UBND TỈNH VĨNH LONG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 394/HD.STC |
Vĩnh Long, ngày 31 tháng 5 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN
“VỀ VIỆC THỰC HIỆN THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG”
Căn cứ Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND ngày 25/01/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn một số loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Căn cứ Quyết định số 480/QĐ.UBND ngày 05/3/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp lần thứ 9 ngày 25/01/2007.
Sở Tài chính hướng dẫn nội dung tổ chức thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:
Các đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu và tổ chức thu phải đảm bảo thực hiện các quy định sau:
- Thu đúng mức thu theo hướng dẫn cho từng loại phí, lệ phí được quy định tại Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND ngày 25/01/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời thực hiện chế độ miễn giảm quy định tại hướng dẫn này.
- Quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn giảm, hoàn lại các khoản thu phí phải được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch.
- Chứng từ thu các loại phí, lệ phí nhận và quyết toán tại cơ quan thuế trên địa bàn, hoặc lai thu đặc thù sau khi được sự chấp thuận của cơ quan chức năng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
- Đối với các loại phí được xác định là phí thuộc ngân sách nhà nước, phí thu được phải nộp ngân sách nhà nước và để lại đơn vị theo tỷ lệ quy định; phí được để lại để trang trải chi phí thu là nguồn thu của đơn vị không phải nộp thuế, không phản ánh vào ngân sách. Riêng học phí thu từ các cơ sở giáo dục công lập để lại được ghi thu chi chi qua ngân sách; Đối với các loại phí được xác định là phí không thuộc ngân sách, phí thu được là doanh thu, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
- Việc sử dụng nguồn thu để lại cho đơn vị được thực hiện theo các chế độ hiện hành do trung ương và địa phương quy định phù hợp cơ chế quản lý tài chính đang áp dụng tại đơn vị.
II. DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ VÀ LỆ PHÍ
2. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất;
3. Phí chợ;
4. Phí đấu giá;
5. Phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước;
6. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
7. Phí thư viện;
8. Phí an ninh trật tự;
9. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô;
10. Phí dự thi, dự tuyển;
11. Học phí;
12. Vệ sinh phí;
13. Phí đò, phà;
14. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng;
15. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
16. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi;
17. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất;
18. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất;
19. Phí đấu thầu.
B. CÁC LOẠI LỆ PHÍ
1. Lệ phí hộ tịch;
2. Lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân;
3. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
4. Lệ phí địa chính;
5. Lệ phí cấp phép xây dựng;
6. Lệ phí cấp biển số nhà;
7. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh;
8. Lệ phí cấp phép: Thăm dò nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước; hành nghề khoan nước dưới đất.
III. ĐỐI TƯỢNG, MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ
1. Phí đo đạc lập bản đồ địa chính.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, cơ quan, các chủ dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có toạ độ”.
a. Đối tượng nộp phí đo đạc
- Hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có yêu cầu trích đo để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, kiểm đạc thửa đất theo yêu cầu, đo đạc theo yêu cầu của cơ quan xét xử (tòa án, thi hành án, cơ quan khác có thẩm quyền), đo đạc theo hiện trạng sử dụng đất hoặc đo để lập hồ sơ thu hồi, giao đất cho thuê đất mới với quy mô thửa đất dưới 10.000 m2 (nếu quy mô thửa đất, khu vực trích đo có diện tích từ bằng đến trên 10.000 m2 thì tính theo đơn giá hiện hành của Tỉnh tại Quyết định số 1934/2005/QĐ.UB ngày 17/8/2005).
- Đối với trường hợp dân hiến đất cho Nhà nước ở dạng nhỏ lẻ theo thửa để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phúc lợi xã hội (trường học, bệnh xá, trụ sở nhà nước, giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng) thì chi phí trích đo thửa đất do Ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách thông qua chủ đầu tư khi được nhà nước giao đất để xây dựng công trình.
b. Đối tượng miễn, giảm: Giảm 20% cho đối tượng là: hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh và hộ nghèo;
- Đối tượng được miễn giảm phải là chủ thửa đất đang sử dụng có nhu cầu trích đo;
- Hồ sơ để xác nhận miễn giảm là bản photo giấy tờ chứng minh là đối tượng miễn giảm.
c. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí đo đạc theo quy định.
d. Mức thu:
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Mức thu |
I |
Trích đo thửa đất dưới 10.000 m2 |
|
|
1 |
Đất nông thôn (các xã) |
|
|
1 |
- Dưới 100 m2 |
đ/thửa |
95.000 |
2 |
- Từ 100 đến dưới 300 m2 |
đ/thửa |
155.000 |
3 |
- Từ 300 đến dưới 500 m2 |
đ/thửa |
200.000 |
4 |
- Từ 500 đến dưới 1.000 m2 |
đ/thửa |
270.000 |
5 |
- Từ 1.000 đến dưới 3.000 m2 |
đ/thửa |
400.000 |
6 |
- Từ 3.000 đến dưới 10.000 m2 |
đ/thửa |
780.000 |
2 |
Đất đô thị (TXVĩnh Long, thị trấn) |
|
|
1 |
- Dưới 100 m2 |
đ/thửa |
100.000 |
2 |
- Từ 100 đến dưới 300 m2 |
đ/thửa |
200.000 |
3 |
- Từ 300 đến dưới 500 m2 |
đ/thửa |
320.000 |
4 |
- Từ 500 đến dưới 1.000 m2 |
đ/thửa |
450.000 |
5 |
- Từ 1.000 đến dưới 3.000 m2 |
đ/thửa |
700.000 |
6 |
- Từ 3.000 đến dưới 10.000 m2 |
đ/thửa |
1.170.000 |
II |
Xây dựng bản đồ ranh giới hành chính bằng phương pháp truyền thống |
|
|
1 |
Tỷ lệ 1/100.000 cấp tỉnh |
tờ BĐ |
450.000 |
2 |
Tỷ lệ 1/50.000 cấp tỉnh |
tờ BĐ |
660.000 |
3 |
Tỷ lệ 1/25.000 cấp huyện, TXVĩnh Long |
|
|
|
- Huyện Mang Thít, TXVĩnh Long |
tờ BĐ |
450.000 |
|
- Huyện Trà Ôn |
tờ BĐ |
600.000 |
|
- Huyện Long Hồ |
tờ BĐ |
560.000 |
|
- Huyện Tam Bình, Bình Minh, Vũng Liêm |
tờ BĐ |
630.000 |
4 |
Tỷ lệ 1/10.000 cấp xã |
tờ BĐ |
390.000 |
5 |
Tỷ lệ 1/5.000 cấp xã |
tờ BĐ |
540.000 |
III |
Xây dựng bản đồ ranh giới hành chính bằng công nghệ tin học |
|
|
1 |
Tỷ lệ 1/100.000 cấp tỉnh |
tờ BĐ |
470.000 |
2 |
Tỷ lệ 1/50.000 cấp tỉnh |
tờ BĐ |
750.000 |
3 |
Tỷ lệ 1/25.000 cấp huyện, 1/10.000 TXVL |
tờ BĐ |
630.000 |
4 |
Tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/5.000 cấp xã |
tờ BĐ |
470.000 |
IV |
Xây dựng bản đồ chuyên đề bằng công nghệ tin học |
|
|
1 |
Loại khó khăn 1 |
tờ BĐ |
2.000.000 |
2 |
Loại khó khăn 2 |
tờ BĐ |
2.700.000 |
3 |
Loại khó khăn 3 |
tờ BĐ |
3.700.000 |
4 |
Loại khó khăn 4 |
tờ BĐ |
4.900.000 |
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí được giữ lại 90% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 10% theo loại, khoản tương ứng - mục 034 tiểu mục 04.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
2. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất.
