UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/SXD-XDCB |
Huế, ngày 23 tháng 1 năm 2007 |
Ngày 16/12/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản chất lượng công trình xây dựng. Điều 28 Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định các công trình nếu xảy ra sự cố có nguy cơ gây thảm họa đối với người, tài sản và môi trường bắt buộc phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào khai thác, sử dụng.
Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15/8/2005.
Công tác kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình quy định bắt buộc là công tác mới với những điêu kiện mới về tổ chức, năng lực, chi phí, trình tự thực hiện. Do đó, một số công trình đã và đang xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa triển khai thực hiện quy định tại điều 28 Nghị định 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 11/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng do các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng liên quan chưa quán triệt đầy đủ, còn lúng túng trước một số vấn đề.
Để giải đáp vướng mắc của một số chủ đầu tư, đồng thời đáp ứng yêu cầu chung của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, Sở Xây dựng hướng dẫn một số vấn đề trong công tác kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng như sau:
1. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là chứng nhận chất lượng công trình) là xác nhận chất lượng công trình xây dựng được hoàn thành phù hợp với yêu cầu sử dụng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công trình, thiết kế công trình đã được phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Tổ chức chứng nhận chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là tổ chức hoặc cá nhân chứng nhận chất lượng) là tổ chức có năng lực phù hợp với loại và cấp công trình thực hiện công việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình xây dựng.
3. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, định lượng, đánh giá một hay chiều chỉ tiêu, tính năng kỹ thuật của sản phẩm, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng so với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng của tổ chức tư vấn.
4. Đối tượng áp dụng:
4.1 Công trình bắt buộc phải chứng nhận chất lượng: Điều 28 Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định các công trình phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng là công trình khi xảy ra sự cố có nguy cơ gây thảm họa đối với người, tài sản và môi trường gồm:
a) Công trình tập trung đông người: Nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, hội trường, trường học, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình có chức năng tương tự.
b) Công trình thường xuyên có nhiều người: Nhà chung cư, bệnh viện, nhà làm việc, khách sạn.
c) Công trình có thể gây thảm họa về người, tài sản và môi trường: Công trình hóa chất, hóa dầu, chế biến khí, kho chứa dầu, khí (không phân biệt cấp công trình); đê, đập, cầu, hầm (từ cấpII trở lên).
4.2 Chứng nhận chất lượng công trình khi có yêu cầu:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
- Tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc quản lý công trình,
- Các tổ chức bán bảo hiểm công trình.
5. Nội dung kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình:
5.1 Đối với công trình bắt buộc (khoản 4.1): Tùy theo yêu cầu về an toàn đặt ra cho công trình, nội dung kiểm tra, chứng nhận có thể là một, một số hoặc toàn bộ các tiêu chí sau đây:
- An toàn về khả năng chịu lực của công trình;
- An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình;
- An toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- An toàn môi trường.
5.2 Đối với công trình kiểm tra, chứng nhận theo yêu cầu (khoản 4.2):
a) Phạm vi kiểm tra, chứng nhận chất lượng có thể là một bộ phận, một hạng mục hoặc toàn bộ công trình.
b) Nội dung kiểm tra, chứng nhận theo tiêu chí cụ thể do bên yêu cầu đặt ra.
II. KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng:
1.1 Đối với công trình bắt buộc phải có chưng nhận (khoản 4.1): Chủ đầu tư lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng có đủ năng lực phù hợp với loại và cấp công trình để thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng.
Riêng đối với nội dung chuyên ngành như an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, đánh giá tác động môi trường, tổ chức chứng nhận chất lượng được lựa chọn theo quy định hiện hành của pháp luật. Cụ thể:
- An toàn phòng cháy, chữa cháy: Cảnh sát PCCC Công an tỉnh.
- An toàn lao động: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- Đánh giá tác đông môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.2 Đối với công trình chứng nhận chất lượng theo yêu cầu (khoản 4.2):
Chủ đầu tư lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng có đủ năng lực và phải được bên yêu cầu thỏa thuận lựa chọn.
