BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1378/ĐKVN |
Hà nội, ngày 9 tháng 9 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 04 : 2009/BGTVT VÀ QCVN 05 : 2009/BGTVT VỀ KHÍ THẢI MỨC EURO 2 ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI
- Căn cứ Quyết định số
26/2008/QĐ-BGTVT ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt
Nam;
- Căn cứ các Thông tư số 30/2009/TT-BGTVT và số
31/2009/TT-BGTVT ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải Quy định Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy
(QCVN 04:2009/BGTVT), xe ô tô (QCVN 05:2009/BGTVT) sản xuất,
lắp ráp và nhập khẩu mới,
Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành hướng
dẫn này để triển khai áp dụng các Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia QCVN04:2009/BGTVT và QCVN05: 2009/BGTVT nêu
trên như sau:
1. Về thời hạn hiệu lực
1.1. Các xe cơ giới sản xuất, lắp ráp (sản xuất, lắp ráp sau đây được viết tắt là ‘SXLR’) và nhập khẩu mới phải áp dụng các quy chuẩn QCVN04: 2009/BGTVT và QCVN 05:2009/BGTVT để kiểm tra, thử nghiệm khí thải trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là ‘kiểm tra chất lượng’) theo quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là ‘Bộ GTVT’).
1.2. Việc kiểm tra, thử nghiệm khí thải trong đánh giá hàng năm để xác nhận lại hiệu lực (gia hạn) Giấy chứng nhận cấp cho xe ô tô SXLR nêu tại Khoản 3.7.2, Điều 3.7, Mục 3, Quy chuẩn QCVN 05:2009/BGTVT được thực hiện từ ngày 19 tháng 5 năm 2012.
1.3. Việc kiểm tra, thử nghiệm khí thải cho kiểu loại xe mô tô, xe gắn máy SXLR, xe mô tô và xe gắn máy nhập khẩu mới theo phép thử bay hơi nhiên liệu nờu tại Khoản 3.3.4, Điều 3.3, Mục 3 của Quy chuẩn QCVN04: 2009/BGTVT được thực hiện từ ngày 19 tháng 5 năm 2012.
Việc kiểm tra, thử nghiệm phép thử bay hơi nhiên liệu cho kiểu loại xe mô tô, xe gắn máy SXLR đã được cấp chứng nhận trước ngày 19 tháng 5 năm 2010 được thực hiện từ ngày 19 tháng 5 năm 2013.
2. Về các loại xe áp dụng quy chuẩn khí thải
2.1. Các loại xe mô tô, xe gắn máy hai, ba bánh (kể cả xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg), xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo Quyết định số 3917/QĐ-BGTVT và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy lắp động cơ cháy cưỡng bức áp dụng Quy chuẩn QCVN 04:2009/BGTVT.
2.2. Các loại xe ô tô, bao gồm các xe hạng nhẹ (khối lượng toàn bộ lớn nhất không quá 3500kg), xe hạng nặng (khối lượng toàn bộ lớn nhất vượt quá 3500kg), thuộc các loại M (xe chở người) và N (xe chở hàng) như được nêu tại Điều 1.3, Mục 1, QCVN 05:2009/BGTVT áp dụng Quy chuẩn QCVN 05: 2009/BGTVT này.
2.3. Các xe cơ giới SXLR và nhập khẩu mới được thiết kế, chế tạo để chạy trên các loại địa hình và đường không thuộc hệ thống đường bộ và các xe cơ giới nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ hoặc là hàng viện trợ (thông báo 1237/ĐKVN) thì không áp dụng các Quy chuẩn QCVN 04:2009/BGTVT và QCVN 05: 2009/BGTVT này.
3. Về nội dung kiểm tra khí thải
3.1. Các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và phép thử trong các tiêu chuẩn này được quy định áp dụng trong các Quy chuẩn QCVN 04:2009/BGTVT hoặc QCVN 05:2009/BGTVT cho từng loại xe được giải thích cụ thể trong Phụ lục I của Hướng dẫn này.
3.2. Đối với các xe ô tô có động cơ đã được thử nghiệm riêng trên băng thử: Cơ sở sản xuất và tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải tự bảo đảm các yêu cầu đối với việc lắp đặt động cơ đã thử nghiệm lên xe theo quy định tại Khoản 2.2.2, Điều 2.2, Mục 2, QCVN 05:2009/BGTVT đối với xe áp dụng TCVN 6567, Điểm b), Khỏan 2.3.1, Điều 2.3, Mục 2, QCVN 05:2009/BGTVT đối với xe áp dụng TCVN 6565.
4. Về thử nghiệm khí thải
4.1. Cơ sở thử nghiệm khí thải
a) Cơ sở thử nghiệm khí thải (sau đây gọi là cơ sở thử nghiệm) phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá và chấp thuận;
b) Cơ sở thử nghiệm của cơ sở sản xuất trong nước có thể được sử dụng để thử nghiệm khí thải xe, động cơ của mình trong kiểm tra giám sát SXLR hàng loạt.
