UBND
TỈNH LONG AN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1185/LĐTBXH-BTXH |
Tân An, ngày 24 tháng 09 năm 2007 |
Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối tượng và mức trợ cấp
- Đối tượng sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội: 300.000 đồng/người/tháng (theo Quyết định số 2094/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý (bảng 1).
- Đối tượng trợ cấp đột xuất (bảng 2).
- Các đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng và đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của Nhà nước được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí theo quy định hiện hành và khi chết được hỗ trợ mai táng phí mức 2.000.000 đồng/người.
2. Hồ sơ, thủ tục (bảng 3)
3. Thời gian thực hiện trợ cấp
- Đối với các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở về trước thì thời gian được hưởng mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 (được truy lĩnh).
- Đối với các đối tượng có quyết định hưởng trợ cấp xã hội từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì thời gian được hưởng chế độ trợ cấp tính từ ngày ghi trong Quyết định của UBND huyện, thị xã.
4. Phương thức thực hiện
- Phòng Nội vụ - Lao động TBXH huyện, thị xã triển khai Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội đến xã, phường, thị trấn.
- Trên cơ sở danh sách đề nghị của cấp xã, phòng Nội vụ - Lao động TBXH xem xét, tổng hợp danh sách những trường hợp đủ tiêu chuẩn theo quy định, trình UBND huyện, thị xã ra quyết định trợ cấp xã hội theo tinh thần Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
5. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách địa phương hàng năm (ngân sách huyện, thị xã) và nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan, đoàn thể xã hội. Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ đột xuất, Chủ tịch UBND huyện có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trợ cấp cho các đối tượng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước.
6. Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Điều 6 Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Điều 6, Điều 9 Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi; Điều 5 Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; các khoản 1, 2, 3 Điều 1 và khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
Đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện và báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ./.
Nơi nhận: |
KT.
GIÁM ĐỐC |
MỨC TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ
XÃ HỘI SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG DO XÃ, PHƯỜNG QUẢN LÝ
(Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ)
1. Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 120.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0)
Đối tượng từ 18 tháng tuổi trở lên:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;
- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.
- Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.
- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ từ 18 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.
2. Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,5)
Đối tượng dưới 18 tháng tuổi:
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.
Đối tượng từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ gia đình nghèo;
- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
- Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, tàn tật nặng;
- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng, nhưng già yếu, tàn tật nặng, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc gia nghèo.
- Người tâm thần mãn tính sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.
- Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.
- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
3. Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 240.000 đồng/tháng (hệ số 2,0)
Đối tượng dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo;
- Người tàn tật nặng, không tự phục vụ được, thuộc hộ gia đình nghèo.
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên.
- Hộ gia đình có 2 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
4. Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 300.000 đồng/tháng (hệ số 2,5):
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi;
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
5. Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 360.000 đồng/tháng (hệ số 3,0):
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
- Hộ gia đình có 3 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
6. Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 480.000 đồng/tháng (hệ số 4,0):
Hộ gia đình có 4 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
1. Đối với hộ gia đình:
- Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người
- Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người
- Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ.
- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/hộ.
2. Đối với cá nhân:
- Trợ giúp cứu đói: 15 Kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1-3 tháng;
- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;
- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng//người.
4. Các đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại cộng đồng và đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của Nhà nước được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí theo quy định hiện hành và khi chết được hỗ trợ mai táng phí mức 2.000.000 đồng/người.
5. Đối với hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói nêu tại điểm d khoản 1 Điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP sẽ có trợ cấp tùy theo mức độ thiệt hại khi UBND cấp huyện đề xuất./.
