VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/HD-VKSTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC THỐNG KÊ NĂM 2023
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023, Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 27/12/2022 về Công tác trọng tâm của VKSND tối cao năm 2023, trong đó Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu toàn ngành Kiểm sát tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu công tác Quốc hội giao với mục tiêu: “Tiếp tục giữ vững kỷ luật, kỷ cương...; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Chuyển đổi số trong toàn Ngành, góp phần bảo đảm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của VKSND trong giai đoạn hiện nay”. Để thực hiện đầy đủ, hiệu quả, bảo đảm chất lượng các nhiệm vụ công tác, Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Cục 2), VKSND tối cao Hướng dẫn thực hiện công tác thống kê năm 2023 như sau:
I. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, VKSND cấp cao và VKSND các địa phương (gọi chung là các đơn vị, VKS các cấp) trong toàn Ngành thực hiện nghiêm túc Chế độ báo cáo thống kê đã được Viện trưởng VKSND tối cao ký ban hành.
2. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, hợp nhất Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê của ngành Kiểm sát nhân dân nhằm thu gọn các chỉ tiêu thống kê và giảm bớt số lượng các biểu mẫu thống kê theo định kỳ,... hướng tới giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ làm công tác thống kê.
3. Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng VKS các cấp căn cứ Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17/5/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân” để tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác thống kê.
4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, VKS cấp trên với VKS cấp dưới và phối hợp giữa cơ quan VKS với các ngành có liên quan (Công an, Tòa án, Thi hành án...) trong việc xây dựng, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, Trục tích hợp dữ liệu dùng chung để thực hiện việc thu thập, so sánh, đối chiếu, tiếp ký, chia sẻ số liệu, thông tin thống kê được nhanh chóng, kịp thời... hướng tới kết nối liên thông và từng bước thay đổi phương thức làm việc truyền thống sang môi trường làm việc số.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Các đơn vị, VKS các cấp trong toàn Ngành thực hiện đầy đủ, bảo đảm có chất lượng và truyền, gửi các loại Báo cáo thống kê theo định kỳ và đột xuất về Cục 2, VKSND tối cao đúng thời hạn quy định, bao gồm các loại Báo cáo thống kê theo các Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao như: Quyết định số 560/QĐ-VKSTC, ngày 13/11/2019; Quyết định số 758/QĐ-VKSTC, ngày 03/12/2008; Quyết định số 17/QĐ-VKSTC , ngày 05/01/2021; Quyết định số 400/QĐ-VKSTC, ngày 20/10/2020; Quyết định số 252/QĐ-VKSTC, ngày 11/8/2021; Quyết định số 373/QĐ-VKSTC, ngày 16/12/2022...
1.1. Yêu cầu chung: Khi thực hiện các biểu mẫu thống kê các đơn vị cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tổ chức cập nhật, kiểm tra, so sánh, đối chiếu kịp thời và quản lý chặt chẽ số liệu thống kê, nhất là đối với những số liệu thống kê phục vụ xây dựng báo cáo đột xuất của Lãnh đạo VKSND tối cao, số liệu phục vụ xây dựng các báo cáo chuyên đề hoặc các số liệu có tính “nhạy cảm” (Số liệu về các trường hợp tạm đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử; số liệu đình chỉ không tội, Tòa án tuyên không phạm tội; số trả hồ sơ để điều tra bổ sung; số trả tự do; số liệu về tạm giữ, tạm giam; thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; số liệu giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; số liệu về giải quyết khiếu nại, tố cáo;...) trước khi truyền, gửi báo cáo thống kê lên cấp trên theo quy định nhằm bảo đảm chính xác của số liệu thống kê; phản ánh đúng tình hình, kết quả công tác kiểm sát của các đơn vị và trùng khớp với số liệu trong báo cáo gửi các đơn vị nghiệp vụ, gửi Văn phòng VKSND tối cao, số liệu thống kê đã cập nhật vào các phần mềm và thống nhất số liệu giữa các cơ quan đối với những chỉ tiêu liên quan...