4.2. Trừ trường hợp được miễn thử nghiệm theo quy định, xe cơ giới SXLR và nhập khẩu mới đều phải thử nghiệm khí thải theo Quy chuẩn tương ứng.
4.3. Về tài liệu đăng ký thử nghiệm
Để đăng ký thử nghiệm khí thải, cơ sở sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm các tài liệu sau:
a) Bản chính của bản đăng ký thông số kỹ thuật chính của xe, động cơ quy định trong các Quy chuẩn tương ứng;
b) Các tài liệu kỹ thuật khác cần thiết cho việc sử dụng, điều chỉnh xe / động cơ, chỉnh đặt và vận hành hệ thống thiết bị thử nghiệm và cho việc tính toán trong quá trình thử nghiệm theo yêu cầu của cơ sở thử nghiệm. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, nếu không có các tài liệu này thì phải phối hợp với cơ sở thử nghiệm để sử dụng, điều chỉnh xe / động cơ hoạt động được bình thường và đáp ứng được các yêu cầu khác nêu tại mục 4.4.4. của Hướng dẫn này.
4.4. Về mẫu thử nghiệm
4.4.1. Cơ sở sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu có nhu cầu thử nghiệm (hoặc người được ủy quyền, nếu có) phải cung cấp mẫu thử nghiệm khí thải cho cơ sở thử nghiệm như sau:
(a) Đối với xe ô tô, động cơ xe ô tô hạng nặng: Cơ sở sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu (hoặc người được ủy quyền, nếu có) trực tiếp mang mẫu đến cơ sở thử nghiệm;
(b) Đối với xe mô tô, xe gắn máy:
- Xe SXLR: như trường hợp (a) nêu trên;
- Xe nhập khẩu: tổ chức, cá nhân nhập khẩu trực tiếp mang mẫu đến hoặc uỷ quyền cho Phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ) mang mẫu đến cho cơ sở thử nghiệm.
4.4.2. Mẫu để thử nghiệm theo QCVN 04:2009/BGTVT là xe hoàn chỉnh.
4.4.3. Mẫu để thử nghiệm theo QCVN 05:2009/BGTVT cụ thể như sau:
4.4.3.1. Mẫu để thử nghiệm theo TCVN 6785 là xe hoàn chỉnh.
4.4.3.2. Mẫu để thử nghiệm theo TCVN 6567 là động cơ hoàn chỉnh (có đầy đủ hệ thống và trang thiết bị kèm theo để động cơ hoạt động bình thường).
4.4.3.3. Mẫu để thử nghiệm độ khói theo TCVN 6565 là động cơ hoàn chỉnh hoặc xe hoàn chỉnh như nêu tại các mục 4.4.3.1. và 4.4.3.2. ở trên.
4.4.4. Các mẫu thử nghiệm phải có tình trạng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bình thường như tài liệu kỹ thuật đã đăng ký trong quá trình thử nghiệm. Trường hợp cần thiết, cơ sở sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải phối hợp với cơ sở thử nghiệm để kết nối, điều chỉnh, chỉnh đặt các thiết bị trong khi lắp đặt, kết nối mẫu thử với hệ thống điều khiển trên băng thử để tiến hành thử nghiệm.
4.4.5. Số lượng mẫu thử nghiệm và việc chọn mẫu:
4.4.5.1. Đối với thử nghiệm để cấp giấy chứng nhận kiểu loại xe trong SXLR: Số lượng mẫu thử là một mẫu do cơ sở sản xuất chọn. Theo đề nghị của cơ sở sản xuất, kiểu loại xe ô tô phải thử nghiệm theo hai tiêu chuẩn trở lên có thể dùng chung một mẫu thử. Trường hợp xe ô tô hạng nhẹ áp dụng TCVN 6785 phải thử nghiệm thêm độ khói theo TCVN 6565, có thể dùng một mẫu động cơ khác cùng kiểu loại với động cơ lắp trên xe ô tô đó để thử nghiệm trên băng thử động cơ nếu được sự đồng ý của cơ sở thử nghiệm.
4.4.5.2. Đối với thử nghiệm để giám sát khí thải khi SXLR hàng loạt: Việc xác định số lượng và chỉ định mẫu thử được thực hiện theo quy định trong các Quy chuẩn QCVN 04:2009/BGTVT (Điều 3.8.) và QCVN 05:2009/BGTVT (Điều 3.7.).
4.4.5.3. Đối với thử nghiệm để cấp giấy chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu: Việc xác định số lượng và chọn mẫu thử được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.
4.4.6. Sau khi nhận mẫu thử, Cơ sở thử nghiệm phải thông báo cho cơ sở sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu (bằng văn bản) về kế hoạch, thời gian tiến hành thử nghiệm.
4.4.7. Cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm quản lý mẫu thử sau khi thử nghiệm theo các quy định hiện hành.
