ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1452/LĐTBXH-HD |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 1998 |
Để thống nhất thực hiện Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Chỉ thị số 31/1998/CT-UB-NC ngày 09/9/1998 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố giải thích và cụ thế hóa một số nội dung như sau:
- Thí dụ như Kinh tế viên cấp I, Kiểm soát viên cấp I của Ngành Ngân hàng, Thương mại và kinh doanh vàng bạc đá quí có hệ số lương bậc 1 là 1,78 bằng với hệ số lương bậc 1 của ngạch Kỹ sư. Do đó, khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh Kinh tế viên cấp I, Kiểm soát viên cấp I phải tương úng với nội dung tiêu chuẩn của ngạch Kỹ sư.
- Việc doanh nghiệp đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan cấp trên thẩm định được quy định tại Điểm 3 hướng dẫn này.
- Doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh nghề đầy đủ gởi cơ quan cấp trên trực tiếp (Sở, Ngành quản lý sản xuất, kinh doanh; Tổng công ty, Ủy ban nhân dân Quận, Huyện) để rà soát, điều chỉnh, thẩm định lần đầu. Sau đó cơ quan cấp trên trực tiếp đăng ký với Hội đồng thi nâng ngạch của Thành phố để được thẩm định và công nhận chính thức để doanh nghiệp áp dụng.
- Hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ gởi đến Hội đồng thi nâng ngạch của Thành phố bao gồm:
+ Công văn đề nghị của cơ quan quản lý doanh nghiệp.
+ Bản tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ (06 bản).
4. Doanh nghiệp tổ chức thi nâng ngạch phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thông báo công nhận tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Hội đồng thi nâng ngạch Thành phố.
- Xác định được nhu cầu công việc đòi hỏi sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các ngạch cần thi.
5. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch của doanh nghiệp.
a) Thành phần Hội đồng thi nâng ngạch, gồm:
- Giám đốc (Tổng Giám đốc) doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.
- Các ủy viên Hội đồng:
+ Viên chức lãnh đạo công tác Tổ chức – Lao động – Tiền lương là ủy viên thường trực.
+ Đại diện của tổ chức Công đoàn cùng cấp.
+ Một viên chức cùng ngạch, một viên chức ở ngạch cao hơn ngạch thi tuyển (nếu có).
+ Một đại diện cơ quan quản lý trực tiếp (Sở, Ban, Ngành, Tổng Công ty, Quận, Huyện),
+ Các ủy viên khác (nếu cần) do Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch quyết định.
Số lượng thành viên Hội đồng thi nâng ngạch có thể từ 5-7 hoặc 9 người.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng thi nâng ngạch.
Thực hiện theo qui chế thi nâng ngạch do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và cụ thể thêm của doanh nghiệp.
6. Xếp lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được lên ngạch.
a) Căn cứ kết quả thi và nhu cầu sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp ra quyết định nâng ngạch và xếp lương cho viên chức được lên ngạch hoặc làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận hoặc ra quyết định theo phân cấp quản lý. Cụ thể:
- Đối với ngạch từ chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư trở xuống do cơ quan cấp trên trực tiếp (Sở, Ngành quản lý sản xuất, kinh doanh; Tổng Công ty; Ủy ban nhân dân Quận, Huyện) phân cấp ra quyết định nâng ngạch và xếp lương.
- Đối với ngạch từ chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính trở lên do Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp ra quyết định nâng ngạch và xếp lương theo đề nghị của Hội đồng lương Thành phố (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố làm thường trực).
b) Hồ sơ đề nghị xếp nâng ngạch; lập thành 05 bộ, gồm:
- Công văn của doanh nghiệp hoặc của cơ quan chủ quản (nếu gởi cho Hội đồng lương Thành phố).
- Biên bản kết quả thi nâng ngạch.
- Danh sách đề nghị nâng ngạch và xếp lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp (theo biểu số 01/NNL đính kèm).
- Bản sao quyết định xếp lương, hoặc nâng bậc lương lần trước gần nhất của từng người.
Chú ý: Đối với ngạch từ chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính trở lên, Hội đồng lương doanh nghiệp xét đề nghị cơ quan cấp trên trực tiếp (Sở, Ngành quản lý sản xuất, kinh doanh; Tổng Công ty; Ủy ban nhân dân Quận, Huyện) thẩm định và chuyển về Hội đồng lương Thành phố xét, quyết định.
c) Nguyên tắc chuyển xếp lương.
- Nguyên tắc chuyển xếp lương là xếp lên bậc lương có hệ số cao hơn liền kề của ngạch viên chức thi đạt.
- Trường hợp chênh lệch giữa hai bậc lương nói trên bằng hoặc lớn hơn 70% khoảng chênh lệch của 02 bậc liền kề ngạch viên chức thi đạt thì thời điểm xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương mới; nếu thấp hơn 70% thì thời điểm xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp mức lương cũ.
Thí dụ: Anh A là chuyên viên bậc 8/8, hệ số lương 3,48 thi đạt ngạch chuyên viên chính, xếp vào bậc 2/6, hệ số lương 3,54.
Mốc thời gian xét nâng bậc lương lần tiếp sau tính từ khi anh A có quyết định xếp mức lương cũ.
- Thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp là một nội dung rất mới, phức tạp, do đó yêu cầu:
+ Giám đốc doanh nghiệp tập trung chỉ đạo, bố trí cán bộ nghiệp vụ xây dựng chức danh và tiêu chuẩn nghề đầy đủ, cụ thể hóa quy chế thi nâng ngạch và tổ chức thi nâng ngạch bảo đảm chất lượng, kịp thời (mỗi quý tổ chức thi một lần, nếu có đối tượng dự thi).
+ Thủ trưởng Sở, Ngành, Tổng Công ty; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, Huyện chỉ đạo các phòng chức năng theo dõi, giúp đỡ về mặt nghiệp vụ, tổ chức thẩm định kịp thời các chức danh và tiêu chuẩn nghề đầy đủ đối với các doanh nghiệp trực thuộc, lập kế hoạch tổ chức thi thí điểm, rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng ở từng doanh nghiệp.
+ Trong quý IV năm 1998 Thành phố tổ chức thí điểm thi nâng ngạch cho viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở một số doanh nghiệp của một số Ngành như: Sở công nghiệp (02 doanh nghiệp); Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (01 doanh nghiệp); Sở Văn hóa thông tin (01 doanh nghiệp); Quận 1 (01 doanh nghiệp).
Đề nghị các Sở, Quận có doanh nghiệp thí điểm chỉ đạo triển khai tốt và có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thi nâng ngạch của Thành phố.
- Các Sở, Ngành, Tổng Công ty và Quận, Huyện tổng hợp báo cáo kết quả thi nâng ngạch theo biểu số 02/BCNN đính kèm, có nhận xét, đánh giá và kiến nghị, mỗi năm báo cáo hai kỳ vào ngày 15/6 và ngày 15/11. Báo cáo gởi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố (Phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công, số 159 Pasteur Quận 3; Điện thoại 8222409), để Sở tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì đề nghị các Sở, Ngành, Tổng Công ty, Quận, Huyện và các doanh nghiệp Nhà nước phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công) để xem xét, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.