UBND
TỈNH LÂM ĐỒNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/HD-NN&PTNT |
Đà Lạt, ngày 24 tháng 01 năm 2006 |
Thực hiện quyết định số 3267/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v phê duyệt đề án khuyến nông vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010”;
Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng hướng dẫn triển khai thực hiện đề án với các nội dung sau:
I. Sở Nông nghiệp & PTNT:
Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các phòng nông nghiệp huyện, Trung tâm nông nghiệp huyện và phối hợp với UBND các huyện triển khai thực hiện nội dung đề án đạt kết quả. Theo dõi, tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện, đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án.
II. Trung tâm Khuyến nông tỉnh: trực tiếp thực hiện nội dung đề án thuộc trách nhiệm cấp tỉnh, cụ thể:
1. Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm gửi Sở Nông nghiệp&PTNT triển khai, hướng dẫn thực hiện đề án sau khi được phê duyệt trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm (từ 2006-2010); Trước mắt là xây dựng kế hoạch năm 2006 từ nguồn vốn của đề án giao cho Trung tâm Khuyến nông thực hiện trình Sở Nông nghiệp&PTNT phê duyệt.
3. Chủ trì thực hiện các nội dung được phân công theo quyết định 3267/QĐ-UBND: tập huấn KNVCS, CTVKN; Tổ chức tham quan học tập; Thông tin tuyên truyền; Biên soạn tài liệu để hướng dẫn nông dân (đồng bào dân tộc), bằng tiếng kinh có phụ đề tiếng dân tộc.
4. Tổng hợp báo cáo tiến độ, sơ tổng kết hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Nông nghiệp&PTNT theo thời gian quy định để theo dõi chỉ đạo. Tổng kết đánh giá kết quả khi kết thúc đề án.
Để giúp huyện triển khai, UBND huyện có quyết định giao cho Trung tâm nông nghiệp huyện chủ trì tham mưu triển khai thực hiện đề án.
Những nội dung công việc, gồm:
I. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch:
Căn cứ vào nội dung, tiến độ của dự án được duyệt, UBND cấp huyện (trực tiếp là Trung tâm nông nghiệp huyện) chủ động xây dựng kế hoạch khuyến nông vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vào cùng thời gian xây dựng kế hoạch hàng năm (thường vào khoảng tháng 7 hàng năm). Kế hoạch này nằm trong KH ngành nông nghiệp của huyện, đồng thời gửi về Sở Nông nghiệp &PTNT (thông qua Trung tâm khuyến nông tỉnh) để đưa vào kế hoạch chung của ngành nông nghiệp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hàng năm, sau khi có quyết định giao Kế hoạch về vốn của tỉnh, Trung tâm Nông nghiệp huyện (được UBND Huyện giao triển khai đề án) có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai trình cơ quan chức năng thẩm định và UBND huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch gồm các phần:
a. Tên đề án: Khuyến nông vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn huyện: …………… năm: ………………………..
b. Chủ đầu tư: UBND huyện: ………………………………………………
c. Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện đề án: Trung tâm Nông nghiệp (được UBND huyện có quyết định giao nhiệm vụ).
d. Hình thức đầu tư: trực tiếp đến nông hộ.
đ. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.
2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch:
2.1. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
a. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ quyết định số 3267/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v phê duyệt đề án khuyến nông vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010”.
- Căn cứ thông tư số 60/2005/TT-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT V/v “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư”.
- Căn cứ hướng dẫn __/HD-NN&PTNT ngày / /2006 của Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng V/v hướng dẫn triển khai thực hiện đề án Khuyến nông vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, nhu cầu thực tế của nông dân để xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm (từ 2006-2010); trước mắt là xây dựng kế hoạch 2006 trình duyệt để thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch, nội dung các chương trình tránh trùng lắp với nội dung một số chương trình, dự án khác tại địa phương như: dự án Phát triển chăn nuôi dê vùng ĐBDT; Chương trình chuyển giống cây trồng, vật nuôi; Dự án bò sữa bò thịt; Dự án BVR&PTNT; Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,…
- Kế hoạch xây dựng phải chi tiết tới cấp xã, thôn, buôn. Thể hiện rõ chi tiết nội dung, quy mô, địa điểm, diện tích từng loại cây trồng, số lượng vật nuôi, cho từng năm thực hiện.
