UBND TỈNH AN GIANG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 979/HD-STNMT |
Long Xuyên, ngày 08 tháng 10 năm 2010 |
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư;
- Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ đề cương “quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-UBND
- Căn cứ công văn số 2798/UBND-KT ngày 13/9/2010 của UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện “quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, xét duyệt “quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ” (sau đây gọi tắt là quy hoạch) như sau:
1. Xác định vị trí xã trong huyện, tỉnh.
2. Nêu khái quát về nguồn tài nguyên đất (tư liệu sản xuất đặc biệt, tình trạng sử dụng khai thác như thế nào).
3. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương (lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ) ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng đất.
4. Xác định công tác quy hoạch nhằm thực hiện thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. Sự cần thiết lập quy hoạch
Nêu khái quát về các mặt sau:
1. Khái quát về tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của xã.
2. Xác định chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ; xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và thực hiện đô thị hóa.
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực.
4. Ảnh hưởng của thiên tai (nếu có); Nêu những bất cập và yêu cầu phát triển của xã theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Căn cứ Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
- Căn cứ Thông báo số 14/TB-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thế Năng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đề án di dời nhà trên sông, kênh, rạch đảm bảo vệ sinh môi trường đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quy hoạch kinh tế - xã hội huyện (nếu có liên quan);
- Các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành còn hiệu lực có liên quan;
- Các văn bản hướng dẫn của Sở chuyên ngành có liên quan;
- Các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan.
1. Xác định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực theo quy hoạch.
2. Nhu cầu sử dụng đất phải tính toán cụ thể đến từng công trình, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình cụ thể của giai đoạn kế hoạch.
3. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến từng năm của giai đoạn kế hoạch (2011-2015).
4. Làm cơ sở đầu tư các hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.
5. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
V. Các sản phẩm giao nộp (05 bộ)
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp;
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (tỷ lệ 1/5000);
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (tỷ lệ 1/5000).
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1. Đặc điểm địa lý: nêu diện tích tự nhiên, vị trí, tọa độ địa lý của xã, những đặc điểm riêng về vị trí địa lý so với các xã khác…
2. Địa hình, địa mạo: khái quát về địa hình, địa mạo của xã như thuộc vùng đồng bằng, cù lao hay vùng núi, độ cao trung bình,…
3. Khí hậu, thuỷ văn: nêu đặc điểm về khí hậu, thủy văn: nhiệt độ, phân bố mưa, mực nước…
4. Thổ nhưỡng: có nhóm đất chính nào, diện tích, thuận lợi cho canh tác sản xuất loại cây trồng nào.
5. Tài nguyên nước, rừng, khoáng sản: nước mặt sử dụng từ sông, kênh, rạch nào, chiều dài sông, trữ lượng, tiềm năng nước ngầm, hiện nay trên địa bàn xã có công trình hồ chứa nước không, nguồn nước có đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất không…
6. Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái: nêu khái quát về diện tích rừng qua các giai đoạn tăng/giảm, công tác gìn giữ tôn tạo, phát triển rừng, cảnh quan môi trường thực hiện tốt hay không tốt, diện tích cây xanh, công viên hiện có…
7. Nhận xét, đánh giá chung về điều kiện tự nhiên: nêu những mặt thuận lợi/bất lợi về điều kiện tự nhiên đối với xã, tập trung nêu những ảnh hưởng không thuận lợi.
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập; tập quán có liên quan đến sử dụng đất.
3. Phân bố, mức độ phát triển các đô thị và các khu dân cư nông thôn.
4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thuỷ lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao. Trong đó, chú trọng nêu rõ thực trạng một số ngành, lĩnh vực có liên quan trong việc gắn kết quy hoạch sau đây:
a) Thực trạng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Đường giao thông nội đồng: nêu khái quát về số lượng, diện tích, vị trí, tính chất đường như rải nhựa, bê tông, đường đất…
- Hệ thống thủy lợi tưới tiêu nội đồng, bao gồm những mương tưới, tiêu, bờ đập, ao hồ: nêu khái quát về số lượng, diện tích, vị trí.
- Hệ thống trạm bơm điện: nêu khái quát về tên, số lượng, diện tích, vị trí, công suất, năng suất phục vụ.
- Hệ thống cống phục vụ tưới, tiêu, kiểm soát lũ: nêu khái quát về số lượng, diện tích, vị trí, năng suất phục vụ.
- Hệ thống kênh cấp 1,2 và 3: nêu khái quát về số lượng, diện tích, vị trí, tính chất kênh cấp 1, 2, 3, năng suất phục vụ…
- Hệ thống điện: nguồn cung cấp, số trạm hạ thế hiện có trên địa bàn, số hộ và tỷ lệ hộ sử dụng điện.
