lớp học đã được phê duyệt và 02 bản Hợp đồng dạy nghề cho lao động nông thôn đã có chữ ký của các bên; 02 bản Báo cáo quyết toán kinh phí đã được phê duyệt, 02 Biên bản thanh lý hợp đồng dạy nghề cho lao động nông thôn đã có chữ ký và đóng dấu của các bên.
2. Sở Lao động - Thuơng binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng lưu hồ sơ, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. (Trình tự tiếp nhận hồ sơ tại mỗi cơ quan do các cơ quan quy định).
Hợp đồng dạy nghề lao động nông thôn sau khi được ký kết, được cấp tạm ứng 30% giá trị hợp đồng (theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước). Thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng sau khi kết thúc lớp học.
3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) các huyện, thành, thị.
Có trách nhiệm quản lý, theo dõi các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, thành, thị theo kế hoạch.
Phối hợp với các cơ sở dạy nghề và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong huyện để tổ chức tư vấn tuyển sinh, kiểm tra, giám sát tổ chức dạy nghề theo kế hoạch trên địa bàn.
Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày ký, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Qua Phòng Dạy nghề) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Chi cục Phát triển nông thôn) để xem xét, nghiên cứu giải quyết./.
SỞ NÔNG
NGHIỆP VÀ PTNT |
SỞ LAO ĐỘNG
– THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
|
|
Ban hành kèm theo Hướng dẫn liên ngành số: 335/HDLN-SLĐTBXH-SNN&PTNT
(Đã tích hợp mẫu số 1 kèm theo TT 30/2012/TTLT-TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Dùng cho lao động nông thôn học nghề theo quyết định 1956/QĐ-TTg)
1. Số phiếu: (Thí sinh không ghi
mục này. Cơ sở dạy nghề sẽ đánh số phiếu khi thu phiếu)......
........................................................................................................................ LĐNT
-
2. Tên cơ sở đăng ký vào học nghề: ....................................................................................
3. Đăng ký học nghề: ...........................................................................................................
4. Trình độ nghề: (ghi rõ trình độ sơ cấp nghề hoặc dạy nghề dưới 3 tháng)............................
5. Tổ chức đào tạo tại: Xã/phường/thị trấn……………………………, huyện/thành/thị:................
6. Họ và tên đầy đủ của thí sinh: (Viết bằng chữ in hoa)..........................................................
………………………………………….., 7. Giới tính: (Nam ghi 1, Nữ ghi 2 vào ô vuông)..............
8. Ngày, tháng, năm sinh: (Ghi theo thứ
tự: ngày, tháng đủ 2 chữ số; năm đủ 4 chữ số)
..........................................................................................................................
9. Nơi sinh: (Ghi đúng theo giấy khai sinh)..............................................................................
10. Dân tộc: …………………………………………………. Mã số dân tộc:...............................
11. Hộ khẩu thường trú: (Ghi rõ thôn/bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành/thị, tỉnh).................
................................................................................. ; Mã số tỉnh: , Huyện: , xã:
12. Chỗ ở hiện tại: (Ghi rõ thôn/bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành/thị, tỉnh)..........................
................................................................................. ; Mã số tỉnh: , Huyện: , xã:
13. Trình độ phổ thông (Không biết chữ ghi 0, Tiểu học hoặc biết chữ ghi 1, THCS ghi 2, TPHP ghi 3 vào ô vuông)...........................................................................................................................................
14. Đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách 1956 chưa? (ghi theo hướng dẫn):................
15. Thuộc đối tượng theo chính sách 1956/QĐ-TTg: (Thuộc đối tượng nào thì khoanh tròn vào số đó và điền vào ô vuông – xem chi tiết tại hướng dẫn) 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.............................................................
16. Giấy chứng minh nhân dân số: (ghi mỗi chữ số vào 1 ô vuông).....................
17. Dự kiến việc làm sau khi học nghề: (Ghi theo hướng dẫn)..............................................
18. Gửi giấy báo kết quả trúng tuyển cho: …….……………………………… Địa chỉ.....................
…………………………………………………………………… Điện thoại (Nếu có)............................
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề./.
Ngày … tháng
…. năm 201… |
XÁC NHẬN
CỦA UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN |
HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ
(Hướng dẫn ghi phiếu này in trên mặt sau của bì đựng hồ sơ và mặt sau của Phiếu đăng ký học nghề)
* Hồ sơ tuyển sinh được đựng trong bì hồ sơ: Phiếu đăng ký học nghề để trong bì đựng hồ sơ
* Mục 1: Ghi theo số thứ tự nhận hồ sơ của đơn vị, nếu số đăng ký nhỏ thì thêm số 0 phía trước cho đủ 5 chữ số.
* Mục 2: Ghi đúng tên cơ sở đăng ký học nghề.
* Mục 3, 4: Ghi đúng tên nghề và trình độ đăng ký học nghề.
* Mục 5: Ghi xã/phường/thị trấn và huyện/thành/thị nơi đặt lớp dạy nghề.
* Mục 6, 7, 8, 9: Ghi đúng theo giấy khai sinh và hướng dẫn trên phiếu.
* Mục 10: Ghi đúng tên dân tộc, mã dân tộc ghi theo quy định của nhà nước, người đăng ký học nghề chưa biết thì liên hệ với cơ sở dạy nghề gần nhất, UBND xã hoặc phòng LĐTBXH huyện để được hướng dẫn.
* Mục 11, 12: Phần chữ ghi đúng theo hướng dẫn trong phiếu; phần mã số tỉnh, huyện, xã ghi theo quy định tại niên giám thống kê của Tổng cục thống kê phát hành năm 2010, nếu không biết liên hệ với cơ sở DN gần nhất hoặc Phòng LĐTBXH, Phòng thống kê huyện, thành, thị để được hướng dẫn.
* Mục 13: Không biết chữ ghi 0, Tiểu học hoặc biết chữ ghi 1, THCS hoặc tương đương ghi 2, THPT hoặc tương đương ghi 3 vào ô vuông.
* Mục 14: Chưa được hỗ trợ học nghề Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ lần nào điền 0, đã được hỗ trợ lần đầu ghi 1, lần 2 ghi 2, lần 3 ghi 3 vào ô vuông.
* Mục 15: Đối tượng chính sách theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ghi như sau:
+ 1 là người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
+ 2 là người dân tộc thiểu số;
+ 3 là người thuộc hộ nghèo;
+ 4 là người thuộc hộ bị thu hồi đất;
+ 5 là người khuyết tật;
+ 6 là người thuộc hộ cận nghèo (có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo theo quy định chuẩn nghèo hiện hành của nhà nước);
+ 7 là lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng nêu trên.
* Mục 16: Ghi chính xác theo chứng minh nhân dân.
* Mục 17: Lựa chọn một trong các trường hợp sau để điền vào ô vuông trên phiếu đăng ký học nghề;
+ Tự tạo việc làm: điền 1 vào ô vuông trên phiếu đăng ký học nghề;
+ Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm: điền 2 vào ô vuông trên phiếu đăng ký học nghề;
+ Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động: điền 3 vào ô vuông trên phiếu đăng ký học nghề;
+ Thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp: điền 4 vào ô vuông trên phiếu đăng ký học nghề
+ Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: điền 5 vào ô vuông trên phiếu đăng ký học nghề.
* Mục 18: Ghi theo địa chỉ có thể gửi theo đường bưu chính (gửi thư), đảm bảo nhận được.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.