UBND
TỈNH BẮC KẠN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 488/HD-SNN |
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 6 năm 2006 |
LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ KHAI THÁC GỖ VÀ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN.
- Căn cứ Quyết định số:
40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Căn cứ hướng dẫn số: 1404/SNN-CCLN, ngày 02/12/2005 của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Căn cứ Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL, ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng búa
Bài cây và búa Kiểm lâm.
- Căn cứ Quyết định số: 01/2002/QĐ-BNN-KL ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của quy chế
quản lý, sử dụng búa Bài cây và búa Kiểm lâm ban hành theo Quyết định số
69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Để việc lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản theo đúng quy định và thống
nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
“Hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản khác”.
Hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản khác là căn cứ để lập hồ
sơ, kiểm tra, thẩm định và phê duyệt, cấp phép khai thác khai thác gỗ và lâm sản.
I. Đối tượng thiết kế khai thác bao gồm:
1. Thiết kế khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên (Khai thác chính).
2. Thiết kế khai thác tận dụng.
3. Thiết kế khai thác tận thu.
4. Thiết kế khai thác rừng Tre - Vầu - Nứa.
5. Thiết kế khai thác gỗ Phân tán.
6. Thiết kế khai thác gỗ Bồ đề.
7. Thiết kế khai thác gỗ rừng trồng (Khai thác trắng).
8. Thiết kế khai thác tỉa thưa rừng trồng.
9. Thiết kế khai thác trích nhựa Thông.
10. Các đối tượng thiết kế khai khác.
II. Nguyên tắc: Việc lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản khác phải tuân thủ theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản dưới luật, cụ thể:
- Quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Hướng dẫn số: 1404/SNN-CCLN, ngày 02/12/2005 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số: 69/2001/QĐ - BNN - KL ngày 26 tháng 6 năm 2001 và có sửa đổi bổ sung của quyết định số 01/2002/QĐ - BNN, ngày 2/1/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các quy định hiện hành.
- Quyết định số: 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số: 03/2005/QĐ-BNN, ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch khai thác gỗ và lâm sản của cấp có thẩm quyền (Đối với đối tượng nằm trong chỉ tiêu kế hoạch).
Đơn vị lập hồ sơ thiết kế khai thác phải xác định đúng tên, đúng chủ sử dụng đất, sử dụng rừng (trong trường hợp không có điều kiện khai thác thì chủ rừng phải có giấy ủy quyền cho người khác, giấy ủy quyền có xác nhận của thôn, Ủy ban nhân dân xã sở tại), địa danh (Tiểu khu, khoảnh, lô), đối tượng khai thác, diện tích, sản lượng khai thác được cấp có thẩm quyền cho phép. Tránh lợi dụng vào hồ sơ thiết kế để khai thác rừng trái phép.
Hồ sơ ngắn gọn, xúc tích, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đảm bảo đúng quy định.
III- Điều kiện để tiến hành lập hồ sơ thiết kế khai thác lâm sản:
1. Điều kiện về đơn vị thiết kế
- Các tổ chức thiết kế khai thác của lâm trường, địa phương có chức năng thiết kế khai thác gỗ và lâm sản khác được quy định trong giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Các tổ chức thiết kế thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, các trường kỹ thuật lâm nghiệp.
2. Điều kiện về hồ sơ xin khai thác:
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao đối với những đối tượng nằm trong chỉ tiêu kế hoạch.
Hồ sơ xin khai thác bao gồm: Đơn xin khai thác có xác nhận của cấp có thẩm quyền kèm theo bản phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng (Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn) hoặc tờ trình xin khai thác( đối với tổ chức, doanh nghiệp) kèm theo thuyết minh thiết kế khai thác, các biểu thống kê và bản đồ. Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ các nội dung:
- Loại rừng đưa vào thiết kế khai thác: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
- Đối tượng khai thác, loại lâm sản xin khai thác, địa danh (Tiểu khu, khoảnh, lô) diện tích, sản lượng xin khai thác, địa chỉ tiêu thụ (Nếu có).
- Đối với khai thác gỗ tận thu trong đất rừng của các tổ chức, doanh nghiệp phải được sự nhất trí của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đối với khai thác gỗ tận thu của hộ gia đỡnh, cỏ nhõn, cộng đồng dõn cư thôn phải được sự nhất trí của Ủy ban nhân dân huyện.
- Được sự nhất trí của chủ dự án (nếu rừng do dự án đầu tư).
3. Điều kiện về rừng được phép thiết kế khai thác:
Theo quy định tại Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
1. Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, bản đồ, bảng biểu và các tài liệu có liên quan.
