BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 524/ĐKVN-VAR |
Hà nội, ngày 05 tháng 03 năm 2014 |
Căn cứ Quyết định số 862/QĐ -BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng Kiểm Việt Nam.
Căn cứ Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số điểm của Thông tư 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải như sau:
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1. Hướng dẫn một số điểm quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
1.2. Hướng dẫn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
1.3. Là căn cứ để thực hiện kiểm tra, đánh giá và giám sát hoạt động kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
1.4 Là căn cứ để tổ chức cá nhân thành lập và hoạt động Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
2. Hướng dẫn một số điểm của Thông tư 59
2.1. Khoản 3 Điều 5: Đề án thành lập Trung tâm, trong đó thể hiện rõ khả năng về đất đai, nguồn vốn, nhân lực, trang thiết bị kiểm định, thông tin, phòng cháy chữa cháy, tác động môi trường và thời gian hoạt động:
2.1.1. Khả năng về đất đai
a) Quyền sử dụng đất:
- Nếu tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập Trung tâm sở hữu đất thì phải có bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất dự kiến xây dựng Trung tâm.
- Nếu tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập Trung tâm đi thuê đất thì phải có Hợp đồng thuê đất hợp pháp tối thiểu 05 năm và bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất dự kiến xây dựng Trung tâm của tổ chức, cá nhân cho thuê đất.
b) Diện tích đất: Diện tích đất tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại điều 4 của Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT.
c) Địa điểm xây dựng: Phù hợp với quy hoạch giao thông, Quy hoạch Hệ thống Trung tâm đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải.
d) Vị trí xây dựng thuận tiện cho xe ra vào, không gây ùn tắc giao thông, được thể hiện trên bản đồ địa chính khổ A3 có tỷ lệ 1/500, trích lục từ hồ sơ của cơ quan địa chính địa phương. Trên bản đồ cần thể hiện rõ quy cách, kích thước, diện tích khu đất, đường giao thông hiện có.
2.1.2. Về tài chính: Dự toán tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà kiểm định, văn phòng điều hành, sân bãi, đường giao thông, tường rào, mua và lắp đặt trang thiết bị kiểm định, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, hệ thống camera chụp ảnh và giám sát, hệ thống cung cấp điện nước, chi phí đào tạo, chi phí tiền lương …
2.1.3. Nhân lực
a) Lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ Trung tâm đăng kiểm phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT. Số lượng đăng kiểm viên tối thiểu của một Trung tâm đăng kiểm phải đáp ứng yêu cầu nêu tại khoản 2 điều 10 của Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT.
b) Có phương án bố trí, sử dụng nhân lực để tổ chức hoạt động kiểm định; trong đó thể hiện rõ phương án tuyển dụng, đào tạo hoặc sử dụng nhân lực của các Trung tâm đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đăng kiểm Việt nam.
2.1.4. Trang thiết bị kiểm định, dụng cụ kiểm tra
- Thống kê số lượng thiết bị kiểm định và thiết bị hiệu chuẩn kèm theo sẽ bố trí cho từng dây chuyền kiểm định, các thiết bị kiểm định phải đáp ứng yêu cầu nêu tại Điều 6 của Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT.
- Thống kê dụng cụ kiểm tra bố trí cho từng dây chuyền kiểm định, dụng cụ kiểm tra phải đảm bảo tối thiểu nêu tại Điều 7 của Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT.
2.1.5. Thiết bị thông tin lưu trữ và truyền số liệu: Thống kê các thiết bị thông tin lưu trữ và truyền số liệu sẽ bố trí cho từng công đoạn làm việc. Các thiết bị thông tin lưu trữ và truyền số liệu phải đáp ứng yêu cầu nêu tại Điều 8 của Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT.
2.1.6. Các trang thiết bị khác: Thống kê các trang thiết bị khác theo quy định, nêu rõ vị trí lắp đặt.
2.1.7. Phương án phòng chống cháy: Nêu rõ các nguyên nhân có thể gây cháy tại đơn vị, các phương án phòng cháy và tổ chức chữa cháy.
2.1.8. Phương án giảm thiểu tác động môi trường: Nêu rõ các nguồn gây ô nhiễm không khí, nước thải và tiếng ồn, rung động tại đơn vị; các biện pháp thực hiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
2.1.9. Các bản vẽ trong đề án
- 01 Bản vẽ tổng thể mặt bằng khu đất tỷ lệ 1/500 khổ A3.
- 01 Bản vẽ bố trí nhà kiểm định, nhà văn phòng, sân bãi đỗ xe, đường giao thông nội bộ, cổng xe ra vào khổ A3.
- 01 Bản vẽ bố trí trang thiết bị kiểm định, camera chụp ảnh, camera giám sát, trong đó phải thể hiện số dây chuyền lắp đặt đợt đầu và dự kiến lắp bổ sung giai đoạn sau (nếu có).
2.1.10. Thời gian hoạt động: Cam kết thời gian hoạt động của đơn vị, dự toán số lượt kiểm định và thu chi hàng năm để tính được khả năng hoàn vốn.