- Tổ chức so sánh, đối chiếu chi tiết đối với từng tiêu chí quy định tại từng Biểu thống kê, nhất là đối với các số liệu của cùng một tiêu chí thống kê nhưng lại được quy định tại các Biểu thống kê khác nhau, nhằm bảo đảm số liệu thống kê của cùng một tiêu chí nhất thiết phải trùng khớp nhau và không có sự chênh lệch về số liệu thống kê.
- Thống nhất số liệu giữa báo cáo thống kê và phụ lục thống kê đính kèm.
1.2. Một số lưu ý cụ thể: Ngoài các yêu cầu chung, khi thực hiện các báo cáo thống kê cần lưu ý một số nội dung cụ thể như sau:
- Đối với Báo cáo thống kê bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý Tuần: Khi truyền, gửi danh sách những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam chết, các đơn vị phải ghi rõ cơ quan ra quyết định cụ thể đến cấp tỉnh (Ví dụ: huyện A, tỉnh B), để thuận lợi cho việc tổng hợp. Đồng thời, các đơn vị cần kiểm tra kỹ nội dung của các Cột 14, 15 và Cột 16 của Biểu mẫu để bảo đảm chính xác số liệu.
- Đối với các loại Báo cáo ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-VKSTC:
+ Biểu số 01: Khi thống kê Dòng 57 các đơn vị lưu ý chỉ thống kê số VKS trực tiếp giải quyết, đồng thời từ Dòng 58 đến Dòng 60; Dòng 61 đến Dòng 64 là phân tổ của Dòng 57, nên công thức để kiểm tra là:
Dòng 57 = Dòng 58+Dòng 59 +Dòng 60 = Dòng 61+Dòng 62+Dòng 63+Dòng 64.
+ Biểu số 02: Đối với các bị can CQĐT, VKS đình chỉ do bị can mắc bệnh tâm thần, thì các đơn vị thống kê vào Dòng 189 và Dòng 313 mà không thống kê vào Dòng 182 và Dòng 306.
+ Biểu số 03: Không thống kê số bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội do mắc bệnh tâm thần vào Dòng 62.
Lưu ý: Đối với những trường hợp CQĐT, VKS đình chỉ không tội, Tòa án các cấp tuyên không phạm tội thì chỉ thống kê những trường hợp không phạm tội hoàn toàn, nghĩa là nếu bị can, bị cáo phạm nhiều tội, nhưng đình chỉ hoặc tuyên một hành vi không tội thì không thống kê. Đồng thời, các đơn vị phải gửi đầy đủ phụ lục không tội về Cục 2 theo quy định.
+ Biểu số 04: Biểu thống kê này chỉ thống kê theo kỳ thống kê Tháng. Đối với 01 bị cáo nhưng phạm nhiều tội khác nhau thì thống kê đầy đủ vào các tội danh và hình phạt đã áp dụng đối với từng tội danh. Vì vậy, “Tổng số bị cáo đã xét xử” của Biểu này luôn lớn hơn hoặc bằng “Tổng số bị cáo đã xét xử” của Biểu 10.
+ Biểu số 10: Khi thống kê các đơn vị cần kiểm tra, đối chiếu bảo đảm sự thống nhất giữa “Số khởi tố mới” của Biểu này với “Số khởi tố mới” tại Biểu số 02.
+ Biểu số 10, 11, 12: Kiểm tra kỹ số liệu tại các Cột pháp nhân để bảo đảm số liệu chính xác.