- Rà soát các chỉ tiêu khối lượng thiết kế khai thác.
2. Công tác ngoại nghiệp.
2.1 Sơ thám khu vực thiết kế: Khảo sát địa hình mô tả cụ thể về độ cao, độ dốc, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình, đất đai, dân cư, đường vận xuất vận chuyển.v.v…
2.2 Xác minh rừng.
- Xác định quyền sở hữu đất rừng.
- Xác định ranh giới lô thiết kế trên bản đồ và thực địa. Phát đường ranh giới lô, đo đạc khép kín xác định diện tích lô bằng thước dây và địa bàn cầm tay, lập bản đồ tỷ lệ 1/5.000 của khu khai thác. Đường ranh giới lô rộng 1m và đánh dấu sơn vào cây trên đường ranh giới ở 2 mặt đối diện của lô với ký hiệu: ranh giới lô đánh 1 vạch sơn ngang; nếu ranh giới lô trùng với ranh giới khoảnh đánh 2 vạch sơn ngang song song; nếu ranh giới lô trùng với ranh giới tiểu khu đánh 3 vạch sơn ngang song song.
- Đóng cọc mốc lô, khoảnh và ghi tên lô, khoảnh (Tên lô ghi bằng chữ cái Việt Nam, tên khoảnh ghi bằng chữ số ả rập).
- Xác định trạng thái rừng.
- Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng của Chính phủ, đơn vị thiết kế tiến hành xác định đối tượng thiết kế nằm trong khu vực rừng phòng hộ hay rừng sản xuất (Khi chưa có Quyết định phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng của Chính phủ thì căn cứ Quyết định số: 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định loại rừng).
- Xác định trữ lượng rừng: Việc xác định trữ lượng rừng thông qua phương pháp lập hệ thống ô tiêu chuẩn tại các vị trí: chân, sườn, đỉnh. Diện tích lập ô tiêu chuẩn tối thiểu bằng 2% diện tích lô, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn tối thiểu là 100 m2 đối với rừng trồng, 500 m2 đối với rừng tự nhiên (rừng gỗ; hỗn giao gỗ vầu nứa; rừng vầu, nứa). Đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao vút ngọn của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn (Đối với cây gỗ, đo đếm và thống kê số lượng cây gỗ và cây tái sinh trong ô tiêu chuẩn theo 2 loại: Cây gỗ có D1.3 ³ 6 cm, cây tái sinh có D1.3 < 6 cm). Kết quả đo đếm được ghi vào phiếu điều tra theo các mẫu phiếu sau:
+ Phiếu điều tra trữ lượng gỗ trong thiết kế khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên (Khai thác chính), Thiết kế khai thác gỗ phân tán, Bồ đề, gỗ rừng trồng: Mẫu 01.
+ Phiếu điều tra trữ lượng trong thiết kế khai thác Nứa: Mẫu 02.
+ Phiếu điều tra trữ lượng Vầu trong thiết kế khai thác Vầu: Mẫu 03.
- Tính toán trữ lượng và xác định cường độ bài cây khai thác, kết quả tính toán được ghi vào biểu thống kê theo từng đối tượng dưới đây:
1. Thiết kế khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên (Khai thác chính): Mẫu 04, 05, 06.
2. Thiết kế khai thác tận dụng: Mẫu 07, 08, 09.
3. Thiết kế khai thác tận thu: Mẫu 10.
4. Thiết kế khai thác rừng Tre - Vầu - Nứa: Mẫu 11.
5. Thiết kế khai thác gỗ Phân tán: Mẫu 12.
6. Thiết kế khai thác gỗ Bồ đề: Mẫu 13.
7. Thiết kế khai thác gỗ rừng trồng (Khai thác trắng): Mẫu 14.
8. Thiết kế khai thác tỉa thưa rừng trồng: Mẫu 15, 16.
9. Thiết kế khai thác trích nhựa Thông: Mẫu 17.
2.3 Bài cây khai thác: Căn cứ vào trữ lượng rừng, đối tượng, cường độ khai thác, tiêu chuẩn cấp kính cây bài tiến hành xác định số cây bài tối đa trong lô khai thác. Sau khi định được khoảng giới hạn số cây cần bài theo lô, chủ rừng cùng đơn vị thiết kế tiến hành xác định và bài cây tại hiện trường (Không bài những cây thuộc đối tượng cấm khai thác, sử dụng theo quy định của Chính phủ). Đối với rừng của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn thành phần tham gia bài cây phải có đại diện chính quyền xã sở tại.