2.2. Phần nội dung kế hoạch:
a. Củng cố và mở rộng lực lượng KNV cơ sở và CT viên khuyến nông:
- Trong khi chờ UBND tỉnh phê duyệt đề án củng cố và mở rộng tổ chức lực lượng KN viên cơ sở giai đoạn 2006-2010, trước mắt thực hiện theo nội dung Quyết định 34/2002/QĐ-UB ngày 15/3/2002 của UBND tỉnh V/v ban hành quy định tổ chức tổ KN cơ sở tại các xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đào tạo đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông.
+ Thời gian đào tạo: ……………………………………………………………
+ Đăng ký số lượng người cần đào tạo: …………………………………………….
- Cơ quan đào tạo: do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng chủ trì tổ chức thực hiện.
Lưu ý: Khi tiến hành tuyển chọn người làm KNV cơ sở và CTVKN phải có đủ phẩm chất, năng lực trong công tác KN tại các địa phương. Cần quan tâm các tiêu chuẩn:
- Có trình độ văn hóa nhất định (tùy điều kiện thực tế ở cơ sở).
- Am hiểu về điều kiện sinh thái, tập quán canh tác và tập tục đời sống cộng đồng dân cư trong vùng đồng bào dân tộc.
- Có khả năng truyền đạt và tổng hợp tình hình thực tiễn và đề xuất những vấn đề phát sinh.
b. Hoạt động chuyên môn:
b.1. Tập huấn kỹ thuật (Theo mô hình dự kiến xây dựng). Nội dung tập huấn phải phong phú, có những thông tin mới.
b.2. Xây dựng mô hình trình diễn: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, khuyến công dựa vào kinh phí, điều kiện thực tiễn sản xuất, cây con phù hợp của từng địa phương theo định hướng cụ thể như sau:
+ Về giống cây, con: Các giống cây, con phải là giống mới, phẩm chất tốt; các tiến bộ kỹ thuật phải phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, đáp ứng nhu cầu của bà con vùng đồng bào dân tộc ĐBKK.
+ Đối với cây trồng, vật nuôi chính: căn cứ những định hướng trong Đề án đã được phê duyệt tại từng địa phương để xây dựng những mô hình KN phù hợp với thực tiễn sản xuất của bà con nông dân.
+ Công tác khuyến công: thực hiện chuyển giao các loại công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm sơ chế và sử dụng các loại nông sản thu hoạch được lâu, đảm bảo chất lượng ở các xã đồng bào dân tộc.
b.3. Quy mô điểm trình diễn: Để thực hiện các mô hình trình diễn. Nhà nước chỉ hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cụ thể như sau:
+ Đối với trồng trọt, lâm nghiệp: Giống cây điều ghép, chè ghép, cây cà phê, cây tre măng…
Định mức hỗ trợ:
* Giống cây lâm nghiệp: diện tích hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ.
* Các giống cây chè ghép, cà phê, điều và những giống cây công nghiệp khác: diện tích hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ.
* Giống cây ăn quả: diện tích hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ.
* Giống các loại cây trồng có mật độ thấp như sầu riêng, bơ… diện tích hỗ trợ không quá 1 ha/hộ.
* Giống cây lương thực, thực phẩm: diện tích hỗ trợ giống không quá 0,2ha/hộ.
* Riêng vật tư nông nghiệp hỗ trợ theo định mức kinh tế-kỹ thuật phù hợp.
+ Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ cho các nông hộ chưa có vật nuôi.
