TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2012 |
NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2011/NĐ-CP NGÀY 18/7/2011.
Thực hiện Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ "Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần" (sau đây gọi là Nghị định số 59/2011/NĐ-CP). Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Công đoàn trong tổ chức thực hiện Nghị định số 59/2011/NĐ-CP như sau:
A. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
I. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách cổ phần hóa đến người lao động.
1.1. Sau khi có thông báo hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công đoàn cơ sở phối hợp với Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân viên chức và lao động tại doanh nghiệp về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, về nội dung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan của các Bộ, Ngành chức năng.
1.2. Lựa chọn hình thức tổ chức tuyên truyền phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, đảm bảo thiết thực hiệu quả để toàn thể người lao động nắm và hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
1.3. Nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề mà người lao động quan tâm như các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện phương án cổ phần hóa
2.1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và Tổ giúp việc cung cấp các tài liệu có liên quan tới phương án cổ phần hóa để kịp thời tham gia ý kiến và giám sát việc tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.2. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện phương án cổ phần hóa, trọng tâm là các nội dung sau:
a. Giám sát việc kiểm kê và đánh giá chất lượng tài sản, xác định giá trị các tài sản có nguồn gốc từ quỹ phúc lợi, khen thưởng, xác định số dư quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng bằng tiền, số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, của doanh nghiệp và của công nhân lao động.
b. Tham gia xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề sử dụng lao động và điều kiện lao động.
c. Tham gia xây dựng phương án sắp xếp và sử dụng tối đa lao động hiện có theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
d. Tham gia xây dựng dự thảo Điều lệ công ty cổ phần. Chú ý đến quy định về quyền, lợi ích của các cổ đông nhỏ (người lao động, sở hữu ít cổ phần), cổ đông là công đoàn cơ sở; quyền công đoàn và của người lao động.
đ. Xây dựng phương án và tổ chức việc phân chia số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng bằng tiền và giá trị tài sản còn lại đang dùng trong sản xuất kinh doanh đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng cho người lao động tại doanh nghiệp.
e. Giám sát việc giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư theo quy định của Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 20/08/2010 của Chính phủ "Về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu".
f. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động trong quá trình cổ phần hóa.
g. Giám sát việc thực hiện quyền mua cổ phần lần đầu của người lao động và của tổ chức Công đoàn, giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức Công đoàn theo Điều 3, Điều 5 Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
2.3. Công đoàn vận động người lao động dành tiền để mua hết cổ phần ưu đãi hoặc cam kết để được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
2.4. Giám sát việc chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước cấp.
2.5. Chủ động Xây dựng phương án duy trì và phát triển các công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, theo các nội dung dưới đây:
a. Kiểm kê, xác định giá trị tài sản còn lại thuộc các công trình phúc lợi.
b. Xây dựng quy chế về tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm duy trì và phát triển các công trình phúc lợi phục vụ cho người lao động; làm rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty, công đoàn cơ sở, người lao động, cổ đông trong việc duy trì phát triển các công trình phúc lợi.
2.6. Kiểm kê các Quỹ của Công đoàn cơ sở. Căn cứ số tiền tích lũy, Ban chấp hành công đoàn xây dựng phương án mua cổ phần theo quy định tại tiết c, khoản 2, Điều 36 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP trình Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố hoặc Công đoàn ngành Trung ương hoặc Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn phê duyệt (sau khi xin ý kiến của Tổng Liên đoàn). Nội dung phương án mua cổ phần của công đoàn cơ sở gồm:
- Tổng số tiền tích lũy của Công đoàn cơ sở;
- Số tiền cần để lại cho hoạt động thường xuyên của CĐCS;
- Số tiền dự kiến đầu tư mua cổ phần ưu đãi;
- Vận động người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở đại diện cổ phần của người lao động, đặc biệt là vận động CNVCLĐ ủy quyền cho Công đoàn cơ sở mua cổ phần bằng nguồn tiền quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng quản lý số cổ phần này (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP), để Công đoàn cơ sở có đủ điều kiện tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.
- Dự kiến người đại diện phần vốn của Công đoàn cơ sở tham gia ứng cử Hội Đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần.
2.7. Phối hợp với Giám đốc tổ chức Đại hội công nhân viên chức bất thường theo Thông tư Liên tịch số 01/2005/TTLT-TLĐLĐVN-BLĐTBXH ngày 16/05/2005 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức và hoạt động Đại hội công nhân viên chức, để người lao động thảo luận, góp ý kiến hoàn thiện phương án chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Tập trung vào những nội dung trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động như:
a. Phương án sắp xếp lao động và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.
b. Phương án chia số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi bằng tiền và số tiền thu được do đầu tư cho sản xuất kinh doanh từ nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi để người lao động mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 và Điều 19 Nghị định 59/2011/NĐ-CP.
c. Phương án mua cổ phần ưu đãi của Công đoàn cơ sở; phương án Công đoàn cơ sở thực hiện quyền đại diện cổ phần của người lao động và CNVCLĐ ủy quyền cho Công đoàn cơ sở mua cổ phần bằng nguồn tiền quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng quản lý số cổ phần này (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP).
d. Quy chế tổ chức, quản lý, sử dụng công trình phúc lợi tập thể chuyển giao cho tổ chức công đoàn công ty cổ phần quản lý theo khoản 4 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
e. Tham gia vào Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần.
f. Giới thiệu danh sách nhân sự tham gia bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần.