- Khi tiến hành bài cây để khai thác phải chọn vị trí bài thuận lợi cho việc quan sát và khi khai thác không bị mất dấu bài, đánh số thứ tự của các cây bài bằng sơn ở cả phần gốc và thõn cây để thuận lợi cho việc tính toán, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác.
Kết quả bài cây được ghi vào phiếu và biên bản bài cây tại hiện trường theo mẫu làm căn cứ lập hồ sơ thiết kế khai thác và bàn giao hiện trường thiết kế khai thác (Mẫu biên bản bài cây 18,19, 20, 21).
2.4 Tính toán và điều chỉnh sản lượng thiết kế khai thác.
- Tính toán sản lượng: Việc tính toán sản lượng nói riêng, trữ lượng rừng nói chung theo 2 phương pháp dưới đây.
+ Phương pháp 1: Tính khối lượng thể tích riêng cho từng cây và cộng lại áp dụng với đối tượng cây đứng mọc rải rác còn sót lại trên nương rẫy cố định, vườn cây công nghiệp, cây chết đứng chết khô chết cháy, gốc cây, gỗ nằm, gỗ đổ, gỗ khô lóc lõi, cây mọc rải rác trong rừng khoanh nuôi tái sinh (Gỗ phân tán, Bồ đề). Thể tích của từng cây được tính như sau:
M = 3,14 x D2 x H x f/4.
Trong đó: M là khối lượng thể tích thân cây được tính bằng m3.
D: Đường kính thân cây tính bằng m, được đo ở giữa thân cây đối với cây nằm, gốc cây và được đo ở vị trí 1,3 m đối với cây đứng.
H: Chiều cao hoặc chiều dài thân cây.
f: Hệ số độ thon thân cây tra trong biểu điều tra quy hoạch theo từng loài cây. Đối với cây nằm nếu đo đường kính ở vị trí giữa thân cây thì trong công thức không tính hệ số f.
Có thể áp dụng phương pháp tính khối lượng cây đổ, cây nằm theo phương pháp tính công thức như sau.
Khối lượng M = C x C x H x 0,0796. ( Đơn vị tính bằng m3).
Trong đó: C là chu vi đo ở giữa thân cây tính bằng m.
H là chiều dài thân cây tính bằng m.
+ Phương pháp 2: áp dụng đối với tỉa thưa rừng trồng.
Việc tính toán khối lượng được tính trên cơ sở phân loại cây theo cỡ đường kính, cấp chiều cao sau đó tra biểu khối lượng.
- Điều chỉnh sản lượng: Khi sản lượng thiết kế khai thác vượt quá mức cho phép thì:
+ Chủ rừng cùng đơn vị thiết kế kiểm tra, điều chỉnh lại số cây bài, thống kê, lập biên bản và xóa dấu bài cây tại hiện trường và hồ sơ sao cho khớp với sản lượng cho phép đối với rừng của tổ chức, doanh nghiệp.
+ Chủ rừng cùng đơn vị thiết kế và chính quyền xã sở tại kiểm tra, điều chỉnh lại số cây bài, thống kê, lập biên bản và xóa dấu bài cây tại hiện trường và hồ sơ sao cho khớp với sản lượng cho phép đối với rừng của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn.
3. Công tác nội nghiệp.
- Hoàn thiện bảng biểu:
Tùy theo từng loại lâm sản xin khai thác, đơn vị thiết kế khai thác hoàn thiện theo các loại bảng biểu sau:
+ Thiết kế khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên (Khai thác chính) - Mẫu 04, 05, 06.
+ Thiết kế khai thác tận dụng - Mẫu 07, 08, 09.
+ Thiết kế khai thác tận thu - Mẫu 10.
+ Thiết kế khai thác rừng Tre - Vầu - Nứa - Mẫu 11.
+ Thiết kế khai thác gỗ Phân tán - Mẫu12.
+ Thiết kế khai thác gỗ Bồ đề - Mẫu 13.
+ Thiết kế khai thác gỗ rừng trồng (Khai thác trắng) - Mẫu 14.
+ Thiết kế khai thác tỉa thưa rừng trồng - Mẫu 15, 16.
+ Thiết kế khai thác trích nhựa Thông - Mẫu 17.
- Hoàn thiện bản đồ thiết kế khai thác.
Đối với thiết kế khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên (Khai thác chính); thiết kế khai thác Tận dụng; thiết kế khai thác Tận thu; thiết kế khai thác rừng Tre -Vầu - Nứa; thiết kế khai thác gỗ Phân tán; thiết kế khai thác gỗ Bồ đề, thiết kế khai thác gỗ rừng trồng, thiết kế khai thác nhựa Thông phải thể hiện rõ ranh giới và số hiệu lô thiết kế khai thác trên Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 ( Bản đồ nền địa hình thể đầy đủ địa hình, địa vật theo ranh giới của khoảnh thiết kế khai thác và các khoảnh giáp ranh).