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
a. Đối tượng nộp phí: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b. Đơn vị thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất.
Là cơ quan tài nguyên chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận và trình UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân, đơn vị thu phí: phòng Tài nguyên & Môi trường.
- Đối với hồ sơ cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài, đơn vị thu phí là Sở Tài nguyên & Môi trường.
c. Mức thu.
- Đất hộ cá nhân: 10.000 đ/hồ sơ.
- Đất tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài: 30.000 đ/hồ sơ.
(áp dụng cho thu thẩm định cấp quyền sử dụng đất lần 2).
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí được giữ lại 90% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 10% theo loại, khoản tương ứng - mục 034 tiểu mục 05. Trong đó: Đối với đơn vị thu phí cấp tỉnh được giữ lại 90%, đơn vị thu phí cấp huyện được giữ lại 90% được phân chia: Phòng Tài nguyên – Môi trường 45%, Hội đồng tư vấn xã 45%.
- Đối với đơn vị hành chính được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị hành chính chưa được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, quản lý một cách hợp lý.
a. Đối tượng nộp phí chợ: các hộ buôn bán trong khu vực chợ thuê địa điểm kinh doanh tại chợ. (chỉ thu một trong hai khoản phí chợ hoặc tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh).
b. Đơn vị thu phí: Ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ.
c. Mức thu.
Loại chợ |
Mức thu |
||
Có mái che (đ/m2/tháng) |
Không có mái che |
||
Cố định (đ/m2/ngày) |
Không cố định (đ/m2/ngày) |
||
1. Chợ loại 1 - Vị trí 1 - Vị trí 2 - Vị trí 3 |
75.000 55.000 45.000 |
2.000 1.500 - |
1.500 1.000 - |
2. Chợ loại 2 - Vị trí 1 - Vị trí 2 - Vị trí 3 |
55.000 45.000 35.000 |
1.500 1.000 - |
1.000 500 - |
3. Chợ loại 3 - Vị trí 1 - Vị trí 2 - Vị trí 3 |
35.000 25.000 20.000 |
1.000 500 - |
500 - - |
* Riêng các chợ có tổ chức đấu giá thì thực hiện theo kết quả đấu giá nhưng không thấp hơn mức quy định.
* Loại chợ đầu tư bằng vốn không thuộc NSNN thì mức thu không quá 2 lần mức thu được quy định nêu trên.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
* Đối với chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng: phí thu được là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí và sử dụng đầu tư sửa chữa, nâng cấp mở rộng mạng lưới chợ theo chủ trương của Tỉnh.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
* Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng, hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp để kinh doanh khai thác và quản lý chợ: phí thu được là phí không thuộc NSNN, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.
Phí đấu giá là khoản thu vào các đối tượng tham gia vào việc bán đấu giá tài sản nhằm bù đắp chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá.
a. Đối tượng nộp phí: là người có tài sản bán đấu giá (chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền bán tài sản hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật) và người tham gia đấu giá tài sản.
b. Đơn vị thu phí đấu giá: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản.
c. Mức thu
c.1/. Phí đấu giá đối với người tham gia đấu giá
- Mức thu phí đấu giá đối với người tham gia đấu giá được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, như sau:
STT |
Giá khởi điểm của tài sản |
Mức thu (đồng/hồ sơ) |
1 |
Từ 20.000.000 đồng trở xuống |
20.000 |
2 |
Từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
50.000 |
3 |
Từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
100.000 |
4 |
Từ trên 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng |
200.000 |
5 |
Trên 500.000.000 đồng |
500.000 |
Trường hợp cuộc đấu giá tài sản không được tổ chức thì người tham gia đấu giá tài sản được hoàn lại toàn bộ số tiền phí đấu giá mà người tham gia đấu giá tài sản đã nộp.
c.2/. Phí đấu giá đối với người có tài sản bán đấu giá
- Trường hợp bán được tài sản bán đấu giá thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được, như sau:
STT |
Giá trị tài sản bán được |
Mức thu |
1 |
Từ 1.000.000 đồng trở xuống |
50.000 đồng |
2 |
Từ trên 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản bán được |
3 |
Từ trên 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng |
5.000.000 đồng + 1,5% của phần giá trị tài sản bán được vượt quá 100.000.000 đồng |
4 |
Trên 1.000.000.000 đồng |
18.500.000 đồng + 0,2% của phần giá trị tài sản bán được vượt quá 1.000.000.000 đồng |
- Trường hợp bán đấu giá tài sản bán không thành thì người có tài sản bán đấu giá thanh toán cho đơn vị bán đấu giá các chi phí theo quy định tại khoản 2, Điều 26, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, bao gồm: phí đấu giá được thực hiện theo quy định, các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản do người có tài sản bán đấu giá và người bán đấu giá tài sản thỏa thuận (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí đấu giá đối với người tham gia đấu giá là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Phí đấu giá đối với người có tài sản bán đấu giá là phí không thuộc NSNN, đây là khoản thu có tính chất dịch vụ, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế đối với loại phí này theo luật định.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.
e. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung vào công quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, áp dụng mức thu phí đấu giá đối với người có tài sản bán đấu giá tại hướng dẫn này, nhưng xác định đây là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí. Tuỳ thuộc vào cơ chê tự chủ tài chính của đơn vị thu phí mà có chế độ sử dụng, quản lý, sử dụng và quyết toán phù hợp và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
5. Phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước.
Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước là khoản thu vào các đối tượng được phép sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước.
a. Đối tượng nộp phí.
Các tổ chức, cá nhân có các phương tiện vận tải thủy bộ sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế ở những nơi được nhà nước cho phép như: lề đường, bến xe, bến tàu, xếp dỡ hàng hóa, bãi đậu xe, tàu, lề đường, lòng đường, neo đậu bè cá.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí lề đường, bến bãi, mặt nước theo quy định.
c. Mức thu.
c.1. Mức thu bến bãi:
+ Mức thu từ 6h00 – 18h00 cùng ngày:
* Đối với bến xe hoàn chỉnh: là bến xe có sân bãi được thảm nhựa hoặc tráng xi măng có tường rào bảo vệ xung quanh bến, có nơi bán vé, phòng chờ đợi, nhà vệ sinh, lực lượng bảo vệ bến.