4.5. Báo cáo kết quả thử nghiệm
Việc lập, cấp và lưu trữ Báo cáo kết quả thử nghiệm khí thải phải phù hợp với quy định tại Điều 3.5, QCVN 04:2009/BGTVT cho xe mô tô, xe gắn máy và tại Điều 3.4, QCVN 05:2009/BGTVT cho xe ô tô như sau:
4.5.1. Báo cáo kết quả thử nghiệm phải ghi số khung và/hoặc số động cơ, kèm ảnh chụp kiểu dáng và phải có nội dung quy định trong các Quy chuẩn khí thải tương ứng. Cụ thể như sau:
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Phụ lục 2, QCVN 04:2009/BGTVT;
- Xe ô tô áp dụng TCVN 6785: Phụ lục 2, QCVN 05:2009/BGTVT;
- Xe ô tô áp dụng TCVN 6567: Phụ lục 4, QCVN 05:2009/BGTVT;
- Xe ô tô áp dụng TCVN 6565: Phụ lục 6, QCVN 05:2009/BGTVT.
4.5.2. Báo cáo thử nghiệm phải được lập thành hai bản, một bản được cấp cho tổ chức, cá nhân đăng ký thử nghiệm, một bản được lưu trữ tại cơ sở thử nghiệm.
4.5.3. Lưu trữ báo cáo thử nghiệm
4.5.3.1. Báo cáo thử nghiệm phải được lưu trữ kèm theo các biên bản về kết quả thử nghiệm và điều kiện thử nghiệm, bản đặc tính nhiên liệu thử nghiệm của nhà cung cấp nhiên liệu hoặc phòng thử nghiệm có chức năng thử nghiệm nhiên liệu.
4.5.3.2. Trường hợp thử nghiệm có sự giám sát của Cục ĐKVN tại các cơ sở thử nghiệm theo quyết định của Cục trưởng Cục ĐKVN, ngoài các tài liệu nêu tại 4.5.3.1. còn có thêm các tài liệu sau:
(a) Khi giám sát cơ sở thử nghiệm trong nước: Biên bản giám sát thử nghiệm (Theo mẫu đính kèm tại Phụ lục II của Hướng dẫn này).
(b) Khi giám sát cơ sở thử nghiệm ở nước ngoài:
- Đối với cơ sở thử nghiệm đã từng được giám sát: Biên bản giám sát thử nghiệm như trường hợp cơ sở thử nghiệm trong nước;
- Đối với cơ sở thử nghiệm được giám sát lần đầu: Ngoài biên bản giám sát như nêu trên còn có bản sao (có xác nhận của cơ sở thử nghiệm) giấy chứng nhận phòng thử nghiệm do Cơ quan có thẩm quyền Nhà nước cấp.
4.5.3.3. Thời hạn lưu trữ báo cáo thử nghiệm và tài liệu kèm theo như sau:
- Đối với xe SXLR là hai năm kể từ ngày sản phẩm không được tiếp tục SXLR nữa.
- Đối với xe nhập khẩu là hai năm kể từ ngày cấp báo cáo thử nghiệm.
Hết thời hạn lưu giữ nêu ở trên, cơ sở thử nghiệm được hủy báo cáo thử nghiệm và tài liệu kèm theo như quy định hiện hành.
5. Trường hợp mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm
5.1. Một kiểu loại xe/động cơ tương tự một kiểu loại xe/động cơ đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng (sau đây gọi là ‘kiểu loại xe/động cơ gốc’) theo quy định trong các Quy chuẩn khí thải được phép sử dụng kết quả thử nghiệm của kiểu loại xe/động cơ gốc nếu đáp ứng được điều kiện là kiểu loại xe/động cơ gốc có xe/động cơ mẫu đã được thử nghiệm, có báo cáo thử nghiệm, không phải là kiểu loại đã được mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm.
5.2. Việc mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm không áp dụng cho động cơ xe ô tô hạng nặng kiểm tra theo TCVN 6567.
5.3. Các phép thử được miễn và được sử dụng kết quả thử nghiệm của kiểu loại xe/động cơ gốc tương ứng:
a) Xe mô tô, xe gắn máy thỏa mãn điều 3.7, QCVN 04:2009/BGTVT về mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải sẽ được miễn phép thử loại I và loại II.
Đối với phép thử bay hơi: sẽ được miễn phép thử bay hơi nếu có tài liệu đăng ký bổ sung cho thấy phù hợp với yêu cầu trong Phụ lục III của Hướng dẫn này.
b) Xe ô tô áp dụng TCVN 6785, thỏa mãn Khoản 3.6.1, QCVN 05: 2009/BGTVT về mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải sẽ được miễn phép thử loại I, II và/hoặc phép thử loại IV.
c) Xe ô tô hoặc động cơ của xe áp dụng TCVN 6565 thỏa mãn Điều 5.3. của tiêu chuẩn này về mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải sẽ được miễn phép thử độ khói.
6. Về các hướng dẫn khác
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì, cơ sở sản xuất, tổ chức và cá nhân nhập khẩu, các cơ sở thử nghiệm, các đơn vị liên quan báo cáo lên Cục ĐKVN để giải quyết.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.