- Hệ thống đê bao kiểm soát lũ: nêu khái quát về tên, số lượng, diện tích, vị trí.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp giai đoạn trước (nếu có).
- Thực trạng sử dụng đất của các công trình hạ tầng nông nghiệp: diện tích, tỷ lệ % từng hạng mục so với diện tích tự nhiên của xã, đánh giá sơ bộ đã đáp ứng theo tiêu chí nông thôn mới hay chưa.
b) Thực trạng hạ tầng thiết yếu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: số lượng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, diện tích, số dự án đi vào hoạt động, nêu khái quát đặc điểm các ngành nghề truyền thống, địa điểm phân bố…
- Thực trạng hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, - thực trạng về hệ thống lưới điện:
+ Hệ thống cấp nước - thoát nước: số lượng, vị trí, diện tích, có đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN hay không.
+ Hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng yêu cầu đầu tư và phát triển của các khu cụm CN – TTCN: số lượng, vị trí, diện tích, có đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN hay không.
+ Hệ thống giao thông thuỷ, bến cảng phục vụ các khu cụm CN – TTCN: số lượng, vị trí, diện tích, có đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN hay không.
+ Hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong các khu cụm CN – TTCN: số lượng, vị trí, diện tích, có đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN hay không.
+ Hệ thống thông tin liên lạc: số lượng, vị trí, diện tích, có đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN hay không.
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp: số lượng, vị trí, diện tích, có đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, TTCN hay không.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng CN - TTCN giai đoạn trước (nếu có)
- Thực trạng sử dụng đất của các công trình hạ tầng công nghiệp: diện tích, tỷ lệ % từng hạng mục so với diện tích tự nhiên của xã, đánh giá sơ bộ đã đáp ứng theo tiêu chí nông thôn mới hay chưa.
c) Thực trạng kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ:
- Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ: số lượng chợ, siêu thị, TTTM, cấp loại chợ 1, 2, 3, diện tích, các hàng hóa chủ yếu,…
- Hệ thống trung tâm hội chợ - triển lãm, trung tâm thông tin – xúc tiến thương mại, tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan: số lượng, vị trí, quy mô.
- Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng: số lượng, vị trí, quy mô.
- Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ (ít nhất 5 năm trước giai đoạn quy hoạch)
- Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng chung thương mại - dịch vụ: loại hình, quy mô, phân bố.
- Thực trạng quản lý Nhà nước về hạ tầng thương mại - dịch vụ: các chính sách đầu tư phát triển về hạ tầng thương mại – dịch vụ của các cấp được áp dụng trên địa bàn.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại - dịch vụ giai đoạn trước (nếu có).
- Thực trạng sử dụng đất của các công trình hạ tầng thương mại - dịch vụ.
* Nhận xét đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội:
Nêu những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội của xã, các hạ tầng, công trình đã đáp ứng tiêu chí nông thôn mới, những công trình, hạ tầng nào cần phải xây dựng để đáp ứng…
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực chủ yếu
- Tài nguyên nước (dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt)
- Nông nghiệp (phân bố cây trồng, thời vụ, kỹ thuật canh tác)
- Lâm nghiệp (cháy rừng)
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ
- Thuỷ sản (cơ cấu phân bổ, nguồn thức ăn)
- Năng lượng, giao thông (công trình)
2. Các yếu tố thiên tai
- Hạn hán (nhiệt độ, lượng mưa)
- Lũ lụt
- Sạt lở
- Nước biển dâng
C. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG QUY HOẠCH
- Đất đai là tiền đề cho mọi hoạt động bố trí phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp - TTCN và dịch vụ (gọi tắt là quy hoạch) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, tỉnh; quy hoạch ngành, lĩnh vực, gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia, tỉnh về nông thôn mới.
- Việc khai thác sử dụng đất phải đảm bảo tính bền vững.
- Quan điểm chung nhất là phải phù hợp hợp với từng mục đích cụ thể, phải được cân đối sử dụng đầy đủ, hợp lý, hiệu quả, bền vững và đảm bảo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai.
- Quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch.
- Quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; hạn chế tối đa những ảnh đến đời sống nhân dân.
1. Mục tiêu chung
- Đáp ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh.
- Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và giữ vững biên giới hữu nghị.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế.
- Tổng mức đầu tư toàn xã hội.
- Các chỉ tiêu trong lĩnh vực nông nghiệp (hệ số sử dụng đất, bình quân lương thực/người.