- Xe khách nhỏ hơn 15 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 5 tấn: 6.000đ/lượt/xe
- Xe khách từ 15-24 chỗ, xe tải có tải trọng từ 5 – 7 tấn : 12.000 đ/lượt/xe
- Xe khách từ 25-34 chỗ, xe tải có tải trọng trên 7- 10 tấn: 18.000 đ/lượt/xe
- Xe khách từ 35 chỗ, xe tải có tải trọng trên 10 tấn : 21.000 đ/lượt/xe
* Đối với bến xe chưa hoàn chỉnh : là các bến chưa đạt tiêu chuẩn như nêu trên.
- Xe khách nhỏ hơn 15 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 5 tấn : 3.000đ/lượt/xe
- Xe khách từ 15-24 chỗ, xe tải có tải trọng từ 5 – 7 tấn : 6.000 đ/lượt/xe
- Xe khách từ 25-34 chỗ, xe tải có tải trọng trên 7- 10 tấn : 9.000 đ/lượt/xe
- Xe khách từ 35 chỗ, xe tải có tải trọng trên 10 tấn :10.500 đ/lượt/xe
+ Mức thu phí xe đỗ qua đêm (từ 18h00 ngày hôm trước đến – 6h00 sáng ngày hôm sau):
* Đối với bến xe hoàn chỉnh
- Xe khách dưới 25 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 7 tấn: 6.000đ/xe/đêm
- Xe khách từ 25 chỗ trở lên, xe tải có tải trọng từ 7 tấn trở lên:8.000 đ/xe/đêm
* Đối với bến xe chưa hoàn chỉnh :
- Xe khách dưới 25 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 7 tấn: 3.000đ/xe/đêm
- Xe khách từ 25 chỗ trở lên, xe tải có tải trọng từ 7 tấn trở lên:4.000 đ/xe/đêm.
c.2. Mức thu lề đường.
Hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng lề đường mua bán làm dịch vụ thường xuyên hoặc ngày lễ tết với mức thu 1.000 đ đến 5.000 đ/m2/ngày.
c.3 Mức thu phí sử dụng mặt nước (do nhà nước quản lý): 1.000 đ/m2/tháng tính trên diện tích sử dụng, chưa thu đối với phí sử dụng mặt nước vào sản xuất nông nghiệp, neo đậu bè cá.
d. Đối với trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông không phải là phương tiện giao thông mức thu lưu giữ trong thời gian chờ xử lý 1.000đ/m2/ngày (thời gian lưu giữ được tính không quá 30 ngày).
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 90% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 10% theo loại, khoản tương ứng - mục 036 tiểu mục 17.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
6. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là khoản thu đối với người có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai (như: cơ quan tài nguyên môi trường, trung tâm lưu trữ, uỷ ban nhân dân xã, phường, quận, huyện...) nhằm bù đắp chi phí quản lý, phục vụ việc khai thác và sử dụng tài liệu đất đai của người có nhu cầu.
a. Đối tượng nộp phí: Tất cả các tổ chức có nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu về đất đai của cơ quan nhà nước quản lý hồ sơ tài liệu về đất đai.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định.
c. Mức thu:
c.1/. Phí cung cấp bản đồ các lọai
Loại phí |
Đơn vị tính |
Đơn giá cung cấp (đ) |
|
Bằng giấy |
Bằng đĩa |
||
Bản đồ địa hình - Tỷ lệ 1/1.000 - 1/2.000 - Tỷ lệ 1/5.000 |
Mảnh Mảnh |
370.000 620.000 |
530.000 900.000 |
Bản đồ quy họach hoặc HTSDĐ - Tỷ lệ 1/1.000 – 1/.2000 - Tỷ lệ 1/5.000 - Tỷ lệ 1/10.000 - Tỷ lệ 1/25.000 - Tỷ lệ 1/50.000 |
Mảnh Mảnh Mảnh Mảnh Mảnh |
390.000 640.000 880.000 990.000 1.300.000 |
560.000 940.000 1.280.000 1.440.000 1.900.000 |
Bản đồ địa chính - Bản đồ ĐCCQ (KV đô thị) + Tỷ lệ 1/500 + Tỷ lệ 1/1.000 + Tỷ lệ 1/2.000 + Tỷ lệ 1/5.000 - Bản đồ CTĐ (KV xã) + Tỷ lệ 1/1.000 + Tỷ lệ 1/2.000 + Tỷ lệ 1/5.000 |
Mảnh Mảnh Mảnh Mảnh
Mảnh Mảnh Mảnh
|
110.000 120.000 150.000 370.000
160.000 200.000 280.000 |
160.000 180.000 230.000 530.000
220.000 270.000 380.000 |
c.2/. Phí cung cấp tài liệu đất đai.
STT |
Lọai phí, lệ phí |
Đơn vị tính |
Đơn giá cung cấp bằng giấy (đ) |
A |
Giá trị tọa độ - Cấp “0” - Hạng I - Hạng II - Địa chính cơ sở - Địa chính 1 - Địa chính 2 |
Điểm |
680.000 460.000 300.000 200.000 150.000 140.000 |
B |
Giá trị độ cao - Hạng I - Hạng II - Hạng III - Hạng IV |
Điểm |
240.000 160.000 110.000 70.000 |
C |
Sơ đồ ghi chú điểm |
Điểm |
40.000 |
c.3/. Phí cung cấp thông tin hồ sơ địa chính.
Loại phí, lệ phí |
Đơn vị tính |
Đơn giá cung cấp |
Hồ sơ đăng ký cấp GCN của chủ sử dụng - Khu vực đô thị (TX Vĩnh long, thị trấn) - Khu vực nông thôn (xã) |
đồng/hồ sơ đồng/hồ sơ |
100.000 90.000 |
Tra cứu thông tin đất đai của thửa đất - Khu vực đô thị (TX Vĩnh long, thị trấn) - Khu vực nông thôn (xã) |
đồng/hồ sơ đồng/hồ sơ |
100.000 90.000 |
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán
- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 90% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 10% theo loại, khoản tương ứng - mục 036 tiểu mục 17.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Phí thư viện là khoản thu nhằm bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của thư viện khi cung cấp các dịch vụ phục vụ bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.
a. Đối tượng nộp phí: Là các bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.
b. Đơn vị thu phí: các thư viện trong tỉnh.
c. Đối tượng được miển thu: trẻ em dưới 16 tuổi.
d. Mức thu: Cấp tỉnh:15.000 đ/thẻ/năm, cấp huyện: 10.000 đ/thẻ/năm.
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán
- Phí thư viện là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Phí an ninh, trật tự là khoản thu đối với các tổ chức, hộ gia đình cư trú trên địa bàn địa phương nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự địa phương của công an xã, phường, đội dân phòng, tổ tuần tra.
a. Đối tượng nộp phí:
- Hộ gia đình có sổ hộ khẩu do Công an địa phương cấp trong phạm vi địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, cơ quan hành chánh và sự nghiệp của cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
b. Đối tượng miễn thu:
- Gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình nghèo có sổ hộ nghèo.