Thành quả thiết kế khai thác lập thành 04 bộ (Chủ rừng 01 bộ, Đơn vị thẩm định 01 bộ, Hạt kiểm lâm sở tại 01 bộ, Đơn vị thiết kế 01 bộ).
Sau khi đã hoàn chỉnh hồ thiết kế, chủ rừng lập tờ trình (Hoặc đơn đề nghị) xin thẩm định kèm hồ sơ thiết kế trình cơ quan có thẩm quyền. Tờ trình thể hiện đầy đủ các nội dung:
- Diện tích thiết kế, tên lô, khoảnh, tiểu khu.
- Trữ lượng, chủng loại, cường độ khai thác, tỷ lệ lợi dụng.
- Sản lượng gỗ thương phẩm xin được cấp.
Mçi bé hồ sơ thiết kế khai thác gồm:
- Đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn mỗi bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: Đơn xin khai thác gỗ và lâm sản có xác nhận của trưởng thôn, ban lâm nghiệp xã, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và bản phô tô coppy Quyết định hoặc biên bản giao rừng và đất lâm nghiệp, thuyết minh thiết kế khai thác, bản đồ, các bảng biểu, biên bản xác minh đóng búa bài cây.
- Đối với chủ rừng là tổ chức doanh nghiệp mỗi bộ hồ sơ thiết kế bao gồm tờ trình, thuyết minh thiết kế khai thác, các bảng biểu, bản đồ, biên bản khảo sát xác minh và đóng búa bài cây.
4. Nghiệm thu, thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác.
4.1 Nghiệm thu
Nghiệm thu thiết kế do chủ rừng tự tiến hành (hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện theo thỏa thuận). Nội dung nghiệm thu thiết kế bao gồm:
- Nghiệm thu ngoại nghiệp:
+ Đối tượng rừng được phép khai thác theo quy định tại Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN.
+ Địa danh khu khai thác (Riêng khai thác chính rừng tự nhiên thì địa danh khu khai thác phải phù hợp với phương án điều chế rừng trong giai đoạn được duyệt).
+ Kiểm tra đánh giá về hệ thống cọc mốc và đường phân lô, khoảnh, tiểu khu theo quy định tại Điều 15, Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN.
+ Kết quả đo đạc xác định diện tích lô tại hiện trường.
+ Kết quả đo đếm trong các ô tiêu chuẩn.
+ Tính hợp lý của hệ thống đường vận xuất, kho bãi gỗ.
+ Kiểm tra tính chính xác và chất lượng bài cây.
- Nghiệm thu nội nghiệp:
+ Kiểm tra việc tính toán xác định trữ lượng.
+ Kiểm tra việc xác định cường độ khai thác và tỷ lệ lợi dụng.
+ Kiểm tra việc xác định sản lượng khai thác.
+ Kiểm tra hồ sơ thành quả thiết kế khai thác: Thuyết minh, hệ thống bản đồ và các bảng biểu.
Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản đánh giá chất lượng hồ sơ thiết kế đạt hay không đạt yêu cầu. Thủ trưởng đơn vị nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung nghiệm thu của đơn vị mình.
4.2 Thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác:
* Nội dung: Thẩm định toàn bộ các nội dung của hồ sơ thiết kế.
4.2.1. Đối tượng rừng được phép khai thác theo quy định hiện hành.
4.2.2 Đia danh khu khai thác phải phù hợp (Riêng khai thác chính rừng tư nhiên thì địa danh khu thiết kế khai thác phải phù hợp với phương án điều chế rừng trong giai đoạn được duyệt).
4.2.3 Kiểm tra đánh giá về hệ thống cọc mốc và đường phân lô, khoảnh theo quy định tại Điều 15.
4.2.4 Kiểm tra tính hợp lý của các đường vận xuất và bãi gỗ (trong trường hợp phải chặt cây để làm đường và bãi gỗ).
4.2.5 Kiểm tra tính chính xác và chất lượng bài cây
4.2.6 Khối lượng thẩm định quy định như sau:
- Nếu 1 khoảnh có 1 lô thì thẩm định 1 lô.
- Nếu l khoảnh có từ 2-4 lô thì thẩm định 2 lô.
- Nếu 1 khoảnh có từ 5 lô trở lên thì thẩm định 50% số lô và lấy tròn số lô.