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng được chọn: Tổ chức chứng nhận chất lượng phải hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ về tổ chức hoặc các ràng buộc khác với chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng vật tư-thiết bị, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng công trình cần chứng nhận chất lượng.
2. Trình tự, phương pháp kiểm tra chất lượng công trình:
Căn cứ nội dung kiểm tra, chứng nhận chất lượng nêu tại khoản 5, điểm 5.1 của văn bản này (ứng với khoản 3, điểm a của Thông tư 11/2005/TT-BXD), tổ chức chứng nhận lập trình tự, phương pháp và kế hoạch kiểm tra, chứng nhận chất lượng phù hợp với tiến độ xây dựng công trình và phải được chủ đầu tư đầu tư chấp thuận.
2.1. Trình tự kiểm tra chất lượng công trình có thể được chia thành các công đoạn kiểm tra như sau:
- Kiểm tra về tổ chức hoạt động và năng lực của hệ thống quản lý chất lượng của các chủ thể: Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát ... tham gia hoạt động xây dựng công trình.
- Kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng công trình trước khi khởi công (kho bảo quản vật tư, thiết bị, tổ chức thi công, giám sát, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật...)
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, chứng chỉ xác nhận chất lượng vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình.
- Tham dự trong thành phần nghiệm thu giai đoạn thi công, nghiệm thu các hạng mục và công trình xây dựng (theo yêu cầu và điều kiện cụ thể).
- Tổng hợp hồ sơ, lập báo cáo đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình.
- Cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình nếu đủ điều kiện quy định.
2. 2 Phương pháp kiểm tra chất lượng công trình:
a) Kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình có liên quan đến chứng nhận.
b) Kiểm tra văn bản về chất lượng công trình:
-Kết quả thi công: Hồ sơ nghiệm thu sản phẩm và công trình
-Văn bản xác nhận chất lượng vật liệu: Hồ sơ xuất xứ, kết quả thí nghiệm vật liệu, vật tư-thiết bị, cấu kiện.
-Tài liệu liên quan về quản lý công việc, công đoạn xây dựng, hạng mục công trình, công trình.
c) Kiểm tra chất lượng công trình bằng trực quan:
-Quan sát đánh giá hiện tượng: Lún sụt, thấm dột, biến đổi màu ...
-Quan sát vết nứt: Bề rộng, chiều sâu, chiều dài, hình dạng vết nứt.
-Quan sát độ biến dạng: Độ nghiêng, độ xoay, độ võng, giãn nở, trượt...
-Quan sát mức độ han rỉ, bong tróc lớp bảo vệ.
-Ngửi phát hiện mùi lạ liên quan đến hư hỏng công trình..
-So sánh đối chứng.
d) Kiểm tra bằng phương pháp không phá hoại:
-Xác định chỉ số cường độ bê tông, vữa, viên xây, khối xây...bằng súng bật nẩy (bắn bê tông, bắn vữa).
-Xác định kích thước hình học,độ đặc chắc khối,cốt thép...bằng máy siêu âm.
-Xác định bề rộng khe nứt bằng thước đo vết nứt.
-Mức độ biến đổi về phát, truyền âm thanh (gõ, đập),
e) Kiểm tra đánh giá bằng phương pháp gia quyền: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, ước tính tỷ lệ hư hỏng, tỷ lệ nứt vỡ và ước tính chất lượng còn lại.
f) Đề nghị làm rõ kết quả: Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy nghi ngờ về hồ sơ, tài liệu quản lý, nghiệm thu chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ đã được các bên liên quan nghiệm thu thì tổ chức chứng nhận chất lượng yêu cầu chủ đầu tư làm rõ. Trường hợp cần thiết, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức kiểm tra lại để có đủ căn cứ kết luận về chất lượng.