- Các chỉ về lĩnh vực xã hội (dân số, y tế, giáo dục, việc làm, hộ nghèo…)
1. Quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Xác định tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản): quy hoạch các vùng sản xuất (vùng chuyên màu, chuyên nuôi trồng thủy sản, sản xuất 3 vụ, vùng trồng rừng...).
Từ thực trạng hạ tầng hiện và nhu cầu định hướng phát triển, cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo những hạng mục công trình nào? để đáp ứng điều kiện phát triển.
Trên cơ sở định hướng phát triển bố trí nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo có đánh giá so với tiêu chí nông thôn mới.
a) Đường giao thông nội đồng: nằm trong hệ thống đường giao thông nông thôn, bao gồm cả hệ thống kiểm soát lũ: xác định khả năng phục vụ vận chuyển hàng hóa như thế nào? thuận lợi hay không thuận lợi? Xác định mối liên hệ giao thông với các vùng lân cận; Có đảm bảo kiểm soát lũ tháng tám hoặc đê bao triệt để phục vụ sản xuất không? Xác định công trình nào cần nâng cấp, mở rộng hoặc mở đường giao thông mới; xác định cụ thể từng công trình (quy cách đường, vị trí điểm đầu và điểm cuối). Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng giao thông, đề xuất phương án thực hiện.
b) Hệ thống thủy lợi nội đồng: bao gồm những kênh (cấp 1, 2 và 3), mương tưới, tiêu, bờ đập, ao, hồ, trạm bơm điện, cống phục vụ tưới, tiêu: cần xác định năng lực phục vụ vận chuyển hàng hóa, tưới, tiêu và sinh hoạt ra sao? Đáp ứng hay không đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu, cấp, thoát nước, ngăn mặn? so với tiêu chí nông thôn mới đạt đến mức nào? từ đó định hướng đầu tư nạo vét, mở rộng, xây dựng mới. Xác định cụ thể từng công trình (quy cách, vị trí điểm đầu và điểm cuối). Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng các công trình, đề xuất phương án thực hiện.
c) Hệ thống điện (hệ thống điện chiếu sáng): Nguồn điện, quy mô các trạm biến áp, xem xét nhu cầu điện phục vụ sản xuất nông nghiệp; so với tiêu chí nông thôn mới đạt đến mức nào? để bố trí hệ thống trạm, đường dây phù hợp đảm bảo đáp ứng nhu cầu, an toàn và tiết kiệm điện. Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng, đề xuất phương án thực hiện.
* Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển (Trung ương, địa phương, huy động các thành phần trong và ngoài nước, vốn vay, tài trợ, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia)...
- Cơ chế chính sách về khuyến khích ưu đãi đầu tư.
- Giải pháp về bố trí sử dụng đất.
- Giải pháp về công nghệ kỹ thuật.
- Giải pháp công tác quản lý cơ sở hạ tầng.
- Chính sách, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai:
+ Để giảm bớt thiệt hại do biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp cùng các ngành hữu quan cần thực hiện: Đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, điện, đê bao, hệ thống thủy lợi phục vụ nông thủy sản, dự án cung cấp nước ngọt cho sản xuất; hệ thống đê bao khu vực cồn bãi, bãi bồi ven sông có tính đến độ cao khi mực nước biển dâng và đỉnh lũ thượng nguồn.
+ Phát triển công nghệ, đầu tư thiết bị dự báo, cảnh báo môi trường, thời tiết để kịp thời ứng phó; xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường phục vụ sản xuất hợp lý.
+ Cập nhật thường xuyên thông tin về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng để kịp thời thông báo cho người dân có kế hoạch ứng phó.
+ Xây dựng dự án kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất, vị trí, địa điểm, quy mô diện tích từng công trình cụ thể. Các chỉ tiêu kỹ thuật quy hoạch phải đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới:
+ Theo Bộ tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh; Định mức sử dụng đất của chuyên ngành.
+ Các quy định khác có liên quan.
- Danh mục các dự án đầu tư:
Xác định điều kiện thực tế và nguồn lực đầu tư của địa phương, phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên (ưu tiên 1, ưu tiên 2...)
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho các giai đoạn (Ngân sách, đổi đất, xã hội hoá, công lao động, các nguồn tài trợ từ các tổ chức....).
+ Xác định danh mục các dự án, chương trình ưu tiên đầu tư cho các giai đoạn.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện khác.
2. Quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Dự báo về tiềm năng phát triển của địa phương.
Dự báo tình hình đầu tư hoặc chính sách phát triển hạ tầng công nghiệp - TTCN: Địa phương đã thực sự làm được điều gì? Điều đã làm được có ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của địa phương, nếu có thì là những ảnh hưởng nào? Điều làm được liệu có hướng tới mục tiêu đã định hay không, tới mức nào?