HỒ SƠ, THỦ TỤC TRỢ CẤP
(Theo Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007)
I. Hồ sơ trợ cấp xã hội tại cộng đồng:
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp (mẫu số 1);
2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp;
3. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
4. Quyết định hưởng trợ cấp của Chủ tịch UBND cấp huyện (mẫu số 3)
+ Trường hợp điều chỉnh trợ cấp (mẫu số 3a);
+ Trường hợp tiếp nhận đối tượng vào nhà xã hội (mẫu số 4);
+ Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp: có Quyết định định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Nếu là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi bổ sung thêm:
+ Đơn của người nhận nuôi (mẫu số 1b);
+ Bản sao giấy khai sinh;
+ Sơ yếu lý lịch của trẻ;
+ Sơ yếu lý lịch của chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em kèm theo bản sao công chứng giấy CMND.
II. Hồ sơ đối tượng ở nhà xã hội:
1. Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ (mẫu số 1);
2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng;
3. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người nhiễm HIV/AIDS;
4. Biên bản của hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có – mẫu số 2);
5. Quyết định tiếp nhận vào nhà xã hội hoặc (mẫu số 4);
* Trường hợp đối tượng ra khỏi nhà xã hội: có Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện.
III. Hồ sơ đối tượng nuôi dưỡng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội:
1. Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (mẫu 1c);
2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng;
3. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
4. Biên bản của hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có – mẫu số 2);
5. Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
6. Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
* Quyết định đưa đối tượng về gia đình của Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội (mẫu số 5).
IV. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng:
1. Đơn đề nghị của gia đình, cá nhân hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức (mẫu số 1a);
2. Bản sao giấy khai tử nếu có;
3. Quyết định hỗ trợ kinh phí mai táng của Chủ tịch UBND cấp huyện (mẫu số 6).
B. THỦ TỤC XÉT HƯỞNG TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN
I. Về phía đối tượng, gia đình hoặc người giám hộ (trường hợp hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, tiếp nhận vào nhà xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí mai táng): phải làm đủ hồ sơ nêu trên gửi UBND cấp xã.
II. Về phía UBND cấp xã:
1. Tiếp nhận hồ sơ;
2. Thẩm định hồ sơ;
3. Niêm yết công khai những hồ sơ đủ tiêu chuẩn tại Trụ sở UBND và thông báo trên phương tiện truyền thông của xã (nếu có) về lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng;
4. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ gửi về Phòng nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện xem xét, giải quyết;
* Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì UBND cấp xã thông báo cho đối tượng biết; trường hợp có thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì UBND cấp xã phải thẩm tra và thành lập hội đồng xét duyệt, gồm: Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND làm Chủ tịch Hội đồng; cán bộ Lao động – TB&XH làm Ủy viên thường trực; Cán bộ Tài chính – Kế toán, Văn phòng – Thống kê, Chủ tịch MTTQ và đại diện một số đoàn thể làm ủy viên.
III. Về phía Phòng Nội vụ Lao động – TB&XH cấp huyện:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Nội vụ Lao động – TBXH có trách nhiệm thẩm định, trình UBND cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể hoặc hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Sở Lao động – TBXH cho vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.
IV. Thủ tục điều chỉnh mức trợ cấp; chấm dứt hưởng trợ cấp:
1. Khi đối tượng có sự thay đổi về độ tuổi, hoàn cảnh, mức độ tàn tật và số người hưởng trợ cấp trong hộ gia đình hoặc không còn đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp thì UBND cấp xã có văn bản gửi Phòng Nội vụ Lao động – TB&XH;
2. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận văn bản cấp xã, Phòng Nội vụ Lao động – TB&XH có trách nhiệm xem xét, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định điều chỉnh mức trợ cấp hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp theo quy định.
C. HỒ SƠ, THỦ TỤC TRỢ CẤP ĐỘT XUẤT
1. Trưởng ấp (Khu phố) lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp ấp (khu phố) (nếu có) gửi UBND cấp xã.
2. Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết.
3. Sau khi được cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định tại Thông tư số 57/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
4. Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho những người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc làm văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
5. Chủ tịch UBND cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.
6. Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, Chủ tịch UBND cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – TB&XH trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.