- Những hộ gia đình có vợ hoặc chồng là chủ hộ và là người đang công tác trong lĩnh vực vũ trang (công an, quân sự, lực lượng dân quân tự vệ).
- Những hộ có người đang thi hành nghĩa vụ quân sự.
- Những hộ có người trực tiếp tham gia lực lượng dân phòng.
c. Đối tượng hoãn thu: Những hộ gặp khó khăn đột xuất như thiên tai, tai nạn.
d. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí an ninh, trật tự theo quy định.
e. Mức thu
- Hộ gia đình ở nông thôn: 2.000 đ/hộ/tháng.
- Hộ gia đình ở các phường và thị trấn: 5.000 đ/hộ/tháng.
- Cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, cơ quan hành chánh và sự nghiệp thuộc tỉnh, huyện, thị xã: 20.000 đ/đơn vị/tháng.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 30.000 đ/đơn vị/tháng.
- Hộ kinh doanh: 20.000 đ/hộ/tháng.
f. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán
- Phí an ninh, trật tự là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
9. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.
Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô là khoản thu vào chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương.
a. Đối tượng nộp phí:
Chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm, bãi trông giữ xe công cộng phù hợp với quy họach và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương; (Loại trừ các phương tiện giao thông vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông bị tạm giữ phương tiện giao thông sẽ được hướng dẫn riêng).
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.
c. Mức thu
* Đối với xe đạp: mức thu 500 đ/lượt/xe, giữ qua đêm: 1.000 đ/lượt/xe.
* Đối với xe máy: mức thu 1.000 đ/lượt/xe, giữ qua đêm: 2.000 đ/lượt/xe.
* Đối với xe ô tô:
- Xe ô tô dưới 30 ghế ngồi, tải trọng dưới 10 tấn: mức thu 5.000 đ/lượt/xe, nếu có nhu cầu giữ qua đêm mức thu gấp 2 lần.
- Xe ô tô từ 30 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng 10 tấn trở lên: mức thu 10.000 đ/lượt/xe, nếu có nhu cầu giữ qua đêm mức thu gấp 2 lần.
d. Đối với việc trông giữ xe đạp, xe máy ở các điểm giữ xe tại bệnh viện, trường học, mức thu được quy định như sau:
- Xe đạp: 200 đ/lượt/ xe.
- Xe máy: 500 đ/lượt/xe.
Mức thu qua đêm được tính tăng 200% so với mức thu ngày.
e. Trường hợp trông giữ xe cả ngày và đêm thì mức thu phí tối đa bằng mức thu phí ban ngày cộng với mức thu phí ban đêm.
* Các đơn vị cơ sở như trường học, bệnh viện thực hiện theo loại hình dịch vụ nộp thuế phải đảm bảo mức thu theo quy định hiện hành.
* Ghi chú:
- Thời gian được xác định để tính mức thu ngày: từ 6h00 đến 20h00 cùng ngày.
- Thời gian được xác định để tính mức thu đêm: từ 20h00 ngày hôm trước đến 6h00 ngày hôm sau.
- Thời gian được xác định để tính mức thu cả ngày đêm: từ 6h00 ngày hôm trước đến 6h00 ngày hôm sau.
g. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán
* Đối với đơn vị thu phí thuộc ngân sách nhà nước:
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Sau khi sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí theo nội dung hướng dẫn phù hợp với cơ chế quản lý tài chính đang áp dụng tại đơn vị nêu trên, phần còn lại nộp vào NSNN theo loại, khoản tương ứng - mục 062 tiểu mục 99 (không cân đối ngân sách).
Quy định này áp dụng cho tất cả các đơn vị thu phí trông giữ xe, kể cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
* Đối với các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trông giữ xe:
Thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan có thẩm quyền và có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Phí dự thi, dự tuyển là khoản tiền đóng góp của thí sinh khi đăng ký dự thi, dự thi sơ tuyển, xét tuyển vào các cơ sở dạy nghề công lập và bán công.
a. Đối tượng nộp phí
Thí sinh thực tế đăng ký và dự tuyển vào trường dạy nghề Tỉnh Vĩnh Long, hệ công nhân của trường Trung học kỹ thuật Lương thực Thực phẩm và trường năng khiếu, các trung tâm đào tạo dạy nghề trong tỉnh.
b. Đối tượng miễn thu: con em trong các hộ nghèo (có sổ hộ nghèo), con em đồng bào dân tộc Khmer.
c. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.
d. Mức thu
* Đăng ký dự thi: mức thu 40.000 đ/hồ sơ/thí sinh.
* Dự thi vào trường dạy nghề, hệ công nhân và trường năng khiếu:
- Dự thi văn hóa:20.000đ/thísinh/lầndựthi (bao gồm tất cả các môn).
- Dự thi năng khiếu:80.000đ/thísinh/lầndựthi (bao gồm tất cả các môn)
* Tuyển thẳng không thi: 15.000 đ/thí sinh.
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Phí dự thi, dự tuyển là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là khoản đóng góp của gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên để cùng với Nhà nước bảo đảm các hoạt động giáo dục - đào tạo.
a. Đối tượng nộp phí
Các học sinh, sinh viên thuộc các hình thức giáo dục đào tạo, kể cả các hình thức giáo dục thường xuyên, học nghề tại các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề và các hình thức giáo dục - đào tạo khác ở từng địa bàn, từng vùng trong tỉnh.
b. Đối tượng miễn thu: học sinh tiểu học hệ công lập học 01 buổi ngày; học sinh là con liệt sĩ, thương binh hạng I,II, con bệnh binh hạng I, con anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; học sinh tật nguyền; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; học sinh thuộc hộ được cấp sổ hộ nghèo và cận nghèo sau 02 năm kể từ khi rút sổ hộ nghèo; học sinh Khmer; học sinh thuộc gia đình gặp thiên tai hỏa hoạn.
c. Đối tượng giảm thu: học sinh là con thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 61%; học sinh là con cán bộ công nhân viên chức nhà nước mà cha mẹ bị tai nạn lao động có xếp hạng; học sinh thuộc hộ gia đình gặp tai nạn bất ngờ (có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền).
d. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.
