TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2023 |
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC NỮ CÔNG NĂM 2023
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương tập trung triển khai và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện một số nội dung công tác nữ công như sau:
1. Tăng cường công tác phối hợp và huy động các nguồn lực triển khai có hiệu quả công tác chăm lo việc làm, đời sống của nữ CNVCLĐ, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
2. Tập trung thành lập, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nữ cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công đáp ứng tình hình mới.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nữ CNVCLĐ về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về chính sách đối với lao động nữ, trọng tâm là Bộ luật Lao động 2019 và các chính sách về công tác bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em.
4. Triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam về công tác Nữ công trong hệ thống nữ công toàn quốc.
5. Thúc đẩy thực hiện Kết luận số 05/KL-BCH ngày 8/9/2021 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 1500b/KL-TLĐ ngày 08/01/2021 của Tổng Liên đoàn về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động và Chỉ thị số 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ trong tình hình mới.
6. Tham gia ý kiến sửa đổi bổ sung Luật bình đẳng giới với chủ đề “Vấn đề thực thi pháp luật về bình đẳng giới và nhận diện bất bình đẳng giới tại nơi làm việc”.
7. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị định 105-2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non cho CNLĐ tại các Khu công nghiệp.
8. Tích cực nghiên cứu đề xuất chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ và con CNVCLĐ.
9. Tích cực triển khai các mô hình về như “Sức khỏe của bạn”, “Lễ cưới tập thể”, “Phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”, “Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ tại nơi làm việc”, các diễn đàn về Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, diễn đàn giáo dục đời sống đạo đức gia đình cần được nhân rộng và triển khai.
10. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ; tổ chức đối thoại về thực hiện chính sách lao động nữ và các vấn đề lao động nữ quan tâm, như: việc làm, đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, nâng lương, nâng bậc, chế độ thai sản, hỗ trợ nuôi con nhỏ, đồng thời đưa ra các giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động nữ.
11. Nghiên cứu đổi mới phương pháp tiếp cận với lao động nữ thông qua việc sử dụng công nghệ số, mạng xã hội nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tăng lượng tương tác, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động nữ công công đoàn trong công tác vận động nữ CNVCLĐ.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành công đoàn các cấp đạt 30% trở lên; phấn đấu công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương có cán bộ chủ chốt công đoàn là nữ.
- 100 % các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương tổ chức tập huấn, truyền thông về công tác bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn, công tác dân số, gia đình, trẻ em cho cán bộ công đoàn các cấp và nữ CNVCLĐ.
- Hàng năm, mỗi công đoàn cơ sở tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức ít nhất một hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới, dân số và phát triển, trách nhiệm của nam giới chia sẻ công việc gia đình, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong CNVCLĐ.
- Phấn đấu mỗi công đoàn cơ sở có ít nhất 01 hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, lao động nữ.
- Hoàn thành các chỉ tiêu năm 2023 và chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam về thành lập Ban Nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Tiếp tục phấn đấu 85% trở lên nữ CNVCLĐ khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và 55% trở lên nữ CNVCLĐ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
- Phấn đấu 100% các LĐLĐ tỉnh, TP triển khai công tác tuyên truyền và giám sát tình hình thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non.
- Phấn đấu 90% Ban Nữ công quần chúng CĐ các cấp sử dụng công nghệ thông tin kết nối với lao động nữ và CĐ cấp dưới thông qua các nền tảng mạng xã hội.
- Tăng cường phối hợp với chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Đưa kế hoạch kiểm tra giám sát vào chương trình công tác năm để chủ động triển khai thực hiện.
- Chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới trong việc triển khai chế độ, chính sách cho lao động nữ để nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với chính quyền địa phương và Tổng Liên đoàn kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội trong việc sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ và trẻ em.
- Công đoàn cấp trên thường xuyên đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cấp dưới, đặc biệt là CĐCS trong việc thực hiện các chế độ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ. Kịp thời phát hiện và can thiệp, hỗ trợ với những trường hợp vi phạm quyền lợi của lao động nữ và trẻ em.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch của Tổng Liên đoàn thực hiện “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030” và “Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030”; tham mưu phối hợp triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến 15/12/2023) với các hoạt động thiết thực, phù hợp nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới, trách nhiệm cá nhân, gia đình, cộng đồng đặc biệt là nam giới trong chia sẻ công việc gia đình, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong CNVCLĐ để đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho nữ CNCVNLĐ....
- Trong quá trình chuẩn bị nhân sự và chỉ đạo Đại hội công đoàn tỉnh, ngành nhiệm kỳ 2023-2028 quan tâm giới thiệu nữ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia BCH, BTV đạt khoảng 30% trở lên và đặc biệt là giới thiệu ít nhất 01 nữ để bầu là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch.
3. Hoạt động của Ban Nữ công quần chúng
- Thúc đẩy thành lập, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công công đoàn các cấp, chú trọng thành lập Ban Nữ công quần chúng theo chỉ tiêu của Tổng Liên đoàn giao cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và đương tương năm 2023.
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hình thức tổ chức nhằm lan tỏa chủ đề “Ấm áp nghĩa tình nữ đoàn viên công đoàn 2023” với các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ CNVCLĐ, phấn đấu mỗi công đoàn cơ sở một hoạt động chăm lo cho đoàn viên, lao động nữ nhân dịp các ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) ...
- Quan tâm đến công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ như: việc làm ổn định, chế độ tiền lương tháng thứ 13, hỗ trợ bữa ăn giữa ca, tiền xăng xe, bữa ăn phụ cho lao động nữ mang thai. Phát huy vai trò của mình, Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của lao động nữ để tham mưu với BCH CĐCS kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ.