4.2.7 Thẩm định trữ lượng theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn với diện tích thẩm định là 1% diện tích của lô đưa vào thẩm định theo quy định tại mục 4.2.6 phần này.
4.2.8 Thẩm định chất lượng cây bài và sản lượng khai thác
- Khối lượng thẩm định tính theo đơn vị chủ rừng :
+ Từ 15 lô trở xuống: thẩm định 0l lô
+ Từ 16 đến 25 lô : thẩm định 02 lô
+ Trên 25 lô thẩm định 03 lô.
- Phương pháp thẩm định :
+ Thẩm định chất lượng bài cây trên lô thẩm định tiến hành thống kê toàn bộ cây có dấu búa bài theo nhóm gỗ.
+ Thẩm định sản lượng tiến hành đo đếm ngẫu nhiên 30% cây bài chặt của lô thẩm định. Phương pháp đo đếm theo quy định như sau:
+ Đo đường kính hoặc chu vi cây tại vị trí 1,3 m tính từ gốc lên (Dl,3), đánh số cây bài bằng dấu sơn theo từng lô và đo trực tiếp từng cây, số liệu ghi vào phiếu thứ tự bài cây.
+ Đo chiều cao dưới cành theo phương pháp đo trực tiếp từng cây bằng thước đo cao và mục trắc chiều cao vút ngọn đồng thời xác định tên cây, số liệu thu thập ghi vào phiếu bài cây.
Việc đo đếm cây bài chặt bao gổm cả những cây trên đường vận chuyển, vận xuất và bãi gỗ có D1,3 từ 25 cm trở lên.
4.2.9 Kết quả thẩm định được ghi vào biên bản theo mẫu quy định và bổ sung vào hồ sơ thiết kế để làm cơ sở phê duyệt.
4.2.10 Đánh giá và xử lý : Việc xử lý sai số về các chỉ tiêu quy định như sau :
- Sai số quy định tại mục 4.2.1 và mục 4.2.2 : Không chấp nhận
- Sai số quy định tại mục 4.2.3; 4.2.4; 4.2.5 : Yêu cầu đơn vị thiết kế bổ sung.
- Sai số quy định tại mục 4.2.7; 4.2.8 : Cho phép trong khoảng ± 10%, nếu vượt quá giới hạn trên phải tiến hành hiệu chỉnh lại từ khâu ngoại nghiệp.
V - Các đối tượng thiết kế khai thác khác.
1. Thiết kế khai thác gỗ làm nhà theo chương trình 134. Hồ sơ gồm:
a) Đối với phương thức khai thác tập trung: Các bước lập hồ sơ áp dụng theo Hướng dẫn thiết kế khai thác chung (Khai thác chính).
b) Đối với phương thức khai thác tự làm (Người dân tự khai thác):
Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin khai thác gỗ làm nhà có xác nhận của thôn, Ủy ban nhân Xã.
- Bản phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng(Sổ bìa đỏ)
- Biên bản, biểu lý lịch đóng búa bài cây(Theo phiếu bài cây khai thác) có xác nhận của chủ rừng, chính quyền xã, đơn vị đóng búa bài cây.
Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân huyện thẩm định và phê duyệt cấp gấy phép khai thác./.
2. Khai thác gỗ tận dụng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin khai thác gỗ có xác nhận của thôn, Ủy ban nhân Xã.
- Bản phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng(Sổ bìa đỏ)
- Biên bản, biểu lý lịch đóng búa bài cây (Theo phiếu bài cây khai thác) có xác nhận của chủ rừng, chính quyền xã, đơn vị đóng búa bài cây.
Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân huyện thẩm định và phê duyệt cấp gấy phép khai thác./.
Trên đây là hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các cơ quan liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở kịp thời chỉnh sửa./.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
A - MẪU THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC:
Áp dụng chung cho các đối tượng thiết kế khai thác: Gỗ lớn rừng tự nhiên, gỗ tận dụng, gỗ tận thu, khai thác Tre - Vầu - Nứa, gỗ phân tán, gỗ Bồ đề, gỗ rừng trồng và nhựa Thông....
THUYẾT MINH
Thiết kế khai thác …………………………
………………………………………………………
1. Đặt vấn đề:
Tóm tắt lý do thiết kế khai thác.
2. Các điều kiện cơ bản.
2.1 Điều kiện tự nhiên - Giới hạn diện tích.
- Vị trí địa lý - hành chính: Khu vực thiết kế nằm tại …… thuộc địa bàn quản lý hành chính xã…………..
Phía Bắc giáp…….