3. Nội dung cụ thể kiểm tra chất lượng công trình:
3.1 Kiểm tra an toàn về khả năng chịu lực:
a) Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ phù hợp với thiết kế của các bộ phận kết cấu chính công trình: Móng, cột, dầm, sàn, tường, cầu thang v.v...
b) Kiểm tra khả năng chịu lực theo biến dạng phù hợp với thiết kế của các bộ phận kết cấu công trình: Móng, cột, dầm, sàn, tường v.v...
c) Kiểm tra đánh giá sự hình thành và mở rộng khe nứt ở cấu kiện.
3.2 Kiểm tra an toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình:
a) Kiểm tra sự đáp ứng yêu cầu về diện tích sử dụng theo thiết kế, quy phạm hiện hành.
b) Kiểm tra sự phù hợp về điều kiện không gian, thông thoáng, hoàn thiện... công trình.
c) Kiểm tra hoạt động của các bộ phận, thiết bị bảo đảm an toàn của hệ thống kỹ thuật, thang máy, điện, nước, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ...
d) Kiểm tra quy định, quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì công trình.
e) Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.
3.3 Kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy:
a) Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ về PCCC: Thiết kế, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu.
b) Kiểm định an toàn thiết bị, phương tiện PCCC.
c) Kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC: Khoảng cách an toàn, hệ thống thoát nạn, hệ thống kỹ thuật an toàn về PCCC và các yêu cầu khác phục vụ PCCC.
Các công trình đã được cơ quan Cảnh sát PCCC xác nhận
Tổ chức chứng nhận chất lượng không cần kiểm tra điều kiện an toàn PCCC đối với các công trình sau đây (nếu bảo đảm duy trì liên tục các điều kiện an toàn PCCC đã được cơ quan Cảnh sát PCCC xác nhận):
-Các công trình quy định tại phụ lục 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt, kiểm tra thi công, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
-Các công trình có nguy cơ cháy nổ cao quy định tại phụ lục 2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC.
3.4 Kiểm tra an toàn về môi trường:
a) Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ liên quan:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b) Kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
c) Kiểm tra danh mục các công trình hay hạng mục công trình phải báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 1, điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
e) Kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng:
- Màn che tạo cách ly công trình.
- Nguồn điện, nguồn cấp nước, thoát nước phục vụ thi công.
- Nhà tạm, nhà vệ sinh phục vụ thi công.
- Các biện pháp giảm bụi khi vận chuyển vật liệu rời, phế thải xây dựng.
- Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải, nước thải xây dựng và sinh hoạt.
- Các quy định khác phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình.
4. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình:
4.1 Tổ chức chứng nhận chất lượng: Cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình theo nội dung tương ứng với phần việc chứng nhận mà mình đã thực hiện. Nội dung và mẫu giấy chứng nhận chất lượng được quy định tại phụ lục của Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng.
Việc chứng nhận chất lượng của tổ chức chứng nhận chất lượng không thay thế và không làm giảm bớt trách nhiệm của các bên có liên quan đến chất lượng công trình theo quy định của pháp luật.
4.2 Đối với công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng: Giấy chứng nhận chất lượng công trình là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
4.3 Đối với công trình chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu: Giấy chứng nhận chất lượng là xác nhận của chủ đầu tư đã đáp ứng yêu cầu về chứng nhận chất lượng do bên yêu cầu đặt ra.
4.4 Chủ đầu tư có trách nhiệm: Gửi 1 bản sao giấy chứng nhận chất lượng cùng báo cáo kết quả kiểm tra liên quan đến công tác chứng nhận chất lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để kiểm tra và quản lý.
-Các công trình của Bộ, Ngành trung ương xây dựng trên địa bàn tỉnh, các công trình do UBND tỉnh quản lý: Chủ đầu tư gửi các văn bản trên cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành.
-Các công trình do UBND thành phố Huế và UBND các huyện quản lý, chủ đầu tư gửi cho phòng quản lý xây dựng chuyên ngành.
