ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2153/HD-UBND |
Hà Giang, ngày 28 tháng 11 năm 2022 |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 40/2020/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2020, NGHỊ QUYẾT SỐ 06/2022/NQ-HĐND NGÀY 15/7/2022 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Thực hiện Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức bồi dưỡng, mức phụ cấp đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động đối với tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Sửa đổi khoản 3 Điều 2 và Điều 3 của Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là Nghị quyết 40/2020/NQ-HĐND);
Để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn một số nội dung cụ thể về thực hiện Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND và các nội dung liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cụ thể như sau:
I. Tiêu chuẩn người hoạt động không chuyên trách
1. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã lựa chọn, bố trí người hoạt động không chuyên trách đảm bảo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn từng chức danh tại Đề án số 21-ĐA/TU ngày 08/02/2018 của Tỉnh ủy Hà Giang về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang (viết tắt là Đề án số 21).
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
UBND các huyện, thành phố thống kê số lượng người hoạt động không chuyên trách theo các chức danh kiêm nhiệm. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh kiêm nhiệm, phù hợp với công việc và đảm bảo theo quy định.
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm không quá 01 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm không quá 02 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm không quá 01 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và được áp dụng quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm theo Điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND (các trường hợp đã kiêm nhiệm thêm 02 chức danh ở cấp xã, không bố trí kiêm nhiệm thêm chức danh ở thôn, tổ dân phố).
4. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm không quá 02 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
5. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được giao đảm nhiệm không quá 02 vị trí người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và được hưởng 100% mức phụ cấp hoặc mức bồi dưỡng của vị trí được giao đảm nhiệm.
6. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố được giao tối đa 03 công việc (được quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND và Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh) và khi tham gia thực hiện công việc nào thì được hưởng 100% mức phụ cấp hoặc mức bồi dưỡng của công việc đó.
Việc bố trí kiêm nhiệm chức danh hoặc giao đảm nhận các công việc ở cấp xã, thôn, tổ dân phố phải bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có người đảm nhiệm; người kiêm nhiệm các chức danh phải có tính tương đồng, phù hợp với chuyên môn, năng lực công tác; đảm bảo cân đối mức thu nhập với số lượng người làm việc tối đa của địa phương.
1. Việc bố trí chức danh và hưởng phụ cấp, bồi dưỡng
a) Đối với cấp xã:
- Các chức danh được bố trí theo 03 nhóm đối tượng:
+ Các chức danh thuộc khối Đảng, đoàn thể: thực hiện quy trình bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ các tổ chức đoàn thể[1].
+ Các chức danh được quy định cụ thể việc bố trí theo văn bản pháp luật chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành[2].
+ Các chức danh còn lại[3]: Sau khi báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy, UBND cấp xã dự kiến bố trí con người cho mỗi chức danh.
- Sau khi thực hiện quy trình bầu cử, chuẩn y hoặc bố trí các chức danh, UBND cấp xã lập danh sách những người hoạt động không chuyên trách cấp xã (bao gồm cả việc kiêm nhiệm), gửi Phòng Nội vụ cấp huyện để thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Phòng Nội vụ cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định công nhận việc kiêm nhiệm chức danh và hưởng phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Quyết định công nhận kiêm nhiệm chức danh và hưởng phụ cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi cụ thể chức danh được phân công đảm nhiệm chính, chức danh kiêm nhiệm thứ nhất, chức danh kiêm nhiệm thứ hai (nếu có).
b) Đối với các thôn, tổ dân phố:
Sau khi kiện toàn các chức danh theo quy định, UBND cấp xã báo cáo xin chủ trương của Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã. Căn cứ chủ trương của cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định hưởng phụ cấp (bồi dưỡng) đối với người hoạt động không chuyên trách, người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố.
2. Cho thôi đảm nhiệm chức danh, thôi hưởng phụ cấp, bồi dưỡng
Sau khi thôi đảm nhiệm chức danh, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định cho thôi hưởng mức phụ cấp, bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách; người tham gia công việc khác ở thôn, tổ dân phố (việc thôi đảm nhiệm chức danh được thực hiện trên cơ sở quy định Điều lệ Đảng, Điều lệ các tổ chức đoàn thể, pháp luật của Nhà nước theo các nhóm đối tượng tại mục III.1 trên đây).
