BAN
TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 36-HD/BTGTW |
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012 |
Từ ngày 26/12/2011 đến ngày 31/12/2011, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã tiến hành Hội nghị lần thứ tư và ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW: “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay''; Nghị quyết số 13-NQ/TW: ''Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020''. Nhằm góp phần nâng cao nhận thức tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền như sau:
- Tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng của các Nghị quyết này đối với nhiệm vụ củng cố xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng hiện nay và đối với nhiệm vụ phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn xã hội, từ đó cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư khoá XI của Đảng; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai, thực hiện các Nghị quyết.
- Công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn việc tuyên truyền nghị quyết Trung ương 4 khoá XI với việc tiếp tục tuyên truyền thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị khoá XI, Kết luận Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như gắn với các nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, đơn vị.
A. Nghị quyết ''Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay''
1. Tuyên truyền, nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trong hơn 80 năm qua. Nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, với chế độ ta, nhất là trong tình hình hiện nay; tù đó nêu cao chức trách nhiệm quyết tâm chính trị, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
2. Tuyên truyền về 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung tuyên truyền ba vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay là:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp của cấp uỷ, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất.
3. Tuyên truyền mục tiêu vâ phương châm của công tác xây dựng Đảng hiện nay, làm rõ phương châm: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh. Các giải pháp phải đảm bảo đồng bộ, có trọng tâm. trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây'', “xây với chống'', nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thực sự gương mẫu để cho các cấp noi theo.
4. Tuyên truyền về các nhóm giải pháp xây dựng Đảng:
Một là, nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên.
Hai là, nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng.
Ba là, nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
Bốn là, nhóm giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng.
Tuyên truyền về các nhóm giải pháp xây dựng Đảng, cần tập trung làm rõ, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần phải tiến hành đồng bộ nhiều công việc cụ thể thiết thực, tập trung vào những việc cần thiết, cấp bách và có thể làm ngay trên cơ sở thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của đảng, các quy định của pháp luật; dựa vào sự giám sát, giúp đỡ của nhân dân, của báo chí, công luận và phát huy trách nhiệm của mỗi bản thân cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác làm.
Đặc biệt coi trọng tự phê bình và phê bình, coi đây và quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng để giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên. Tiến hành tự phê bình và phê bình cần nghiêm túc, thận trọng, tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi ca tụng lẫn nhau, cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để “đấu đá'', ''hạ bệ” nhau với những động cơ không trong sáng.
Tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu gắn với trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi cơ qua đơn vị. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của nhà nước.
5. Tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong cán bộ, đảng viên cũng như trong công tác xây dựng Đảng, đi đôi với phát hiện, phê phán, lên án các hành vi, biểu hiện sai trái của cán bộ, đảng viên. Chủ động đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo, phản động của các thế lực thù địch nhằm chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng; phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng.
1. Tuyên truyền về những kết quả đạt được cửng như những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; làm rõ 4 quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các mục tiêu của việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ kinh tế - xã hội nêu trong Nghị quyết. Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó tích cực tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, sử dụng bằng nhiều hình thức, cấp độ đa dạng, phong phú và phù hợp.
2. Tuyên truyền về định hướng phát triển 10 lĩnh vực hạ tầng chủ yếu bao gồm: giao thông, cung cấp điện; thuỷ lợi và biến đổi khí hậu; đô thị; khu công nghiệp, khu kinh tế; thương mại; thông tin; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; y tế; văn hoá, thể thao, du lịch. Trong đó tập trung cho 4 lĩnh vực trọng tâm: hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng đô thị lớn.
3. Tuyên truyền, làm rõ 3 giải pháp chủ yếu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng:
Một là, nâng cao chất lượng xây đựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.
Hai là, thu hút mạnh và sừ dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng.
Trong các giải pháp nêu trên công tác tuyên truyền cần phân tích, làm rõ định hướng của các giải pháp, đó là:
- Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về đầu tư.
- Nhận thức và phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của Nhà nước, thị trường và các thành phần kinh tế - xã hội trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nhà nước phải thực hiện tốt hai chức năng: chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, Chính phủ và chính quyền các cấp cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế, nhất là luật pháp, chính sách, bộ máy tổ chức, cán bộ và cơ chế phân công, phân cấp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước nói chung và thực thi quy hoạch, kế hoạch đầu tư nói riêng. Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên lĩnh vực này.
Thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước, các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước cần tăng cường, nâng cao năng lực, bảo đảm đủ sức khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực hiện có. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vị trí then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, kinh doanh các công trình huyết mạch, có tầm chiến lược, nhất là các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh, không thể xã hội hoá.
Để phát huy vai trò cua thị trường, Nhà nước cần vận dụng sáng tạo cơ chế thị trường, tạo được môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn, thuận lợi đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng và tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thi hành luật pháp, chính sách về đầu tư, xây dựng, đấu thầu. Chú trọng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong nước và ngoài nước.
Muốn phát huy vai trò của xã hội, phải thống nhất nhận thức, coi phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, động viên cộng đồng xã hội và toàn dân tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, sử dụng bằng nhiều hình thức, cấp độ đa dạng, phong phú và phù hợp. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; khuyến khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1. Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội:
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tham mưu giúp cấp uỷ chỉ đạo quán triệt, phổ biến các Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đến từng chi bộ và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và mỗi cán bộ, đảng viên bằng các hình thức phù hợp, như: thông báo nội bộ; bản tin, tài liệu; hệ thống báo, đài; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn, hội... để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của ngành, địa phương mình tuyên truyền, đầy đủ, kịp thời các nội dung cơ bản của nghị quyết.
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết để tham mưu cho cấp uỷ xử lý, giải quyết.
2. Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương
- Bám sát chỉ đạo và định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, tuyên truyền thường xuyên, liên tục những nội dung cơ bản của các Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI).
- Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục xây dựng Đảng; chú trọng tuyên truyền, phổ biến các nội dung về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đảng bộ trong các chuyên trang, chuyên mục vê kinh tế - xã hội.
- Chú trọng giới thiệu, biểu dương các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát hiện và phản ánh những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết nếu có; lên án, phê phán những nhận thức sai lệch, hiểu nhầm, ngộ nhận, tư tưởng bi quan, hoài nghi trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây đựng Đảng hiện nay'' và các hành vi tiêu cực trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Đấu tranh, phản bác những luận điệu tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc, phản động của các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng việc triển khai thực hiện Nghị quyết ''Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay'' để kích động, làm mất ổn định chính trị.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã ra hai Nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng, chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương nghiêm túc triển khai các hoạt động tuyên truyền hai Nghị quyết này, góp phần quan trọng đưa các Nghị quyết Hội nghị Trung ương (khoá XI) của Đảng vào cuộc sống.
|
K/T TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.