5. Giải quyết khiếu nại về kết quả chất lượng công trình xây dựng:
a) Khi có khiếu nại của một trong các bên liên quan, kết quả chứng nhận chất lượng cần được xem xét lại, chủ đầu tư chủ trì làm việc với các bên liên quan, để đạt được sự thống nhất .
b) Trường hợp các bên liên quan không tự giải quyết được thì khiếu nại được gửi tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương (khoản 4.4) để giải quyết.
6. Điều kiện năng lực của tổ chức chứng nhận chất lượng công trình:
6.1 Tổ chức tư vấn hoạt động xây dựng khi tham gia công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng:
a) Phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động tư vấn xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung chứng nhận chất lượng.
b) Về kinh nghiệm: Đã từng tham gia ít nhất là 5 năm liên tục gần nhất, một trong các hoạt động tư vấn xây dựng sau đây:
- Tư vấn quản lý dự án
- Thiết kế xây dựng
- Giám sát thi công xây dựng
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
c) Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng.
6.2 Tổ chức được thành lập với chức năng nhiệm vụ chính là kiểm định, chứng nhận chất lượng công trình không yêu cầu kinh nghiệm 5 năm tối thiểu, nhưng phải có đủ năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung chứng nhận chất lượng.
7. Điều kiện năng lực cá nhân:
7.1 Cá nhân trực tiếp thực hiện kiểm tra và chứng nhận chất lượng:
a) Phải có chứng chỉ hành nghê kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư giám sát thi công phù hợp với công việc được phân công.
b) Không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất.
7.2 Cá nhân đảm nhận cương vị chủ trì: Phải có trên 10 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
1. Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư:
1.1 Quyền hạn:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng phù hợp với loại và cấp công trình.
b) Khiếu nại về kết quả chứng nhận chất lượng công trình
c) Thực hiện các quyền khác theo hợp đồng đã cam kết với tổ chức chứng nhận chất lượng.
1.2 Nghĩa vụ:
a) Phải tổ chức thực hiện kiểm tra và chứng nhận chất lượng đối với công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng.
b) Chỉ được phép đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi có chứng nhận theo quy định.
c) Duyệt nội dung, kế hoạch, dự toán và ký kết hợp đồng kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình với tổ chức chứng nhận chất lượng
d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, các chứng chỉ liên quan và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động chứng nhận chất lượng.
e) Phải thông báo cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (hoặc phòng quản lý xây dựng chuyên ngành) về kế hoạch kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình sau khi ký hợp đồng kiểm tra chứng nhận chất lượng. Gửi giấy chứng nhận chất lượng công trình và hồ sơ liên quan cho các cơ quan này ngay sau khi có kết quả chứng nhận để kiểm tra và quản lý.
f) Phải thanh toán chi phí chứng nhận chất lượng cho tổ chức chứng nhận chất lượng kể cả khi công trình không được cấp giấy chứng nhận do không bảo đảm chất lượng. Chi phí này được tính trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành và các thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và tổ chức chứng nhận chất lượng.
g) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng cam kết với các bên có liên quan.
2. Quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận chất lượng:
2.1 Quyền hạn:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình.
b) Từ chối cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình khi không đáp ứng được yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho công trình.
c) Các quyền khác theo hợp đồng cam kết với chủ đầu tư và theo quy định của pháp luật.
2.2 Nghĩa vụ:
a) Phải bảo đảm tính trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình.
b) Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về kết quả kiểm tra và chứng nhận chất lượng công trình của mình.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng:
3.1 Quyền hạn:
a) Khiếu nại về kết quả chứng nhận chất lượng công trình .
b) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.2 Nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận chất lượng và của chủ đầu tư.
b) Tạo điều kiện để tổ chức chứng nhận chất lượng làm việc thuận lợi.
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Các quy định về quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành xem phần IV của Thông tư 11/2005/TT-BXD và không cần hướng dẫn thêm.
2. Quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng tại địa phương:
2.1 Sở Xây dựng:
a) Sở Xây dựng là đầu mối, phối hợp với các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
b) Theo định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp báo cáo gửi về UBND tỉnh và Bộ Xây dựng tình hình hoạt động chứng nhận chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng công trình xây dựng dân dụng và phần kiến trúc của công trình công nghiệp, công trình chuyên ngành thuộc các chương trình mục tiêu.