- Quan tâm đến các hoạt động chăm lo cho con CNVCLĐ, đặc biệt vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo và đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, nhất là chính sách đối với con CNLĐ và giáo viên mầm non ở KCN.
- Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ công đoàn, chú trọng quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đối với cán bộ nữ; cơ cấu giới thiệu cán bộ phụ trách công tác nữ công tham gia BCH, BTV công đoàn các cấp, chuẩn bị nguồn cán bộ nữ cho nhiệm kỳ 2023-2028, nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.
4. Triển khai các phong trào thi đua và mô hình tập hợp lao động nữ
- Tiếp tục đổi mới, sáng tạo về nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ với chủ đề “Nữ đoàn viên công đoàn chủ động sáng tạo, nâng cao năng suất, hiệu quả công tác và xây dựng gia đình hạnh phúc”. Quan tâm thúc đẩy việc triển khai phong trào trong khu vực doanh nghiệp. Chú trọng khen thưởng cho đối tượng nữ công nhân lao động trực tiếp; đảm bảo trong khen thưởng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hàng năm có ít nhất 01 cá nhân là lao động trực tiếp.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động. Lựa chọn các hình thức sinh hoạt, các hoạt động phong trào phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của nữ CNLĐ và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp.
- Duy trì, cải tiến, nhân rộng mô hình “Trại hè cho con công nhân lao động”, “Sức khỏe của bạn”, “Lễ cưới tập thể”; Xây dựng mô hình điểm “Chăm lo, bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”. Tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình mới nhằm chăm lo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ.
5. Công tác phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp
- Chủ động nghiên cứu, tiến hành tổ chức ký kết chương trình/kế hoạch phối hợp cấp tỉnh/thành phố và cụ thể hóa, lồng ghép nội dung của Chương trình phối hợp vào Kế hoạch hoạt động toàn khóa và hàng năm của các cấp công đoàn trên cơ sở bám sát nội dung chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đảm bảo nội dung phối hợp phù hợp tình hình thực tiễn ở địa phương. Chỉ đạo cấp huyện xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động cụ thể cho nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động trên địa bàn.
- Xây dựng mô hình điểm khu nhà trọ đạt các tiêu chí “5 không, 3 sạch”
- Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”, phát động nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cả nước mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp từ ngày 01/3 đến ngày 08/3/2023, tập trung đồng loạt vào ngày 08/3/2023 nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài, khẳng định và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội.
- Phối hợp thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, chương trình “Xuân biên giới”, chương trình “Mẹ đỡ đầu”
- Tiếp tục giới thiệu điển hình xét giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Kỷ niệm chương vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giao Ban Nữ công Tổng Liên đoàn tham mưu chỉ đạo, theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác nữ công tại các cấp công đoàn và ban hành một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo gồm: Hướng dẫn chương trình công tác nữ công; Hướng dẫn mô hình điểm về chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc; Hướng dẫn dân số - gia đình, trẻ em...
Hỗ trợ các LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW và tương đương trong quá trình triển khai nhiệm vụ công tác nữ công và tháo gỡ vướng mắc trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của các đơn vị.
2. Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương
- Trên cơ sở hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công năm 2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cụ thể hóa nội dung và lựa chọn hình thức phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, ngành.
- Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng trước ngày 30/5/2023; báo cáo năm trước ngày 15/11/2023 (có số liệu minh họa) và các báo cáo chuyên đề khi có yêu cầu, gửi về Tổng Liên đoàn qua Ban Nữ công. Thường xuyên báo cáo cập nhật số lượng phòng vắt trữ sữa mới lắp đặt, truy cập vào đường link: http://bit.ly/phongvatsua.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc các vấn đề phát sinh mới, đề nghị thông tin kịp thời về Tổng Liên đoàn qua Ban Nữ công, điện thoại: 043.9421512, email: bannucongcdvn@gmail.com để phối hợp giải quyết
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC NỮ CÔNG
STT |
Tên văn bản |
1. |
Nghị quyết số: 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 của BCH Tổng Liên đoàn về Ban Nữ công quần chúng khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước |
2. |
Hướng dẫn số: 07/HD-TLĐ ngày 12/6/2020 của ĐCT Tổng Liên đoàn về quy trình thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Nữ công quần chúng công đoàn cơ sở, nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH |
3. |
Kết luận số 1500b/KL-TLĐ ngày 08/01/2021 của ĐCT Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ trong tình hình mới. |
4. |
Kế hoạch số 120/KH TLĐ ngày 5/7/2021 của ĐCT Tổng Liên đoàn thực hiện “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030” và “Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030” trong CNVCLĐ. |
5. |
Kế hoạch số 104/KH - TLĐ ngày 29/4/2021 của ĐCT Tổng Liên đoàn về thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong CNVCLĐ. |
6. |
Kế hoạch số 124/KH - TLĐ ngày 10/8/2021 của ĐCT Tổng Liên đoàn về thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong CNVCLĐ. |
7. |
Hướng dẫn số: 10/HD-TLĐ ngày 14/9/2020 của ĐCT Tổng Liên đoàn về khen thưởng các chuyên đề của Tổng Liên đoàn, trong đó có khen thưởng tập thể, cá nhân nữ CNVCLĐ có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” |
8. |
Kế hoạch hành động số 185/KH-TLĐ ngày 30/3/2022 của ĐCT Tổng Liên đoàn thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và các Chương trình, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 |
9. |
Kết luận số 05/KL-TLĐ ngày 09/8/2022 của ĐCT Tổng Liên đoàn khóa XII về tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 của BCH TLĐ về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. |
10. |
Chương trình phối hợp số 5346/CTPH-TLĐLĐVN-HLHPNVN ngày 07/11/2022 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2022-2027. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.