e. Mức thu
ĐVT: đồng/học sinh/tháng
Loại trường |
Mức thu |
|
Công lập |
Bán công |
|
A. Mầm non |
|
|
* Khu vực thị xã |
15.000 lớp thường |
30.000 Bán trú |
* Các vùng còn lại |
10.000 |
20.000 Bán trú |
B. Tiểu học ( học 02 buổi/ngày) |
20.000 |
|
C. Trung học cơ sở |
|
|
1- Khu vực thị xã |
|
|
* Lớp 6, 7 |
6.000 |
6.000 |
* Lớp 8 |
7.000 |
7.000 |
* Lớp 9 (kể cả cấp bằng) |
9.000 |
9.000 |
2- Các vùng còn lại |
|
|
* Lớp 6, 7 |
3.000 |
3.000 |
* Lớp 8 |
4.000 |
4.000 |
* Lớp 9 (kể cả cấp bằng) |
6.000 |
6.000 |
D. Trung học phổ thông |
|
|
1- Khu vực thị xã |
|
|
* Lớp 10 |
10.000 |
35.000 |
* Lớp 11 |
11.000 |
35.000 |
* Lớp 12 (kể cả cấp bằng) |
14.000 |
35.000 |
2- Vùng còn lại |
|
|
* Lớp 10 |
7.000 |
35.000 |
* Lớp 11 |
8.000 |
35.000 |
* Lớp 12 (kể cả cấp bằng) |
12.000 |
35.000 |
3- Trung tâm KTTH hướng nghiệp dạy nghề |
|
|
* Trung học cơ sở / khoá |
|
30.000 |
* Trung học phổ thông/khoá |
|
40.000 |
f. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Học phí được nêu tại hướng dẫn này là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí, trong đó trích 40% số thu sau khi trừ chi phí để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Định kỳ ghi thu chi chi qua ngân sách số học phí được giữ lại tại các cơ sở giáo dục công lập theo mỗi học kỳ của năm học.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
* Quản lý quỹ xây dựng trường:
f.1. Thu quỹ xây dựng (trong đó có vốn đối ứng):
- Đối tượng thu và miễn giảm áp dụng như đối với thu học phí.
- Mức thu trên học sinh, cấp học
+ Mầm non, tiểu học:
- Vùng thuận lợi 20.000đ/ HS/năm.
- Vùng khó khăn 15.000đ/HS/năm
+ Khối trung học:
- Vùng thuận lợi 25.000đ/ HS/năm.
- Vùng khó khăn 20.000đ/HS/năm
f.2. Chi quỹ xây dựng:
+ Quỹ xây dựng khi thu được phải nộp vào kho bạc Nhà nước tại huyện - thị, do Chủ tịch UBND làm chủ tài khoản và chuyển cho đơn vị chủ đầu tư khi quyết toán công trình.
+ Quỹ xây dựng dùng để giải quyết cho các trường có nhu cầu sau:
- Xây dựng văn phòng, thư viện, khu vệ sinh (giáo viên, học sinh)
- Sữa chữa nhỏ phòng học thiết bị.
- Làm hàng rào sân trường.
- Thanh toán vốn đối ứng:
+ Các trường lập kế hoạch sử dụng, trình uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt mới tiến hành thực hiện. Nơi nào không có nhu cầu trên thì báo cáo UBND huyện, thị xã để điều chuyển đến nơi có nhu cầu xây dựng mới trong cùng một huyện để sử dụng vào vốn đối ứng.
Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)...
a. Đối tượng nộp phí: hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế.
b. Đơn vị thu phí: Công ty Công trình Công cộng được uỷ nhiệm cho UBND xã, phường, thị trấn để thực hiện thu phí vệ sinh, tỷ lệ uỷ nhiệm thu với mức 20%.
c. Mức thu
TT |
Đối tượng áp dụng mức thu |
ĐVT |
Mức thu |
1 |
Hộ gia đình |
đ/hộ/tháng |
10.000 |
2 |
Cơ quan HCSN, trụ sở DN |
|
|
|
- Cấp Tỉnh |
đ/đơn vị/tháng |
60.000 |
|
- Cấp Huyện |
đ/đơn vị/tháng |
40.000 |
3 |
Trường học PT, nhà trẻ, mẩu giáo |
|
|
|
Số lượng dưới 500 học sinh |
đ/đơn vị/tháng |
50.000 |
|
Số lượng từ 500 đến 700 HS |
đ/đơn vị/tháng |
70.000 |
|
Số lượng từ trên 700 học sinh |
đ/đơn vị/tháng |
100.000 |
4 |
Trường chuyên nghiệp, dạy nghề |
|
|
|
Trường dạy nghề |
đ/m3 |
112.000 |
|
Trường ĐH, cao đẳng, trung học |
đ/m3 |
112.000 |
|
Trung tâm đào tạo, dạy nghề |
đ/m3 |
112.000 |
5 |
Chợ, bệnh viện, TT thương mại |
đ/m3 |
112.000 |
6 |
Các hộ kinh doanh |
|
|
|
- Môn bài từ bậc 1 đến bậc 4 |
|
|
|
Khu vực nội ô |
đ/hộ/tháng |
40.000 |
|
Khu vực ngoại ô |
đ/hộ/tháng |
30.000 |
|
- Môn bài bậc 5, bậc 6 |
|
|
|
Khu vực nội ô |
đ/hộ/tháng |
20.000 |
|
Khu vực ngoại ô |
đ/hộ/tháng |
15.000 |
7 |
Khách sạn, nhà trọ, nhà cho thuê |
|
|
|
Qui mô dưới 5 phòng |
đ/cơ sở/tháng |
50.000 |
|
Qui mô từ 5 đến 10 phòng |
đ/cơ sở/tháng |
70.000 |
|
Qui mô từ 11 đến 20 phòng |
đ/cơ sở/tháng |
100.000 |
|
Qui mô từ 21 phòng trở lên |
đ/cơ sở/tháng |
200.000 |
|
Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng rác thải |
đ/m3 |
112.000 |
8 |
Nhà hàng, quán ăn |
|
|
|
Qui mô dưới 5 bàn ăn |
đ/cơ sở/tháng |
80.000 |
|
Qui mô từ 5 đến 10 bàn ăn |
đ/cơ sở/tháng |
100.000 |
|
Qui mô từ 11 đến 20 bàn ăn |
đ/cơ sở/tháng |
150.000 |
|
Qui mô từ 21 bàn trở lên |
đ/cơ sở/tháng |
200.000 |
|
Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng rác thải |
đ/m3 |
112.000 |
9 |
Các cơ sở DV, khu vui chơi giải trí |
đ/cơ sở/tháng |
20.000 |
10 |
Các cơ sở SX, chế biến, gia công |
đ/m3 |
112.000 |
11 |
Lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung |
|
|
|
- Lò giết mổ gia súc |
|
|
|
Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 30 con/ngàyđêm) |
đ/cơ sở/tháng |
100.000 |
|
Qui mô vừa (giết mổ từ 30 đến 60 con/ngàyđêm) |
đ/cơ sở/tháng |
150.000 |
|
Qui mô lớn (giết mổ từ 61 con trở lên/ngàyđêm) |
đ/cơ sở/tháng |
200.000 |
|
- Lò giết mổ gia cầm |
|
|
|
Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 200 con/ngàyđêm) |
đ/cơ sở/tháng |
50.000 |
|
Qui mô vừa (giết mổ từ 200 con đến 500 con/ngàyđêm) |
đ/cơ sở/tháng |
70.000 |
|
Qui mô lớn (giết mổ 501 con trở lên/ngày đêm) |
đ/cơ sở/tháng |
100.000 |
12 |
Các loại hình khác |
đ/m3 |
112.000 |
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Phí vệ sinh là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
13. Phí đò, phà:
Phí đò, phà là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người sử dụng đò, phà để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).
a. Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu qua đò, phà.
b. Đối tượng được miễn giảm:
- Miễn 100% đối với giá vé hành khách cho các đối tượng là học sinh, giáo viên trong kỳ học chính khoá và các đối tượng là thương binh.