2.2 Sở Giao thông vận tải:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng công trình giao thông, công trình chuyên ngành thuộc các chương trình mục tiêu.
b) Theo định kỳ 6 tháng một lần báo cáo gửi về Bộ Giao thông vận tải, đồng thời gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2.3 Sở Công nghiệp:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng công trình công nghiệp, công trình chuyên ngành thuộc các chương trình mục tiêu.
b) Theo định kỳ 6 tháng một lần báo cáo gửi về Bộ Công nghiệp, đồng thời gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2.4 Sở Nông nghiệp và PTNT:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng công trình thủy lợi, công trình chuyên ngành thuộc các chương trình mục tiêu.
b) Theo định kỳ 6 tháng một lần báo cáo gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2.5 Sở Bưu chính Viễn thông:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý hoạt động chứng nhận chất lượng công trình bưu chính viễn thông, công trình chuyên ngành thuộc các chương trình mục tiêu.
b) Theo định kỳ 6 tháng một lần báo cáo gửi về Bộ Bưu chính Viễn thông, đồng thời gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
3. Xử lý vi phạm:
3.1 Tổ chức chứng nhận chất lượng: Tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo các hình thức sau:
a) Đình chỉ công việc chứng nhận chất lượng nếu không tuân thủ nội dung, trình tự thực hiện theo quy định của Thông tư 11/2005/TT-BXD.
b) Thu hồi giấy phép kinh doanh, hoàn trả kinh phí và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu cố tình chứng nhận không đúng với chất lượng công trình.
3.2 Chủ đầu tư:
Đối với các công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng nhưng chủ đầu tư không thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng theo quy định của Thông tư 11/2005/TT-BXD sẽ bị xử lý như sau:
a) Nếu đang thi công: Đình chỉ thi công cho đến khi thực hiện quy định về chứng nhận chất lượng.
b) Đã hoàn thành xây dựng: Không cho phép đưa vào khai thác, sử dụng nếu không có giấy chứng nhận chất lượng do:
- Không thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng.
- Có kiểm tra mà không bảo đảm chất lượng.
Trong các trường hợp trên, chủ đầu tư sẽ bị xử lý không tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra thảm họa do đưa công trình không bảo đảm chất lượng vào sử dụng.
3.3 Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan: Nếu vi phạm các quy định của Thông tư 11/2005/TT-BXD thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
V.CHI PHÍ KIỂM TRA,CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. Nguồn chi phí:
1.1 Đối với các công trình bắt buộc phải chứng nhận chất lượng: Chi phí được lấy từ chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi chi phí kiểm tra, chứng nhận chất lượng vượt quá 35% chi phí giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng được chứng nhận chất lượng, thì chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư quyết định.
Chủ đầu tư trả cho tổ chức chứng nhận chất lượng chi phí này.
1.2. Đối với các công trình được chứng nhận chất lượng khi có yêu cầu: Chi phí do chủ đầu tư hoặc bên yêu cầu trả thông qua thỏa thuận với chủ đầu tư.
a) Bên yêu cầu là cơ quan QLNN với mục đích kiểm tra, quản lý: Chủ đầu tư trả chi phí.
b) Bên yêu cầu là tổ chức bán bảo hiểm:
Khi thực hiện chi phí bảo hiểm công trình, bên bảo hiểm có thể yêu cầu kiểm tra để xác minh rõ nguyên nhân trước khi quyết định chi bảo hiểm, chủ đầu tư phải trả chi phí kiểm tra chứng nhận chất lượng..
b) Bên yêu cầu là các cơ tổ chức cho vay vốn:
Trường hợp dùng công trình để thế chấp vay vốn, bên cho vay vốn yêu cầu kiểm tra, chứng nhận chất lượng của công trình thế chấp, chủ đầu tư phải trả chi phí.