Dự báo bối cảnh phát triển tập trung vào việc xem xét các nguồn lực của địa phương có thể sử dụng, các đối tượng liên quan (mối quan hệ so sánh với các khu vực khác) và hệ thống các cơ chế chính sách.
Bố trí sử dụng đất phục vụ phát triển hạ tầng phục vụ CN – TTCN:
a) Hệ thống giao thông bao gồm: giao thông đối nội (nội ô khu, cụm công nghiệp - TTCN) và đối ngoại (đấu nối với các khu, cụm công nghiệp - TTCN): hiện hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển CN - TTCN chưa? xe ô tô đến trung tâm xã được không? hệ thống điểm đỗ xe như thế nào? xác định mối liên hệ giao thông với các vùng lân cận thuận lợi hay không thuận lợi? so với tiêu chí nông thôn mới đạt đến mức nào? xác định công trình nào cần nâng cấp, mở rộng hoặc mở đường giao thông mới; xác định cụ thể từng công trình (quy cách đường, vị trí điểm đầu và điểm cuối). Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng giao thông, đề xuất phương án thực hiện.
b) Hệ thống điện (hệ thống điện chiếu sáng): Nguồn điện, quy mô các trạm biến áp; dự báo nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất công nghiệp – TTCN; so với tiêu chí nông thôn mới đạt đến mức nào? để bố trí hệ thống trạm, đường dây phù hợp đảm bảo đáp ứng nhu cầu, an toàn và tiết kiệm điện. Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng các công trình, đề xuất phương án thực hiện.
c) Hệ thống cấp nước - thoát nước:
- Cấp nước: Nguồn nước lấy, công suất phục vụ, nhà máy và trạm cấp nước? Định hướng phát triển hệ thống cấp nước trên cơ sở các hình loại cấp nước hiện có; đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước và chất lượng nước (sạch) cho sinh hoạt của người dân trong xã và các khu, cụm CN-TTCN.
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước mưa: công tác thu vào hệ thống tuyến ống thoát như thế nào? hoặc xả thẳng ra các kênh, rạch, sông, ngòi xung quanh; Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt: nguồn nước thải tại các công trình phải được xử lý ra sao? Có hoặc không có trạm xử lý nước thải đặt tại cụm công nghiệp? Nếu có đầy đủ chưa? các tuyến cống thu gom? Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng các công trình, đề xuất phương án thực hiện.
d) Hệ thống giao thông thuỷ (sông, kênh, rạch), bến cảng, bến tàu:
- Hệ thống giao thông đường thủy: giao thông thủy cần xác định cấp tải trọng tiếp nhận tàu của các tuyến sông, kênh, rạch, bến cảng, bến tàu khác, sự kết nối đường bộ và đường thủy. Định ra các vấn đề cần giải quyết tồn tại về hiện trạng các công trình, đề xuất phương án thực hiện; tuyến nào cần cải tạo nâng cấp? tuyến nào cần xây dựng mới?
- Bến cảng, bến tàu: (vị trí, diện tích, khả năng phục vụ...).
đ) Hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong các khu, cụm CN – TTCN (nhà máy; các điểm thu gom và trạm trung chuyển; thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ; hố ủ phân trát bùn).
Lựa chọn các loại hình xử lý nước thải, chất thải rắn cho phù hợp với thực tế của địa phương.
e) Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống mạng điện thoại cố định, điện thoại di động
- Hệ thống trạm thu, phát song
- Các dịch vụ internet
- Hệ thống thiết bị truyền dẫn cáp quang, cột, ăng ten
- Di dời, cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình (vị trí, quy mô diện tích).
g) Hệ thống công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu, cụm công nghiệp – TTCN (nhà ở cho công nhân lao động, y tế, văn hóa, giáo dục, vui chơi giải trí, dạy nghề và dịch vụ khác).
- Xác định nhu cầu sử dụng đất (vị trí, địa điểm, qui mô diện tích) từng công trình cụ thể.
- Chương trình, dự án đầu tư chủ yếu:
+ Xác định điều kiện thực tế và nguồn lực đầu tư của địa phương, phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên (ưu tiên 1, ưu tiên 2...).
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho các giai đoạn (ngân sách, đổi đất, xã hội hoá, công lao động, các nguồn tài trợ từ các tổ chức....).
+ Xác định danh mục các dự án, chương trình ưu tiên đầu tư cho các giai đoạn.
+ Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện khác.
* Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển (Trung ương, địa phương, huy động các thành phần trong và ngoài nước, vốn vay, tài trợ, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia...