- Giảm 50% đối với giá vé hành khách cho các đối tượng là học sinh, giáo viên trong kỳ ngoại khoá.
- Giảm 50% đối với giá vé xe đạp cho các đối tượng là học sinh, giáo viên.
- Giảm 50% giá vé hành khách và vé xe đạp đối với viên chức nhà nước có nhà nằm ở một bến đò phải qua lại thường xuyên để đến nơi làm việc (không áp dụng cho cán bộ, viên chức nhà nước đi công tác).
c. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.
d. Mức thu:
* Khách qua phà:
- Khách bộ hành : 500 đồng/người
- Đi xe đạp : 1.000 đồng/người
- Đi Honda : 2.000 đồng/người
* Xe khác: (ba gác, xe lôi) : 3.000 đồng/xe
* Xe du lịch : 10.000 đồng/xe
* Xe khách dưới 15 ghế:
- Khách : 500 đồng/người
- Xe : 15.000 đồng/người
* Xe khách từ 15 ghế trở lên:
- Khách : 500 đồng/người
- Xe : 20.000 đồng/người
* Xe tải:- Dưới 5 tấn : 10.000 đồng/xe
- 5 tấn trở lên : 15.000 đồng/xe
d.1. Giá cước đò ngang bằng phương tiện cơ giới:
* Cự ly vận chuyển 500m trở xuống:
- Giá vé hành khách : 500 đồng/người
- Giá vé xe đạp : 1.000 đồng/xe
- Giá vé xe môtô : 2.000 đồng/xe
* Cự ly vận chuyển 500m đến 1.000m :
- Giá vé hành khách : 500 đồng/người đến 800 đồng/người
- Giá vé xe đạp : 1.000 đồng/xe đến 1.500 đồng/xe
- Giá vé xe môtô : 3.000 đồng/xe đến 3.500 đồng/xe
* Các bến đò ngang có vị trí vận chuyển trên 1.000m tuỳ tình hình thực tế giao UBND các huyện, thị xã qui định giá cước cho phù hợp nhưng không vượt quá 25% giá cước cự ly vận chuyển trên (500m đến 1.000m).
d.2. Giá cước xe gắn máy 2 bánh chở khách :
- Km đầu tiên ( hoặc chưa đến) là 1.000 đồng/km
- Trên 01 km là 500 đồng/km cho mỗi km tiếp theo.
Mức cước trên là mức cước được tính cho những con đường đã được trải nhựa hoặc đường rải đá cấp phối, riêng những con đường chưa được cải tạo thì được phép nhân thêm hệ số 1,2 trên giá cước.
d.3. Giá cước đò bao:
*Giá cước cho một tua đi về:( 900đ + 450 đ) x 2 = 2.700đ. Trong đó:
- Giá cước quy định là: 90đ/ hành khách/ 1km.
- Trọng tải bình quân 10 người chuyến 90đ x 10 người = 900 đ/km
- Giá cước hàng hoá 50% là 900đ x 50% = 450đ
Do tính chất đò bao nhanh, hoạt động theo nhu cầu của khách hàng nên:
- Km đầu tiên giá cước tăng 100%: 2.700đ x 2=5.400đ/chuyến bao.
- Km thứ 2 tính hệ số: 0,7
- Km thứ 3 tính hệ số : 0,5
- Km thứ 4 tính hệ số: 0,3
- Từ km thứ 5 trở lên tính hệ số: 0,2
d.4. Phí qua phà Qưới An :
- Xe tải dưới 2,5 tấn : 10.000 đồng/xe.
- Xe tải từ 2,5 tấn < 5 tấn : 15.000 đồng/xe
- Xe tải trên 5 tấn : 20.000 đồng/xe
- Xe ba gác : 5.000 đồng/xe
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
* Đối với đơn vị thu phí là cơ quan nhà nước:
- Phí đò, phà là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
* Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp chuyên doanh được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu: phải thực hiện nộp thuế theo luật định.
14. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng.
Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng.
a. Đối tượng nộp phí: Các cơ sở sản xuất cây giống.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.
c. Mức thu : 2.000.000 đ/lần bình tuyển, công nhận.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng là là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
15. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
a. Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định báo cáo tác động môi trường theo quy định.
c. Mức thu
- Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: 5.000.000 đ/báo cáo.
- Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường : 3.200.000 đ/báo cáo.
- Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường bổ sung : 1.600.000 đ/báo cáo.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí được giữ lại 90% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 10% theo loại, khoản tương ứng - mục 042 tiểu mục 07.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi.
a. Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi theo quy định.
c. Mức thu
STT |
CÔNG VIỆC THỰC HIỆN |
Đơn vị tính |
Mức thu cho mỗi loại phí |
a |
Thẩm định đề án thăm dò nước dưới dất |
|
|
|
- Đề án thăm dò có lưu lượng dưới 200m3 / ngày đêm |
đồng |
200.000 |
|
- Đề án thăm dò có lưu lượng từ 200m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm |
đồng |
450.000 |
|
- Đề án thăm dò có lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 1.000m3 / ngày đêm |
đồng |
1.000.000 |
|
- Đề án thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm |
đồng |
2.000.000 |
b |
Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới dất |
|
|
|
- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng dưới 200m3 / ngày đêm |
đồng |
200.000 |
|
- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng từ 200m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm |
đồng |
500.000 |
|
- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 1.000m3 / ngày đêm |
đồng |
1.200.000 |
|
- Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng từ 1.000m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm |
đồng |
2.400.000 |
c |
Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt |
|
|
|
- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3 / giây, cho phát điện dưới 50 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3 / ngày đêm |
đồng |
300.000 |
|
- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3 / giây đến dưới 0,5m3 / giây, cho phát điện từ 50 kw đến dưới 200 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm |
đồng |
900.000 |
|
- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3 / giây đến dưới 1 m3 / giây, cho phát điện từ 200 kw đến dưới 1.000 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 / ngày đêm đến dưới 20.000m3 / ngày đêm |
đồng |
2.200.000 |
|
- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3 / giây đến dưới 2 m3 / giây, cho phát điện từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 / ngày đêm đến dưới 50.000m3 / ngày đêm |
đồng |
4.200.000 |
d |
Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước |
|
|
|
- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả dưới 100m3 / ngày đêm |
đồng |
300.000 |
|
- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 100m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm |
đồng |
900.000 |
|
- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 2.000m3 / ngày đêm |
đồng |
2.000.000 |
|
- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 2.000m3 / ngày đêm đến dưới 5.000m3 / ngày đêm |
đồng |
4.000.000 |
- Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấp phép khai thác sử dụng nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước, áp dụng mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức quy định tại các mục b, c, d nêu trên.