Tùy từng điều kiện, tính chất công việc cụ thể, cấp ủy, chính quyền cấp xã chỉ đạo những người hoạt động không chuyên trách bố trí thời gian thực hiện các nhiệm vụ, công việc phát sinh trên địa bàn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định.
V. Đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách theo các tiêu chí, quy trình đánh giá tại Đề án số 21 của Tỉnh ủy Hà Giang.
VI. Quản lý và sử dụng kinh phí khoán chi hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
1. Nội dung chi mức khoán kinh phí đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (không bao gồm lương và phụ cấp)
a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao cho từng tổ chức chính trị - xã hội;
b) Chi mua văn phòng phẩm, tài liệu;
c) Chi hỗ trợ công tác phí, hội nghị;
d) Các nội dung chi khác theo quy định hiện hành.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí
a) UBND các huyện, thành phố căn cứ nguồn kinh phí được giao, hướng dẫn UBND cấp xã phân bổ kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định;
b) UBND cấp xã trình HĐND cấp xã phê chuẩn dự toán chi ngân sách xã để hỗ trợ các nội dung chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội;
c) Khi thanh toán phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối với từng nội dung chi theo quy định.
VII. Quyết toán và công khai nguồn kinh phí thực hiện
UBND cấp xã lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính và công khai nguồn kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng, phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cùng với báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính và công khai ngân sách cấp xã hằng năm theo quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán và tài chính xã và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
VIII. Quy trình thu, nộp bảo hiểm xã hội
1. Kê khai và nộp hồ sơ
a) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kê khai lập hồ sơ theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
b) Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hồ sơ, nộp cho UBND cấp xã.
c) UBND cấp xã kê khai lập hồ sơ theo quy định, nộp cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện cùng với hồ sơ của người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
2. Đóng bảo hiểm xã hội
a) UBND cấp xã có trách nhiệm đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện theo quy định.
b) Những người hoạt động không chuyên trách từ đủ 60 tuổi trở lên, những người đang hưởng chế độ hưu trí, không thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội.
1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã đồng thời thuộc một trong các đối tượng do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng hoặc do ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014) thì không phải đóng bảo hiểm y tế.
2. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã không thuộc đối tượng tại mục 1 trên đây, thì phải tham gia bảo hiểm y tế với mức đóng theo quy định của pháp luật hiện hành.
X. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Phổ biến, quán triệt, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện Hướng dẫn này.
b) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc bố trí, sắp xếp chức danh kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách của các xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND , Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Hướng dẫn này.
c) Tổng hợp, thống kê những người hoạt động không chuyên trách để tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định.
d) Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng Quy chế làm việc đối với những người hoạt động không chuyên trách đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương.
đ) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với Kho bạc huyện trong việc hướng dẫn nghiệp vụ đối với UBND các xã, phường, thị trấn khi thanh quyết toán kinh phí, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và cải cách thủ tục hành chính.
2. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra việc tổ chức thực hiện Hướng dẫn này, đặc biệt là việc bố trí các chức danh không chuyên trách tại các huyện, thành phố;
b) Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách theo quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán hằng năm và kiểm tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí của các huyện, thành phố theo quy định hiện hành.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra, hướng dẫn việc bố trí các chức danh không chuyên trách theo Hướng dẫn này và quy định hiện hành có liên quan.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện về Bảo hiểm xã hội, y tế đối với người hoạt động không chuyên trách; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện quy trình thu, nộp bảo hiểm xã hội theo Hướng dẫn này và các nội dung khác có liên quan theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 792/HD-UBND ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang và các nội dung liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Công văn số 4199/UBND-NCPC ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn số 792/HD-UBND của UBND tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh vượt quá thẩm quyền, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
[1] Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
[2] Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự (Luật Dân quân tự vệ); Trưởng ban bảo vệ dân phố, Phó Trưởng ban bảo vệ dân phố (Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ); Trưởng ban thanh tra nhân dân (Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ); Nhân viên thú y (Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05/8/2016 của Bộ NN&PTNT); Phụ trách công tác xã hội và dân số, kế hoạch hoá gia đình (Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 của Bộ LĐ-TB&XH);
[3] Phụ trách công tác Tuyên giáo, Dân vận; Phụ trách Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thủy lợi và BVTV; Phụ trách Dân tộc và Tôn giáo; Phụ trách Thông tin liên lạc và đài truyền thanh; Phụ trách trật tự đô thị.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.