- Cơ chế chính sách về khuyến khích ưu đãi đầu tư
- Giải pháp về bố trí sử dụng đất
- Giải pháp về công nghệ kỹ thuật
- Giải pháp công tác quản lý cơ sở hạ tầng
- Các chỉ tiêu kỹ thuật quy hoạch phải đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới:
+ Theo Bộ tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh.
+ Nghị định số 88/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
+ Các quy định định khác có liên quan
- Chính sách, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai
+ Để giảm bớt thiệt hại do biến đổi khí hậu, ngành công nghiệp cùng các ngành hữu quan cần thực hiện: Đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ CN – TTCN có tính đến độ cao khi mực nước biển dâng và đỉnh lũ thượng nguồn;
+ Phát triển công nghệ, đầu tư thiết bị dự báo, cảnh báo môi trường, thời tiết để kịp thời ứng phó; xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường phục vụ sản xuất hợp lý;
+ Cập nhật thường xuyên thông tin về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng để kịp thời thông báo cho người dân có kế hoạch ứng phó.
+ Xây dựng dự án kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu.
3. Quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển thương mại - dịch vụ:
a) Dự báo về nhu cầu:
Dự báo về tiềm năng phát triển của địa phương.
Dự báo tình hình đầu tư hoặc chính sách phát triển hạ tầng thương mại – dịch vụ: Địa phương đã thực sự làm được điều gì? Điều đã làm được có ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của địa phương, nếu có thì là những ảnh hưởng nào? Điều làm được liệu có hướng tới mục tiêu đã định hay không, tới mức nào?
Dự báo bối cảnh phát triển tập trung vào việc xem xét các nguồn lực của địa phương có thể sử dụng, các đối tượng liên quan (mối quan hệ so sánh với các khu vực khác) và hệ thống các cơ chế chính sách.
b) Xác định danh mục công trình đầu tư:
b.1. Từ cơ sở dự báo, xác định danh mục các công trình cần di dời, cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới (nêu được vị trí, quy mô):
- Các chợ dân sinh, chợ tổng hợp, chợ đầu mối nông sản, chợ biên giới, chợ nằm trong khu kinh tế cửa khẩu;
- Trung tâm thương mại, siêu thị;
- Trung tâm hội chợ - triển lãm, trung tâm thông tin – xúc tiến thương mại, tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan;
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng;
b.2. Xây dựng danh mục một số chương trình, dự án ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch):
- Xác định điều kiện thực tế và nguồn lực đầu tư của địa phương, phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên (ưu tiên 1, ưu tiên 2...)
- Nguồn kinh phí đầu tư cho các giai đoạn (ngân sách, đổi đất, xã hội hoá, công lao động, các nguồn tài trợ từ các tổ chức....).
b.3. Chính sách, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai
- Để giảm bớt thiệt hại do biến đổi khí hậu, ngành thương mại - dịch vụ cùng các ngành hữu quan cần thực hiện: Đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ CN – TTCN có tính đến độ cao khi mực nước biển dâng và đỉnh lũ thượng nguồn;
- Phát triển công nghệ, đầu tư thiết bị dự báo, cảnh báo môi trường, thời tiết để kịp thời ứng phó; xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường phục vụ sản xuất hợp lý;
- Cập nhật thường xuyên thông tin về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng để kịp thời thông báo cho người dân có kế hoạch ứng phó.
- Xây dựng dự án kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu.
* Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển (Trung ương, địa phương, huy động các thành phần trong và ngoài nước, vốn vay, tài trợ, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia...)
- Cơ chế chính sách về khuyến khích ưu đãi đầu tư
- Giải pháp về bố trí sử dụng đất
- Giải pháp về công nghệ kỹ thuật
- Giải pháp công tác quản lý cơ sở hạ tầng
4. Quy hoạch sử dụng đất
a) Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010
+ Nhóm đất nông nghiệp: đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: đánh giá cụ thể đối với đất đô thị; đất khu dân cư nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác;
+ Nhóm đất chưa sử dụng, đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.
- Đánh giá cơ cấu sử dụng đất tại thời điểm quy hoạch (năm 2010) có so sánh với giai đoạn 5 năm (năm 2000 và 2005).
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt
Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2005 so sánh với kết quả thực hiện đến năm 2005, nêu rõ chỉ tiêu tăng, giảm (đơn vị tính %).
Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2010 so sánh với kết quả thực hiện đến năm 2010 nêu rõ chỉ tiêu tăng (đơn vị tính %).
- Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tập trung đánh giá những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất: trên cơ sở bản đồ hiện trạng hiện có tiến hành rà soát, điều tra bổ sung hiện trạng các công trình có trên địa bàn xã, từ đó xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của kỳ quy hoạch.
2. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã
- Khái quát tiềm năng đất đai của xã:
+ Tổng diện tích tự nhiên
+ Đất đang sử dụng (đất nông nghiệp và phi nông nghiệp): diện tích, tỷ lệ (%)
+ Đất chưa sử dụng: diện tích, tỷ lệ (%)
- Tiềm năng đất đai cho phát triển các ngành:
+ Tiềm năng đất đai cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản.
+ Tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp: chế biến nông, thủy sản; khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa, chế tạo máy móc và phụ tùng phục vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị và khu dân cư
+ Tiềm năng đất đai cho phát triển du lịch- dịch vụ và các ngành khác
3. Xây dựng phương án quy hoạch
a) Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của xã; trong đó làm rõ nhu cầu sử dụng đất phục vụ các mục tiêu công ích và chính sách xã hội.
b) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ.
c) Xác định khả năng đáp ứng về đất đai cho nhu cầu sử dụng đất:
- Dự báo khả năng đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp và các loại đất khác.
- Khả năng khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
d) Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể: diện tích đất lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác
đ) Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch
e) Xác định diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã
g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp
h) Xác định diện tích đất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt, không thay đổi so với hiện trạng
Chỉ tiêu đất lúa nước trong quy hoạch được phân bổ cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã, chỉ tiêu đất lúa nước đã được phân bổ phải thể hiện trên bản đồ địa chính và xác định đến từng thửa đất ngoài thực địa.
i) Xây dựng bản đồ quy hoạch cấp xã
IV. Đánh giá tác động của quy hoạch đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương:
- Về kinh tế: phân tích giá trị kinh tế thu được từ quỹ đất phục vụ nhu cầu phát triển trên các lĩnh vực:
+ Phân tích đánh giá quỹ đất phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp; công nghiệp – TTCN; du lịch – dịch vụ.
+ Hiệu quả kinh tế từ việc khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
+ Đánh giá khả năng bảo đảm an ninh lương thực của phương án quy hoạch sử dụng đất.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế đất của phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Về xã hội, tập trung phân tích các lĩnh vực sau:
+ Nâng cao thu nhập và mức sống của người dân từ việc sử dụng đất (chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, giá trị kinh tế tăng trên cùng một đơn vị diện tích).
+ Hưởng thụ phúc lợi từ việc bố trí quỹ đất phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
+ Chuyển đổi cơ cấu lao động và giải quyết việc làm từ việc bố trí quỹ đất phục vụ cho đầu tư phát triển lĩnh vực CN - TTCN, thương mại - dịch vụ.
+ Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất
- Về môi trường, tập trung phân tích các lĩnh vực sau:
+ Bố trí mùa vụ hợp lý.
+ Gia tăng độ che phủ.
+ Khắc phục cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc bố trí quỹ đất phục vụ cho đầu tư xây dựng nhà máy xử nước thải, rác thải, bãi rác, nghĩa trang, nghĩa địa.
+ Bố trí quỹ đất phục vụ di dời, tái định cư các nhà xây cất trên sông, kênh, rạch .
V. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
- Nêu các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng các loại đất (diện tích kỳ đầu giai đoạn 2011 - 2015, kỳ cuối giai đoạn 2016 – 2020).
- Thể hiện cụ thể diện tích sử dụng các loại đất đến từng năm (năm 2011, 2012, 2013 , 2014, 2015).
- Nêu các công trình thực hiện trong giai đoạn kế hoạch (2011 – 2015), cần nêu theo từng năm.
- Nêu diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng trong giai đoạn kế hoạch:
+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp.
+ Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp.
- Nêu diện tích các loại đất cần thu hồi trong kỳ kế hoạch.
- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích.
- Dự kiến các khoản thu chi từ đất.
+ Căn cứ pháp lý để ước tính các khoản thu chi liên quan đến đất.
+ Dự kiến các khoản thu, chi: thu (từ giao đất, cho thuê đất, thuế các loại đất), chi (bồi thường, giải tỏa và hỗ trợ tái định cư).
+ Ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất: phương pháp tính, cân đối giữa thu và chi.
D. CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH & KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Các chính sách, giải pháp chung thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về chính sách:
- Xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý và kiểm soát thực hiện quy hoạch.
- Lồng ghép quy hoạch với các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo quy hoạch.
- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
- Tổng mức đầu tư toàn xã hội.
- Vốn địa phương.
+ Vốn đầu tư ngân sách nhà nước.
+ Vốn tín dụng đầu tư nhà nước.
+ Vốn doanh nghiệp đầu tư nhà nước.
+ Dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn xã.