Phía Nam giáp …..
Phía Đông giáp ……
Phía Tây giáp ……
- Địa hình:
+ Nêu dạng địa hình theo 1 trong 3 cấp sau: Địa hình đồi núi cao, địa hình đồi núi trung bình, địa hình đồi núi thấp.
+ Nêu mức độ chia cắt của địa hình theo 1 trong 3 mức: chia cắt mạnh, trung bình, yếu. Mô tả độ dốc.
- Thổ nhưỡng: Mô tả các loại đất trong khu vực theo nguồn gốc hình thành từ đá mẹ.
- Khí hậu thuỷ văn: Ghi đầy đủ các thông tin nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, dòng chảy v.v…
- Địa danh thiết kế: Khu vực thiết kế thuộc tiểu khu …. Khoảnh .. lô …. Với tổng diện tích.....ha.
2.2 Đặc điểm về lao động trong khu vực: Khu vực thiết kế gồm ….. hộ, … nhận khẩu đang sinh sống. Nêu đặc điểm lao động ảnh hưởng thuận lợi khó khăn đến c«ng t¸c khai thác.
2.3 Đặc điểm về đường vận chuyển vận xuất và bến bãi.
Nêu đặc điểm hiện trạng các loại đường trên địa bàn, khả năng sử dụng để đáp ứng nhu cầu khai thác vận chuyển lâm sản.
2.4 Hiện trạng về tài nguyên rừng, trữ lượng rừng.
- Mô tả hiện trạng rừng theo trạng thái, cấu trúc tầng thứ, phân bố tổ thành mật độ, loài cây… rút ra những đặc điểm các biện pháp lâm sinh cần tác động.
- Xác định trữ lượng rừng hiện tại: ……….………………….……………
2.5 Chủ sở hữu đất rừng …………………………………….......………
2.6 Địa chỉ chế biến và tiêu thụ sản phẩm: ……………………..........
3. Biện pháp kinh doanh.
3.1 Phương thức khai thác.: ……………………………………………..
3.2 Cường độ khai thác: ………………………………………………….
3.3 Biện pháp kỹ thuật: Thuyết minh đầy đủ theo quy trình hiện hành bao gồm
- Bài cây khai thác………….., số hiệu búa bài(Đối với đối tượng cần bài).
- Điều kiện tổ chức khai thác: Nêu rõ khi có đủ giấy phép khai thác của cơ quan có thẩm quyền, bàn giao hiện trường thiết kế khai thác cho đơn vị khai thác.v.v…thì mới được tiến hành tổ chức khai thác.
- Kỹ thuật chặt hạ, vận xuất, vận chuyển, vệ sinh rừng……………………
- Các biện pháp lâm sinh tác động sau khai thác ………………..............
- Các biện pháp an toàn lao động..................................................................
3.4 Khối lượng thiết kế khai thác (Phải được thể hiện rừ, đầy đủ trong các bảng biểu).
- Tổng diện tích ……….ha.
* Đối với thiết kế khai thác các loại gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng:
- Tổng số cây : ………cây. Loài cây:.........Nhúm gỗ:.............
- Khối lượng cây đứng: ………… m3. Tỷ lệ lợi dụng:.…..(%).
- Sản lượng thương phẩm ( …%) = … m3.
- Gỗ tận dụng (…%)………….. m3.
- Củi ….. Ster.(Có biểu chi tiết kèm theo).
* Đối với TKKT Tre - Vầu - Nứa:
- Tổng số cây:. . . . . .. . quy ra . . . . tấn. (Cú biểu chi tiết kốm theo).
* Đối với khai thác nhựa thông:
- Tổng số cây. . . . .cây.
- Sản lượng nhựa/năm.(Có biểu chi tiết kèm theo).
3.5 Thời gian thực hiện: ……………………………………
3.6 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (áp dụng với rừng của tổ chức, doanh nghiệp khối lượng lớn, tập trung)
3.6.1 Dự toán chi phí sản xuất (CPSX) (Căn cứ các quy định đã ban hành) bao gồm.
a) Nhân công trực tiếp: . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
b) Tính toán vốn đầu tư các công trình phù trợ bao gồm đường sá, bến bãi, kho, lán trại .v.v…
c) Chi phí gián tiếp: ………………………......……………………………
d) Chi phí vốn tỏi tạo rừng .. ……………................................................….
CPSX (Giá thành sản phẩm tại bãi 2) = a+b+c+d.
3.6.2 Tính toán hiệu quả kinh tế (T).
T = (Giá bán sản phẩm - CPSX - Thuế các loại).