2.2. Khoản 4 Điều 6: Văn bản chấp thuận của Cục Đăng kiểm Việt nam là cơ sở để tổ chức, cá nhân triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm theo nội dung trong Đề án. Trong văn bản chấp thuận, Cục Đăng kiểm Việt nam quy định tên và phiên hiệu cho Trung tâm (nêu tại phụ lục 1) để tổ chức, cá nhân làm thủ tục khác với các cơ quan chức năng theo quy định.
2.3. Điểm b Khoản 1 Điều 7: Danh sách trích ngang các chức danh làm việc tại Trung tâm đăng kiểm (Theo mẫu tại phụ lục 2) và các văn bằng chứng chỉ phù hợp chức năng nhiệm vụ (bản sao có chứng thực).
2.4. Điểm c Khoản 1 Điều 7: Danh mục thiết bị kiểm định, dụng cụ kiểm tra, thiết bị thông tin truyền số liệu và các thiết bị khác theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT (Theo mẫu tại phụ lục 3).
2.5. Điểm d Khoản 2 Điều 7: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt nam tiến hành kiểm tra, đánh giá theo đề án đã được phê duyệt và các quy định hiện hành (Kết quả kiểm tra, đánh giá được tổng hợp vào biên bản kiểm tra theo mẫu tại phụ lục II của Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT), cụ thể như sau:
2.5.1. Diện tích Trung tâm, nhà xưởng, bãi đỗ xe: Kiểm tra diện tích Trung tâm, nhà xưởng, văn phòng, đường xe ra vào kiểm định, bãi đỗ xe. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 4a.
2.5.2. Thiết bị kiểm định, dụng cụ kiểm tra: Kiểm tra sự đầy đủ, kiểu loại, độ chính xác của thiết bị và dụng cụ kiểm định, việc bố trí thiết bị trong dây chuyền, khả năng nối mạng nội bộ và khả năng nối mạng với chương trình quản lý kiểm định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 4b và 4c.
2.5.3. Thiết bị thông tin lưu trữ và truyền số liệu: Kiểm tra sự đầy đủ của các thiết bị thông tin lưu trữ và truyền số liệu, khả năng kết nối mạng nội bộ và kết nối với máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt nam. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 4a.
2.5.4. Các trang thiết bị khác: Kiểm tra bảng hiệu, bảng biểu, thông báo niêm yết công khai, công bố công khai điện thoại đường dây nóng, camera giám sát quản lý bằng IP có khả năng lưu trữ hình ảnh tối thiểu 30 ngày và truyền hình ảnh trực tiếp về Cục Đăng kiểm Việt nam, trang bị phòng cháy chữa cháy. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 4a.
2.5.5. Nhân lực của Trung tâm: Kiểm tra việc bố trí Đăng kiểm viên tại các công đoạn kiểm tra và các nhân viên nghiệp vụ thực hiện công tác văn phòng.
2.5.6. Thực hiện quy trình: Vận hành dây chuyền và kiểm định thử phương tiện được kiểm định để đánh giá sự hoạt động của toàn bộ Trung tâm.
2.5.7. Sổ theo dõi, chế độ báo cáo và quản lý, sử dụng ấn chỉ kiểm định: Hệ thống sổ sách, biểu mẫu, truy cập số liệu, áp dụng chương trình quản lý kiểm định, chương trình cảnh báo, chế độ báo cáo theo quy định, hệ thống quản lý chất lượng iso. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 4d.
2.6.1. Sau khi nhận báo cáo việc duy trì các quy định về điều kiện hoạt động (Theo mẫu tại phụ lục 6), Cục Đăng kiểm Việt nam tiến hành kiểm tra, đánh giá việc duy trì các điều kiện hoạt động của Trung tâm theo nội dung tại Khoản 2.5 của hướng dẫn này. Trong đó việc kiểm tra, đánh giá thực hiện quy trình được đánh giá thông qua việc tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy định của Đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ trong quá trình thực hiện kiểm định phương tiện. Kết quả kiểm tra, đánh giá của Đăng kiểm viên được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 5a; kết quả kiểm tra, đánh giá của Nhân viên nghiệp vụ được ghi vào biên bản theo mẫu tại phụ lục 5b.
2.6.2. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá hàng năm việc duy trì các điều kiện hoạt động của Trung tâm được hủy sau 03 năm kể từ ngày kiểm tra, đánh giá.
3.1. Phòng Kiểm định xe cơ giới:
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định xe cơ giới.
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ hàng năm để trình Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình thành lập và hoạt động của các Trung tâm theo quy định.
3.2. Các tổ chức, cá nhân thành lập Trung tâm đăng kiểm và hoạt động kiểm định xe cơ giới có trách nhiệm thực hiện Hướng dẫn này. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện cần thông báo về Cục Đăng kiểm Việt nam (TEL: 04.7684706, FAX:04.7684723, Email: var@vr.org.vn) để được hướng dẫn.
3.3. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 01/04/2014. Bãi bỏ Hướng dẫn số 1108/ĐKVN ngày 16/12/2005 của Cục Đăng kiểm Việt nam hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc “thành lập, hoạt động và quản lý hoạt động Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới” và những nội dung trong các văn bản khác của Cục Đăng kiểm Việt nam trái với Hướng dẫn này.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.