3. Giải pháp về khoa học - công nghệ
Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất công nghiệp, ứng dụng các vật liệu mới, công nghệ điện tử, tin học; ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; tăng cường quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế; tạo lập những lợi thế so sánh động.
Quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước, hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn.
4. Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
- Về xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại: trong điều kiện thực tế hạ tầng nông thôn quá lạc hậu, hướng tới mục tiêu, giá trị mới là: xã văn minh, sạch đẹp; hạ tầng cơ sở được cải thiện đồng bộ; cộng đồng dân cư phát triển hài hòa; giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống; chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
- Về xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội: hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, hệ thống điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, định hướng cấp, thoát nước, xây dựng trung tâm xã, cảnh quan môi trường…
5. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Về ô nhiểm môi trường đất (lạm dụng tài nguyên đất: sản xuất tăng vụ, các vùng có đê bao triệt để).
- Về ô nhiểm môi trường nước (từ nuôi trồng thủy sản; trong sản xuất nông nghiệp: các vật tư hóa chất, các chế phẩm hóa học và sinh sử dụng trong các mô hình canh tác; từ các khu, cụm công nghiệp và làng nghề; từ cụm, tuyến dân cư và khu vực công cộng).
- Về công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải.
- Về công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Chính sách, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai
- Xác định các khu vực ưu tiên trong thích ứng với Biến đổi khí hậu (bảo tồn đa dạng sinh học, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, cấp thoát nước, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, sự cố môi trường, dân sinh, cơ sở hạ tầng, hạn chế xâm nhập mặn).
- Xác định các hoạt động và các lĩnh vực ưu tiên cho từng khu vực trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tập trung các giải pháp chủ yếu sau:
+ Rà soát, bổ sung các văn bản và chính sách để nâng cao hiệu quả trong việc thích nghi và ứng phó BĐKH và nước biển dâng; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo và năng lực quản lý.
+ Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
+ Về công nghệ: quy hoạch hệ thống đê, nâng cấp đê kè, nền công trình, chắn sóng gió triều cường; hạn chế xâm nhập mặn và điều hòa khí hậu (trồng rừng phòng hộ); bảo vệ công trình, di tích, khu du lịch; các hệ sinh thái; xử lý chất thải; phương pháp canh tác và ứng dụng công nghệ sạch .
1. Kết luận
- Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở nào? Quy trình nào?
- Kết quả của phương án quy hoạch là gì?
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch.
2. Kiến nghị
- Đề xuất giải pháp để thực hiện vướng mắc trong khuôn khổ của quy hoạch.
- Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý thực hiện quy hoạch
- Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nguồn vốn để tổ chức thực hiện quy hoạch
- Chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNH, XÉT DUYỆT QUY HOẠCH
I. Cơ quan có trách nhiệm lập quy hoạch:
1. Đối với đơn vị hành chính xã: Do UBND xã chịu trách nhiệm lập quy hoạch.
2. Đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn: Do UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch. UBND phường, thị trấn có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện (xây dựng đề cương, lập quy hoạch).
Cơ quan lập quy hoạch phải chủ động tự lập quy hoạch, chỉ được thuê đơn vị tư vấn thực hiện những công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao (như xây dựng phương án quy hoạch, lập các bản đồ hiện trạng, quy hoạch, bản đồ chuyên đề…). Đơn vị tư vấn do cơ quan lập quy hoạch chủ động thuê.
II. Cơ quan thẩm định và xét duyệt quy hoạch:
1. Đối với quy hoạch do UBND xã lập do Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
2. Đối với quy hoạch do UBND cấp huyện lập do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Bước 1: Lập đề cương quy hoạch và trình duyệt
Căn cứ vào đề cương mẫu đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND xã, phường, thị trấn thu thập số liệu, dữ liệu có liên quan, các loại bản đồ hiện trạng, địa chính… để lập đề cương và dự toán chi tiết gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
Hồ sơ trình thẩm định đề cương quy hoạch và dự toán chi tiết lập thành 02 bộ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định đề cương quy hoạch;
- Đề cương quy hoạch và dự toán chi tiết.
Đề cương và dự toán chi tiết được duyệt là cơ sở để lập quy hoạch và thanh toán chi phí theo các quy định hiện hành.
Bước 2: Lập quy hoạch
Nội dung quy hoạch tuân thủ theo đề cương mẫu UBND tỉnh đã phê duyệt, được hướng dẫn chi tiết tại phần thứ nhất nêu trên.