Định mức hỗ trợ:
* Chăn nuôi bò đực giống: hỗ trợ không quá 1 con/hộ, nông hộ phải thực hiện nghĩa vụ là một bò đực giống phối cho 50 bò cái nền có chửa tại địa phương.
* Chăn nuôi bò cái sinh sản: hỗ trợ không quá 1 con/hộ, nông hộ phải thực hiện nghĩa vụ là luân chuyển bò cho hộ khác sau khi bò mẹ sinh sản và Bê con đến thời kỳ cai sữa.
* Đối với chăn nuôi dê: không quá 5 con/hộ, nông hộ phải thực hiện nghĩa vụ là luân chuyển cho hộ khác sau khi dê mẹ sinh sản và dê con đến thời kỳ cai sữa.
Việc luân chuyển chăn nuôi bò, dê, nông hộ tham gia thực hiện luân chuyển 1 lần và việc luân chuyển tiến hành liên tục trong cộng đồng dân cư.
+ Đối với các điểm trình diễn khuyến công: Sử dụng máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn có tổng dự toán không quá 10 triệu đồng/1 điểm.
b.4. Đối tượng hỗ trợ (Địa bàn triển khai): Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (tất cả các dân tộc thiểu số) ở các Thôn, Buôn, Xã vùng đặc biệt khó khăn trên 10 huyện của tỉnh (đã thể hiện trong đề án). Nông hộ được hỗ trợ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải có đủ điều kiện tham gia xây dựng mô hình như có diện tích đất đai, chuồng trại, lao động, tư liệu sản xuất…
+ Đủ khả năng đầu tư duy trì mô hình, và những phát sinh trong quá trình thực hiện cho đến khi khai thác kinh doanh của mô hình.
+ Tự nguyện đăng ký tham gia, thỏa thuận thực hiện theo yêu cầu mô hình, tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ triển khai, và có ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng mô hình.
+ Hộ được các đoàn thể ở cơ sở bình xét do Hội nông dân chủ trì, và có xác nhận của chính quyền địa phương.
c. Hội thảo tham quan: Kết quả của mô hình trình diễn hoặc những mô hình điển hình của nông dân sản xuất giỏi.
d. Mua sắm trang thiết bị: Theo quyết định 3267/QĐ-UBND, tuy nhiên phải căn cứ vào tổng kinh phí mua sắm được duyệt hàng năm, và nhu cầu thiết thực nhằm phục vụ tốt cho điều kiện thực hiện nội dung đề án.
2.3. Hội nghị sơ kết, tổng kết ở huyện: Các huyện tiến hành sơ kết đánh giá việc thực hiện đề án tại các địa phương vào tháng 11 hàng năm.
1. UBND cấp huyện:
Công tác khuyến nông vùng ĐBDT-ĐBKK là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng của địa phương. Để triển khai đề án đạt kết quả, UBND cấp huyện cần báo cáo với Huyện ủy để huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo các Cấp ủy địa phương, các tổ chức chính trị cơ sở, các ban ngành cùng tham gia thực hiện đề án.
UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai đề án trên địa bàn huyện trong tháng 02/2006.
2. Các phòng, ban liên quan ở huyện:
a. Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện:
- Là cơ quan chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện, đề xuất với UBND cấp huyện về kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện; Có kiến nghị và đề xuất với UBND huyện và các cơ quan hữu quan cấp tỉnh giải quyết những vấn đề khó khăn, tồn tại theo thẩm quyền.
- Thành lập một tổ công tác chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) do Giám đốc hoặc phó giám đốc TTNN trực tiếp chỉ đạo thực hiện đề án.
- Hàng năm, căn cứ quyết định giao kế hoạch vốn của tỉnh hoặc cấp thẩm quyền để xây dựng kế hoạch triển khai.