- Trường hợp thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất, áp dụng mức thu bằng 30% (ba mươi phần trăm) mức quy định tại mục a nêu trên.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí được giữ lại 10% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 90% theo loại, khoản tương ứng - mục 042 tiểu mục 20.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
17. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
a. Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất theo quy định.
c. Mức thu
Số thứ tự |
CÔNG VIỆC THỰC HIỆN |
Đơn vị tính |
Mức thu cho mỗi loại phí |
|
Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới dất |
|
|
1 |
- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng dưới 200m3 / ngày đêm |
đồng |
200.000 |
2 |
- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200m3 / ngày đêm đến dưới 500m3 / ngày đêm |
đồng |
650.000 |
3 |
- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500m3 / ngày đêm đến dưới 1.000m3 / ngày đêm |
đồng |
1.500.000 |
4 |
- Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3 / ngày đêm đến dưới 3.000m3 / ngày đêm |
đồng |
2.500.000 |
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí được giữ lại 10% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 90% theo loại, khoản tương ứng - mục 042 tiểu mục 20.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
18. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
a. Đối tượng nộp phí: các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thẩm định báo cáo thăm dò, khai thác sử dụng nước đất dưới đất, nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
b Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí thẩm định điều kiện hoạt động khoa học, công nghệ môi trường theo quy định.
c Mức thu
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề có phạm vi hoạt động trong tỉnh: 650.000 đồng/hồ sơ.
- Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng mức thu bằng 30% (ba mươi phần trăm) mức quy định nêu trên.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí được giữ lại 10% để trang trải chi phí cho việc thu phí, nộp ngân sách nhà nước 90% theo loại, khoản tương ứng - mục 042 tiểu mục 20.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Phí đấu thầu là khoản thu vào các đối tượng tham gia vào việc đấu thầu mua sắm tài sản nhằm bù đắp chi phí cho việc tổ chức đấu thầu.
a. Đối tượng nộp phí: Các nhà thầu tham gia dự thầu.
b. Đơn vị thu phí đấu thầu: Các tổ chức, cơ quan đơn vị sử dụng nguồn NSNN thực hiện đấu thầu khi mua sắm tài sản, hàng hoá; hoặc các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức đấu thầu theo quy định.
c. Mức thu:
- Giá khởi điểm dưới 100 triệu đồng :100.000đ/người/cuộc đấu giá
- Giá khởi điểm từ 100 - 150 triệu đồng :150.000 đ/người/cuộc.
- Giá khởi điểm trên 150 triệu đồng trở lên:200.000 đ/người/cuộc.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Phí đấu thầu là phí thuộc NSNN, đơn vị thu phí đơn vị thu phí được giữ lại 100% để trang trải chi phí cho việc thu phí.
- Đối với đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
B. CÁC LOẠI LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.
a. Đối tượng nộp lệ phí hộ tịch: tất cả các cá nhân có nhu cầu đăng ký hộ tịch.
b. Miễn thu lệ phí: Đối với trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi cho người thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa và miễn lệ phí đăng ký hộ tịch về đăng ký khai sinh cho trẻ em của hộ nghèo.
c. Đơn vị thu lệ phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí hộ tịch theo quy định.
d. Mức thu
Số thứ tự |
CÔNG VIỆC THỰC HIỆN |
Đơn vị tính |
Mức thu cho mỗi trường hợp |
A |
MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN |
|
|
1 |
Khai sinh |
|
|
|
- Đăng ký khai sinh |
đồng |
3.000 |
|
- Đăng ký khai sinh quá hạn |
đồng |
5.000 |
|
- Đăng ký lại việc khai sinh |
đồng |
5.000 |
2 |
Kết hôn |
|
|
|
- Đăng ký kết hôn |
đồng |
20.000 |
|
- Đăng ký lại việc kết hôn |
đồng |
20.000 |
3 |
Khai tử |
|
|
|
- Đăng ký khai tử quá hạn |
đồng |
5.000 |
|
- Đăng ký lại việc khai tử |
đồng |
5.000 |
4 |
Nuôi con nuôi |
|
|
|
- Đăng ký việc nuôi con nuôi |
đồng |
20.000 |
|
- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi |
đồng |
20.000 |
5 |
Nhận cha, mẹ, con |
|
|
|
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con |
đồng |
10.000 |
6 |
Thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch |
đồng |
10.000 |
7 |
Các việc đăng ký hộ tịch khác |
|
|
|
- Các bản sao hộ tịch từ sổ gốc |
đồng/bản sao |
2.000 |
|
- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch |
đồng |
3.000 |
|
- Ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và những sự kiện khác do pháp luật quy định. |
đồng |
5.000 |
|
- Ghi vào sổ các việc hộ tịch đã đăng ký tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. |
đồng |
5.000 |
B |
MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI UBND CẤP HUYỆN, THỊ XÃ |
|
|
1 |
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh |
đồng |
10.000 |
2 |
- Cấp lại bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch |
đồng/bản sao |
3.000 |
3 |
- Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch |
đồng |
25.000 |
C |
MỨC THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI SỞ TƯ PHÁP VÀ UBND CẤP TỈNH |
|
|
1 |
Khai sinh |
|
|
|
- Đăng ký khai sinh |
đồng |
40.000 |
|
- Đăng ký khai sinh quá hạn |
đồng |
50.000 |
|
- Đăng ký lại việc khai sinh |
đồng |
50.000 |
2 |
Kết hôn |
|
|
|
- Đăng ký kết hôn |
đồng |
1.000.000 |
|
- Đăng ký lại việc kết hôn |
đồng |
1.000.000 |
|
- Ghi chú kết hôn đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài |
đồng |
800.000 |
3 |
Khai tử |
|
|
|
- Đăng ký khai tử quá hạn |
đồng |
50.000 |
|
- Đăng ký lại việc khai tử |
đồng |
50.000 |
4 |
Nuôi con nuôi |
|
|
|
- Đăng ký việc nuôi con nuôi |
đồng |
2.000.000 |
|
- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi |
đồng |
2.000.000 |
5 |
Nhận cha, mẹ, con |
|
|
|
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con |
đồng |
1.000.000 |
6 |
Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch |
đồng |
25.000 |
7 |
Các việc đăng ký hộ tịch khác |
|
|
|
- Các bản sao hộ tịch từ sổ gốc |
đồng/bản sao |
5.000 |
|
- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch |
đồng |
10.000 |
|
- Ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và những sự kiện khác do pháp luật quy định. |
đồng |
50.000 |
|
- Ghi vào sổ các việc hộ tịch đã đăng ký tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. |
đồng |
50.000 |
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Lệ phí hộ tịch là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 30% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 70% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 045 tiểu mục 02.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
2. Lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân
Lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp mới, đổi hoặc cấp lại hộ khẩu, chứng minh nhân dân.
a. Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các công dân Việt Nam liên hệ cơ quan công an đăng ký hộ khẩu và xin cấp chứng minh nhân dân.