4. Kết luận - Kiến nghị.
|
Ngày….. tháng…. năm 20 … Đơn
vị thiết kế |
B - MẪU BIÊN BẢN, PHIẾU BÀI CÂY
MẪU 18: BIÊN BẢN BÀI CÂY KHAI THÁC ỎP DỤNG ĐỐI VỚI RỪNG CỦA TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
BIÊN BẢN BÀI CÂY
Căn cứ Quyết định số: 69/2001/QĐ-BNN- KL, ngày 26 tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây và búa Kiểm lâm
Căn cứ Quyết định số: 01/2002/QĐ - BNN-KL, ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây và búa Kiểm lâm ban hành theo Quyết định số: 69/2001/QĐ - BNN - KL. ngày 26 tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Căn cứ quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hôm nay, ngày……..tháng …….năm 2006. Tại hiện trường thiết kế khai thác ……………………………………………………………………………:
* Thành phần gồm:
I. Đại diện Đơn vị thiết kế.
Tên: ………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
3- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
II. Đại diện chủ rừng:
Tên: ………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
3- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
* Nội dung: Chúng tôi đã cùng nhau xác định và đóng dấu búa bài cây tại hiện trường thiết kế với khối lượng như sau:
TT |
Tiểu khu |
Khoảnh |
Lô |
Diện tích (ha) |
Số cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
(Có phiếu bài cây kèm theo)
Số hiệu búa bài: ………………………
Biên bản được làm và kết thúc cùng ngày, thông qua các thành phần đều nhất trí. Biên bản được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Đại diện đơn vị thiết kế (Ký,
ghi rõ họ tên) |
Chủ
rừng |
Ghi chú: Các căn cứ có thể thay đổi theo sự ra đời của văn bản mới, mục đóng dấu búa bài chỉ áp dụng cho những đối tượng bắt buộc phải đóng dấu búa bài cây).
PHIẾU BÀI CÂY
(Kèm theo biên bản bài cây giữa ………………………………………………
………………………………………….. ngày …. tháng….. năm 200…. )
- Chủ rừng: …………………………………..Địa chỉ:............................................................
- Địa danh: Tiểu khu ……… Khoảnh ………. Lô ……Diện tích: ……………..ha.
TT cây bài |
Loài cây |
Nhóm gỗ |
D1.3 (cm) |
Hvn (m) |
Hdc (m) |
Thể tích cây gỗ (m3) |
Tỷ lệ lợi dụng(%) |
Khối lượng gỗ Thương Phẩm (m3) |
Gỗ tận dụng (m3) |
Củi (Ster) |
Số hiệu búa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện đơn vị thiết kế (Ký,
ghi rõ họ tên) |
Chủ
rừng |
MẪU 19 : BIÊN BẢN BÀI CÂY KHAI THÁC: ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG THÔN.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------
BIÊN BẢN BÀI CÂY
Căn cứ Quyết định số: 69/2001/QĐ - BNN- KL, ngày 26 tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây và búa Kiểm lâm
Căn cứ Quyết định số: 01/2002/QĐ - BNN-KL, ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây và búa Kiểm lâm ban hành theo Quyết định số: 69/2001/QĐ - BNN - KL. ngày 26 tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hôm nay, ngày……..tháng .......năm 2006. Tại hiện trường thiết kế khai thác ………………………………………………………………………....……:
* Thành phần gồm:
I. Đại diện Đơn vị thiết kế.
Tên: ……………………………………………………………………….............
Địa chỉ: …………………………………………………………………...............
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
3- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
II. Đại diện chủ rừng:
Tên: ………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
3- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
II. Đại diện xã …………………………………………………………...:
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
3- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
* Nội dung: Chúng tôi đã cùng nhau xác định và đóng dấu búa bài cây tại hiện trường thiết kế với khối lượng như sau:
TT |
Chủ rừng |
Tiểu khu |
Khoảnh |
Lô |
Diện tích (ha) |
Số cây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
(CÓ PHIẾU BÀI CÂY KÈM THEO)
Số hiệu búa bài: ………………………
Biên bản được làm và kết thúc cùng ngày, thông qua các thành phần đều nhất trí. Biên bản được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Đại
diện đơn vị thiết kế |
Chủ
rừng |
Đại diện ban lâm
nghiệp xã |
Đại
diện UBND xã |
(Ghi chú: Các căn cứ có thể thay đổi theo sự ra đời của văn bản mới, mục đóng dấu búa bài chỉ áp dụng cho những đối tượng bắt buộc phải đóng dấu búa bài cây).