Riêng kinh phí năm 2006: Theo Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 7/12/2005 V/v Giao dự toán thu chi ngân sách ngành nông nghiệp năm 2006 trong đó kinh phí chương trình KN vùng đồng bào dân tộc là 3.000 triệu đồng (UBND tỉnh sẽ có quyết định phân bổ nguồn kinh phí cụ thể cho từng huyện)
- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan ở huyện để tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông, đặc biệt là Hội nông dân cấp huyện, xã, thôn trong việc đề xuất chọn nông dân đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện các mô hình khuyến nông.
- Báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện đến UBND huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh theo hàng tháng, quý, 6 tháng và cuối năm để tổng hợp trình các cơ quan quản lý cấp trên theo dõi và giải quyết kịp thời những tồn tại, khó khăn, vướng mắc.
b. Phòng nông nghiệp & PTNT huyện:
Là cơ quan quản lý nhà nước giúp UBND huyện theo dõi, chỉ đạo thực hiện đề án theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Phối hợp với phòng Tài chính huyện thẩm định đề án, kế hoạch cụ thể do Trung tâm nông nghiệp lập và tham mưu cho UBND huyện ra quyết định phê duyệt. Sau khi đề án, kế hoạch được UBND huyện phê duyệt, đơn vị chủ trì gửi 01 bản về Trung tâm Khuyến nông tỉnh để theo dõi, tổng hợp và báo cáo về Sở nông nghiệp & PTNT.
4. UBND cấp xã (nơi có mô hình):
- Phối hợp với TTNN cấp huyện để đề xuất nội dung khuyến nông cần thực hiện; Lựa chọn, quản lý, sử dụng lực lượng KNVCS và CTVKN. Trực tiếp chi trả phụ cấp kinh phí cho lực lượng KNVCS và CTVKN theo qui định.
5. Nông dân thực hiện mô hình khuyến nông:
Phải có hợp đồng cam kết thực hiện đầy đủ, đúng quy trình sản xuất, nhận đủ, kịp thời và đầu tư đầy đủ các loại vật tư để xây dựng mô hình với Trung tâm Nông nghiệp huyện và có xác nhận của UBND xã.
III. Nghiệm thu thanh quyết toán các chương trình KN tại cơ sở:
1. Thành phần nghiệm thu: gồm chủ đầu tư, cơ quan chủ trì, chủ hộ, các đơn vị phối hợp thực hiện, các ban, ngành liên quan cấp huyện, UBND xã nơi thực hiện đề án.
2. Thời gian nghiệm thu:
Thời gian nghiệm thu chậm nhất vào cuối tháng 11 hàng năm, đối với các mô hình ngắn ngày phải tổ chức nghiệm thu trước khi kết thúc. Sau khi nghiệm thu xong cơ quan chủ trì tổng hợp, báo cáo kết quả nghiệm thu về Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng để theo dõi tổng hợp.
C. Tiến độ triển khai dự án:
1. Năm 2006:
a. Tháng 01/2006 đến 15/02/2006:
- Sở NN & PTNT triển khai đề án, hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai 2006.
- UBND huyện có quyết định giao cho Trung tâm Nông nghiệp huyện xây dựng kế hoạch, các đơn vị có liên quan (Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài chính) thẩm định trình UBND huyện phê duyệt đề án.
- Trung tâm Khuyến nông xây dựng kế hoạch chi tiết trình Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định theo nguồn vốn và phạm vi trách nhiệm được giao.
b. Từ 16/02/2006 đến tháng 11/2006: Tổ chức thực hiện kế hoạch ở cơ sở, nghiệm thu, sơ kết ở cấp huyện.
c. Tháng 12/2006: Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh.
2. Từ năm 2007 đến 2010:
a. Công tác xây dựng kế hoạch: thực hiện vào tháng 7 hàng năm.
b. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện và sơ kết ở cấp huyện: sau khi có quyết định giao kế hoạch của UBND tỉnh đến tháng 11 hàng năm.
c. Tổng kết ở cấp tỉnh: vào tháng 12 hàng năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các địa phương kịp thời phản ánh về Sở nông nghiệp & PTNT (thông qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh) để giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG
NGHIỆP & PTNT |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.