b. Đối tượng miễn nộp lệ phí: Không thu lệ phí chứng minh nhân dân đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh.
c. Đơn vị thu lệ phí: Các cơ quan công an đăng ký hộ khẩu, cấp chứng minh nhân dân.
d. Mức thu
SôTT |
Công việc thực hiện |
ĐVT |
Mức thu |
1 |
Lệ phí hộ khẩu |
|
|
a |
Đăng ký chuyển đến cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể |
đồng/lần/đăngký |
5.000 |
b |
Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu gia đình |
đồng/lần |
7.500 |
c |
Cấp đổi sổ hộ khẩu gia đình theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà |
đồng/lần |
4.000 |
d |
Cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể |
đồng/lần |
5.000 |
e |
Cấp đổi giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà |
đồng/lần |
2.500 |
f |
Cấp mới, cấp lại, đổi giấy đăng ký tạm trú có thời hạn cho hộ gia đình |
đồng/lần |
5.000 |
g |
Gia hạn tạm trú có thời hạn |
đồng/lần |
1.500 |
h |
Cấp mới, cấp lại, đổi giấy đăng ký tạm trú có thời hạn cho một nhân khẩu |
đồng/lần |
2.500 |
i |
Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chí do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà); xoá tên trong hộ khẩu |
đồng/lần |
2.500 |
2 |
Lệ phí chứng minh nhân dân |
|
|
|
- Cấp mới |
đồng/lần |
2.500 |
|
- Cấp lại, đổi |
đồng/lần |
3.000 |
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 70% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 30% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 045 tiểu mục 02.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
3. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu mà người sử dụng lao động phải nộp khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
a. Đối tượng nộp lệ phí: tất cả các cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép lao động.
b. Đơn vị thu lệ phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí hộ tịch theo quy định.
c. Mức thu :
- Cấp mới : 400.000đ/giấy phép
- Cấp lại : 300.000đ/giấy phép
- Gia hạn : 200.000đ/giấy phép
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 25% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 75% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 045 tiểu mục 10.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các công việc về địa chính.
a. Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu giải quyết các công việc về địa chính.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ giải quyết các công việc về địa chính.
c. Mức thu
*Khu vực đô thị:
- Cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ :25.000đ/giấy;
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai :15.000đ/lần;
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu
hồ sơ địa chính :10.000đ/lần;
- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ,
xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất :20.000đ/lần.
* Khu vực nông thôn: tối đa không quá 50% mức thu khu vực đô thị;
* Đối với tổ chức:
- Cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ :100.000đ/giấy;
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai : 20.000đ/lần;
- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu
hồ sơ địa chính : 20.000đ/lần;
- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ,
xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất :20.000đ/lần.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Lệ phí địa chính là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 10% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 90% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 046 tiểu mục 16.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụhướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản thu vào người xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
a. Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu xin cấp phép xây dựng.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp giấy phép xây dựng.
c. Mức thu:
- Cấp phép xây dựng đối với:
. Nhà riêng lẻ của nhân dân : 50.000đ/giấy phép;
. Công trình khác :100.000đ/giấy phép.
- Gia hạn giấy phép xây dựng : 10.000đ/giấy phép.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 10% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 90% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 046 tiểu mục 11.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Lệ phí cấp biển số nhà là khoản thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển số nhà (bao gồm: nhà mặt đường, phố; nhà trong ngõ, nhà trong ngách; căn hộ của nhà chung cư). Chủ sở hữu nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà.
a. Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu xin cấp biển số nhà.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp giấy biển số nhà.
c. Mức thu : - Cấp mới :20.000đ/biển số nhà;
- Cấp lại :15.000đ/biển số nhà.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Lệ phí cấp biển số nhà là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 90% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 10% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 046 tiểu mục 15.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
7. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh là khoản thu đối với các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin, khi được được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.
a. Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.
b. Đối tượng miễn nộp lệ phí: doanh nghiệp cổ phần hoá khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
c. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí theo quy định.
d. Mức thu
- Hộ kinh doanh cá thể: 30.000đ/lần cấp;
- Hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin do UBND huyện, thị, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: 100.000đ/lần cấp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hoá thông tin do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước: 200.000đ/lần cấp;
- Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh hoăc văn phòng đại diện của doanh nghiệp: 20.000đ/lần (chứng nhận hoặc thay đổi).
e. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán :
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 25% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 75% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 047 tiểu mục tương ứng từng đối tượng nộp lệ phí.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất là khoản thu vào người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định của pháp luật.
a. Đối tượng nộp lệ phí: cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế có nhu cầu xin cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng nước dưới đất, nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất.
b. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu lệ phí theo quy định.
c. Mức thu : - Cấp mới : 100.000 đồng/giấy phép;
- Gia hạn, điều chỉnh : 50.000 đồng/giấy phép.
d. Thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán:
- Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất là khoản thu thuộc NSNN, đơn vị thu lệ phí được giữ lại 10% để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, nộp ngân sách nhà nước 90% theo theo loại, khoản tương ứng - mục 047 tiểu mục 21.
- Đối với đơn vị hành chính đã được giao khoán kinh phí quản lý hành chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
- Đối với đơn vị chưa được giao quyền tự chủ về tài chính: Nguồn thu để lại được quản lý, sử dụng và quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và các văn bản hiện hành của trung ương và địa phương.
1. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII được thông qua ngày 25/01/2007 về việc phê chuẩn một số loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (ngày 05/02/2007).
2. Đối với các khoản thu vừa được Chính phủ giao cho Hội đồng nhân dân phê duyệt như phí thẩm định kết quả đấu thầu, lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, lệ phí cấp phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, lệ phí địa chính: trong khi chờ quyết định của cấp có thẩm quyền và hướng dẫn của cơ quan chức năng thì được thu theo các mức thu và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính hoặc liên bộ quy định đối với từng loại phí, lệ phí cụ thể.
3. Đối với các khoản thu vừa được Chính phủ giao cho Hội đồng nhân dân phê duyệt như: phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi; lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; lệ phí cấp phép xả nước thải vào nguồn nước ... chỉ được thu khi Nghị quyết số 47/2007/NQ.HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn một số loại phí, lệ phí và mức thu của từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2007.
4. Đối với các khoản thu đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt đã phát sinh thu từ ngày 01/01/2007 đến hết ngày 04/02/2007 được xử lý như sau:
- Các khoản thu có tính chất kéo dài như một điều khoản hợp đồng kinh tế; thu của tháng; quý hoặc năm được điều chỉnh theo mức thu được nêu tại hướng dẫn này trên phụ lục hợp đồng cho đến thời gian từ sau 05/02/2007.
- Các khoản thu có tính chất thường xuyên, sự vụ vẫn thu theo mức cũ cho đến hết ngày 04/02/2007, từ ngày 05/02/2007 thực hiện theo hướng dẫn này.
5. Hướng dẫn này thay thế các văn bản cùng nội dung hướng dẫn trước đây.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.