PHIẾU
BÀI CÂY KHAI THÁC
(Kèm theo biên bản bài cây giữa ………………………………………………
………………………………………….. ngày …. tháng….. năm 200…. )
- Chủ rừng: ………………………. Địa chỉ: …………………………………………….
- Địa danh: Tiểu khu ……… . Khoảnh ………Lô ….. .Diện tích……… ha.
TT cây bài |
Loài cây |
Nhóm gỗ |
D1.3 (cm) |
HDC (m) |
Hvn (m) |
Thể tích cây gỗ (m3) |
Tỷ lệ lợi dụng (%) |
Khối lượng gỗ Thương Phẩm (m3) |
Gỗ tận dụng (m3) |
Củi (Ster) |
Số hiệu búa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại
diện đơn vị thiết kế |
Đại
diện Chủ rừng |
Đại diện ban lâm
nghiệp xã |
Đại
diện UBND xã |
MẪU 20 : BIÊN BẢN BÀI CÂY TRÍCH NHỰA: ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG THÔN.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
BIÊN BẢN BÀI CÂY TRÍCH NHỰA
Căn cứ quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
……………………………………………………………………………………
Hôm nay, ngày……..tháng …….năm 2006. Tại hiện trường thiết kế khai thác ……………………………………………………………………………:
* Thành phần gồm:
I. Đại diện Đơn vị thiết kế . ……………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………...
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
II. Đại diện chủ rừng:
Địa chỉ: ……………………………………………………………………..
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
II. Đại diện xã …………………………………………………………...: .
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
· Nội dung: Chúng tôi đã cùng nhau xác định và bài cây tại hiện trường thiết kế với khối lượng như sau:
TT |
Chủ rừng |
Tiểu khu |
Khoảnh |
Lô |
Diện tích (ha) |
Số cây |
Sản lượng nhựa (tấn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
|
(Có phiếu bài cây kèm theo)
Biên bản được làm và kết thúc cùng ngày, thông qua các thành phần đều nhất trí. Biên bản được làm thành …………bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI
DIỆN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ |
CHỦ
RỪNG |
ĐẠI
DIỆN BAN LÂM NGHIỆP XÃ |
ĐẠI
DIỆN UBND XÃ |
PHIẾU
BÀI CÂY TRÍCH NHỰA (THEO CẤP KÍNH)
(Kèm theo biên bản bài cây giữa …………………. ngày …. tháng….. năm 200…. )
- Chủ rừng: ………………………… Địa chỉ: ………………………………………………..
- Địa danh: Tiểu khu ………Khoảnh ……….Lô …….Diện tích:………..ha.
TT cây |
Năm trích thứ . . . |
D1,3 (cm) |
HVN (m) |
Số mặt trích |
Sản lượng nhựa/ cây/năm (Kg) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
ĐẠI
DIỆN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ |
CHỦ
RỪNG |
ĐẠI
DIỆN BAN LÂM NGHIỆP XÃ |
ĐẠI
DIỆN UBND XÃ |
Mẫu 21 : Biên bản bài cây trích nhựa: áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------
BIÊN BẢN BÀI CÂY TRÍCH NHỰA
Căn cứ quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
………………………………………………………………………..
Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm 2006. Tại hiện trường thiết kế khai thác ……………………………………………………………………………:
* Thành phần gồm:
I. Đại diện Đơn vị thiết kế …………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………...
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
3- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
II. Đại diện chủ rừng:
Địa chỉ: ………………………………………………………………………
1- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
2- Ông:…………………………Chức vụ:…………………………………
· Nội dung: Chúng tôi đã cùng nhau xác định và bài cây tại hiện trường thiết kế với khối lượng như sau:
TT |
Tiểu khu |
Khoảnh |
Lô |
Diện tích (ha) |
Số cây |
Sản lượng nhựa (tấn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng: |
|
|
|
|
|
(Có phiếu bài cây kèm theo)
Biên bản được làm và kết thúc cùng ngày, thông qua các thành phần đều nhất trí. Biên bản được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI
DIỆN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ |
CHỦ
RỪNG |
PHIẾU BÀI CÂY TRÍCH NHỰA (Theo cấp kính)
(Kèm theo biên bản bài cây giữa ………ngày …. tháng….. năm 20…. )
- Chủ rừng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Địa danh: Tiểu khu . . . . Khoảnh . . . . . Lô . . .Diện tích: . . . . . . ha.
TT cây |
Năm trích thứ …….. |
D1,3 (cm) |
HVN (m) |
Số mặt trích |
Sản lượng nhựa/ cây/năm (Kg) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
ĐẠI
DIỆN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ |
CHỦ
RỪNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.