Sau khi dự thảo xong quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch tổ chức lấy ý kiến như sau:
- Lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư: niêm yết bản đồ quy hoạch (khổ A3, in màu) và báo cáo tóm tắt thuyết minh quy hoạch tại các điểm sinh hoạt công cộng, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, có thể tổ chức hội nghị mời những người có uy tín tại địa phương để lấy ý kiến. Ý kiến đóng góp gửi về UBND xã, phường, thị trấn để tổng hợp.
- Lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn: Phòng Công thương (Quản lý đô thị), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính – Kế hoạch,… Riêng đối với quy hoạch phường, thị trấn thì lấy thêm ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ban ngành có liên quan.
- Lấy ý kiến của Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBMTTQVN xã.
Bước 3: Thẩm định và xét duyệt quy hoạch
a) Thẩm định:
Sau khi hoàn chỉnh dự thảo theo các ý kiến đóng góp (tại Bước 2), UBND cấp huyện (đối với quy hoạch phường, thị trấn) hoặc UBND xã (đối với quy hoạch xã) trình thẩm định như sau:
Hồ sơ trình thẩm định lập thành 10 bộ, bao gồm:
√ Văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch;
√ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch đã hoàn chỉnh;
√ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (thể hiện cụ thể các hạng mục hạ tầng thiết yếu cho phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cho phát triển thương mại - dịch vụ);
√ Văn bản tổng hợp các ý kiến đóng góp của các đơn vị chuyên môn, cộng đồng dân cư và giải trình lý do tiếp thu hoặc không tiếp thu các ý kiến đóng góp.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thẩm định, cơ quan thẩm định gửi 01 bộ hồ sơ cho các cơ quan chuyên môn có liên quan, tổng hợp ý kiến đóng góp, lập biên bản thẩm định và gửi biên bản thẩm định cho đơn vị lập quy hoạch.
Lưu ý, nội dung thẩm định thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Xét duyệt:
Căn cứ ý kiến thẩm định, cơ quan tổ chức lập quy hoạch bổ sung, hoàn thiện bản báo cáo, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua quy hoạch, đơn vị tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền xét duyệt, cụ thể như sau:
- Đối với quy hoạch xã do UBND cấp xã lập: hồ sơ gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện xét duyệt.
- Đối với quy hoạch phường, thị trấn do UBND cấp huyện lập: hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh xét duyệt.
Hồ sơ trình xét duyệt được lập thành 05 bộ, bao gồm:
√ Tờ trình xét duyệt quy hoạch;
√ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch đã hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định;
√ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5000; bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/5000 (thể hiện cụ thể các hạng mục hạ tầng thiết yếu cho phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cho phát triển thương mại - dịch vụ);
√ Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội đồng nhân dân.
√ Đĩa CD chứa file báo cáo thuyết minh, bản đồ.
Việc trình, xét duyệt quy hoạch được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Bước 4: Công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch và các dự án, công trình đầu tư đã được xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong suốt kỳ quy hoạch.
Tài liệu công bố bao gồm:
√ Quyết định xét duyệt quy hoạch;
√ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch;
√ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện theo quy hoạch đã được duyệt.
Trong năm 2010 triển khai lập quy hoạch cho 47 xã (danh sách theo kế hoạch của Sở Xây dựng), hoàn thành trước tháng 6 năm 2011. Các xã, phường, thị trấn còn lại triển khai và hoàn thành dứt điểm trong năm 2011, cụ thể:
1. Đối với 47 xã triển khai lập quy hoạch trong năm 2010:
· Bước 1 (lập đề cương và trình duyệt đề cương) hoàn thành trước ngày 30/11/2010.
· Bước 2 (lập quy hoạch) trước tháng 30/5/2011.
· Bước 3 (Thẩm định và xét duyệt quy hoạch) trước 30/6/2011.
· Bước 4 (Công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch) từ tháng 07/2011 – năm 2020.
2. Đối với các xã, phường, thị trấn triển khai lập quy hoạch trong năm 2011:
· Bước 1 (lập đề cương và trình duyệt đề cương) hoàn thành trước ngày 30/5/2011.
· Bước 2 (lập quy hoạch) trước tháng 30/11/2011.
· Bước 3 (Thẩm định và xét duyệt quy hoạch) trước 30/12/2011.
· Bước 4 (Công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch) từ năm 2012 – năm 2020.
3. UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào nội dung công việc, xây dựng kế hoạch và lịch triển khai thực hiện, báo cáo UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/10/2010.
Trong suốt quá trình triển khai quy hoạch, định kỳ vào ngày 15 mỗi tháng, UBND xã, phường, thị trấn báo cáo tiến độ về UBND cấp huyện để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 25 mỗi tháng.
Trên đây là hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để UBND cấp huyện, UBND xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn, bổ sung thêm./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.