2.8. Niêm yết công khai những nội dung đã được thông qua tại Đại hội công nhân viên chức.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGAY SAU KHI CỔ PHẦN HÓA
1.1. Phối hợp với Giám đốc công ty cổ phần tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty cổ phần, nội dung Điều lệ công ty cổ phần cho người lao động hiểu rõ mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành công ty cổ phần; quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông và của người lao động để người lao động hiểu và thực hiện.
1.2. Tuyên truyền cho người lao động là cổ đông tại công ty về lợi ích lâu dài của bản thân khi nắm giữ cổ phần, nên cân nhắc thận trọng trước khi quyết định bán cổ phần.
2. Tham gia quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy.
2.1. Phối hợp với Giám đốc công ty cổ phần rà soát toàn bộ quy định nội bộ của doanh nghiệp nhà nước để sửa đổi hoàn chỉnh ban hành mới cho phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Ưu tiên hoàn thiện sớm các quy định về tiền lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể; thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động; quy chế phối hợp công tác giữa Ban chấp hành Công đoàn và Giám đốc công ty.
2.2. Tham gia các Hội đồng tại công ty theo quy định pháp luật; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
2.3. Phối hợp với Giám đốc công ty tổ chức các phong trào thi đua đảm bảo nội dung hình thức phù hợp với tình hình mới của công ty cổ phần, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp.
2.4. Phối hợp với Giám đốc công ty chăm lo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công ty;
2.5. Tổ chức triển khai quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản thuộc công trình phúc lợi để phục vụ lâu dài cho người lao động.
2.6. Cùng với Giám đốc công ty triển khai thực hiện Quy chế dân chủ và tổ chức Hội nghị người lao động hằng năm theo quy định tại Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.7. Thực hiện thu, chi quản lý kinh phí Công đoàn đúng quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.8. Kiện toàn tổ chức, bộ máy hoạt động công đoàn cơ sở.
a. Sau khi có quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ và tổ chức Đại hội bầu ban chấp hành mới theo chỉ đạo của công đoàn cấp trên trực tiếp.
b. Làm thủ tục đề nghị thay đổi tên, thay đổi con dấu cho phù hợp với tên của công ty cổ phần đăng ký mới.
c. Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ thuộc tập đoàn, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty thì công đoàn cấp trên ra quyết định chỉ định Ban chấp hành Công đoàn lâm thời. Trong thời gian không quá 12 tháng kể từ khi có quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Ban chấp hành Công đoàn lâm thời phải tổ chức Đại hội công đoàn để bầu ra Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại công ty.
3.1. Giám sát việc tổ chức lại sản xuất, sắp xếp sử dụng lao động theo đúng phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt;
3.2. Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đến quyền, lợi ích của người lao động sau khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
3.3. Giám sát triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong công ty cổ phần.
4. Quản lý và sử dụng cổ phần của công đoàn cơ sở tại công ty cổ phần hóa.
Thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
1. Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp tổ chức tập huấn, quán triệt cho công đoàn cấp dưới thuộc phạm vi quản lý về chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước liên quan đến việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
2. Có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thuộc bộ, ngành, địa phương, cung cấp các tài liệu liên quan nhằm tham gia, giám sát có hiệu quả quá trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
3. Giám sát: việc thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động trong các phương án cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; việc cấp kinh phí bổ sung (nếu có) cho doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư từ "Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp" tại cấp mình; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình cổ phần hóa.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo và giúp cho Công đoàn cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ quy định tại Mục A Hướng dẫn này; ra quyết định phê duyệt phương án mua cổ phần cho công đoàn cơ sở công ty cổ phần khi có ý kiến đồng ý của Tổng Liên đoàn. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc mua, chuyển nhượng, quản lý cổ phần và sử dụng cổ tức từ cổ phần của Công đoàn cơ sở.
5. Theo dõi, nắm chắc tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong phạm vi quản lý để phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn kết quả thực hiện, bài học kinh nghiệm, những vướng mắc về chính sách trong tổ chức thực hiện, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, giải quyết kịp thời chính sách đối với lao động dôi dư.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn 170/TLĐ ngày 25/01/2008 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn nhiệm vụ của công đoàn trong và sau khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP .
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các công đoàn cấp trên cơ sở Công đoàn cơ sở doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Hướng dẫn này nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Nơi nhận: |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.