1.3 Các trường hợp khác:
a) Trong quá trình kiểm tra chứng nhận chất lượng, nếu phải thực hiện kiểm định chất lượng thiết bị, vật liệu, cấu kiện .. đã được chủ đầu tư nghiệm thu nhưng không có bằng chứng chứng minh chất lượng, chủ đầu tư phải trả chi phí.
b) Trường hợp kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thiết kế, chi phí kiểm định do tổ chức, cá nhân gây ra chi trả ngoài việc bị xử lý theo qui định của pháp luật.
2. Các khoản chi phí cho công tác kiểm tra, chúng nhận chất lượng:
a) Chi phí cho công tác kiểm tra hồ sơ thiết kế, báo cáo thẩm tra thiết kế...
b) Chi phí cho công tác kiểm tra hiện trường.
c) Chi phí kiểm tra hồ sơ nghiệm thu trong quá trình thi công.
d) Chi phí thí nghiệm để kiểm tra chất lượng công trình
e) Chi phí thực hiện một số công việc liên quan khác.
3. Lập dự toán chi phí:
-Tổ chức chứng nhận chất lượng có trách nhiệm lập dự toán cho công việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng tương ứng với nội dung và phạm vi kiểm tra chứng nhận trình chủ đầu tư phê duyệt.
-Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổ chức chứng nhận chất lượng lập đề cương, dự toán các công việc kiểm tra chứng nhận chất lượng theo định mức, đơn giá và các chế độ chi phí hiện hành.
-Trường hợp các công việc kiểm tra chứng nhận không có trong định mức, đơn giá, dự toán được lập trên cơ sở vận dụng các định mức, đơn giá khác tương đương, phù hợp hoặc kê khai công việc thực hiện theo chế độ tiền lương cùng với các chế độ, chính sách tương ứng khác.
1. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện:
a) Đề nghị Sở quản lý xây dựng chuyên ngành hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng thuộc chuyên ngành thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng đúng quy định.
b) Đề nghị UBND thành phố Huế và UBND các huyện chỉ đạo các phòng quản lý xây dựng hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn do mình quản lý.
c) Đề nghị các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng, nhất là các chủ đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt quan tâm đến công tác chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện:
2.1. Đối với công trình bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng:
a) Công trình đã xây dựng, nghiệm thu xong trước ngày 15/8/2005 (ngày Thông tư 11/2005/TT-BXD có hiệu lực), không phải thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng.
b) Công trình đã xây dựng xong trước ngày 15/8/2005 nhưng nghiệm thu sau ngày 15/8/2005 phải thực hiện chứng nhận chất lượng. Việc chứng nhận chất lượng được tiến hành như sau:
- Căn cứ hồ sơ nghiệm thu chất lượng, nghiệm thu công trình đã được chủ đầu tư và các bên liên quan thực hiện theo quy định của Nghị định 209/2004/NĐ-CP và các quy định liên quan khác, tổ chức chứng nhận chất lượng kiểm tra nếu đầy đủ, bảo đảm yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng công trình.
- Trường hợp khi kiểm tra hồ sơ nghiệm thu chất lượng, nghiệm thu công trình chưa đầy đủ, tổ chức chứng nhận chất lượng yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ nghiệm thu, nếu cần thiết tổ chức kiểm định lại phần việc chưa đủ chứng minh chất lượng để có cơ sở cấp giấy chứng nhận chất lượng cho công trình.
c) Công trình đang xây dựng: Phải thực hiện đầy đủ theo Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng và văn bản hướng dẫn này.
2.2 Đối với công trình chỉ thực hiện chứng nhận khi có yêu cầu:
Các bên yêu cầu phải lập nội dung, kế hoạch, dự toán chi phí các công việc, hạng mục công trình hoặc công trình cần kiểm tra,chứng nhận và làm việc với chủ đầu tư để thỏa thuận thực hiện.
3. Giải quyết vướng mắc: Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được, gửi về cơ quan đầu mối là Sở Xây dựng để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền cao hơn giải quyết.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.