+ Số liệu thống kê giữa các Biểu 13, 14, 16, 17 của một số đơn vị có sự chênh lệch số liệu. Khi thống kê cần lưu ý: Những vụ, việc mà trong quá trình thụ lý, giải quyết có sự khác nhau ở hai cấp thì khi thống kê vào các Biểu, phải tính cả số vụ, việc chuyển sang từ loại tranh chấp khác, tương ứng với số vụ nhận tranh chấp sẽ phải trừ đi số chuyển từ loại tranh chấp kia (Ví dụ: Tại cấp sơ thẩm, vụ án được xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại, tuy nhiên, khi cấp phúc thẩm giải quyết đã xác định lại tranh chấp là tranh chấp hợp đồng cho vay tài sản thì số vụ nhận chuyển từ tranh chấp khác tại Biểu 14 là 01 vụ, tương ứng số vụ chuyển sang loại tranh chấp khác tại Biểu 16 trừ đi 01 vụ).
+ Chỉ tiêu “Số kháng nghị” tại dòng 20 Biểu 26 <= Tổng “số kháng nghị” tại dòng 1 (Biểu 15 + Biểu 18 + Biểu 21); “Số kháng nghị” tại dòng 12 Phụ lục 3 = Tổng “số kháng nghị” tại Dòng 1 (Biểu 15 + Biểu 18 + Biểu 21).
+ Chỉ tiêu “Số kháng nghị” tại dòng 13 Phụ lục 3 = “Số kháng nghị” tại Dòng 20 của Biểu số 26.
+ Biểu số 28: Dòng 40 “Số quyết định về thi hành án dân sự đã kiểm sát” và Biểu 04/TKLN-THADS Dòng 1 “Số quyết định về thi hành án VKS đã kiểm sát” được hiểu thống nhất là thống kê tất cả các quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên cùng cấp đã gửi cho VKS trong Kỳ thống kê.
+ Thống kê các vụ, việc dân sự Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết trước khi mở phiên toà, phiên họp như sau: Đối với vụ, việc dân sự đình chỉ do đương sự được triệu tập hợp lệ 02 lần không đến thì chỉ thống kê vào Dòng 37 Biểu số 14 (Trường hợp này được hiểu căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 289). Đối với các vụ, việc dân sự Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ, việc trước khi mở phiên tòa, phiên họp phúc thẩm do đương sự rút toàn bộ kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng nghị, thống kê vào Dòng 37 Biểu số 14, sau đó tiếp tục thống kê vào các Dòng 38 hoặc Dòng 39 Biểu số 14.
+ Biểu số 33 (Thống kê vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp): Các đơn vị, VKSND các cấp chỉ phải xây dựng Báo cáo thống kê theo Kỳ Tháng (không phải làm Kỳ 6 tháng và 12 tháng), nên về số liệu là chỉ thống kê số liệu phát sinh trong Tháng (số mới) mà không thống kê số liệu đã thống kê ở kỳ thống kê trước (số cũ).
- Đối với các loại Báo cáo khác và các phụ lục:
+ Do yêu cầu gửi báo cáo của các cơ quan và của Lãnh đạo VKSND tối cao thường sớm hơn thời hạn quy định trong Chế độ báo cáo thống kê, vì vậy các đơn vị cần lưu ý thời hạn truyền, gửi số liệu để kịp thời xây dựng báo cáo.
+ Biểu mẫu thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm: Do chưa có phần mềm nên các đơn vị thực hiện trên Biểu mẫu đã ban hành kèm theo Quyết định số 252/QĐ-VKSTC ngày 11/8/2021 và giữ nguyên định dạng Excel, kiểm tra kỹ sự chính xác cũng như tính thống nhất của số liệu trên Biểu mẫu trước khi gửi về Cục 2 để tổng hợp chung.
+ Đối với “Báo cáo thống kê kiểm sát việc áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-VKSTC, ngày 16/12/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao: Các đơn vị thực hiện theo kỳ thống kê Quý. Thời hạn gửi báo cáo: trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
- Đối với phụ lục những trường hợp Tòa án tuyên phạt tử hình: Các đơn vị cần gửi đầy đủ những trường hợp Tòa án mới tuyên phạt tử hình và những trường hợp phát sinh trong Tháng (thi hành án, chết, được ân giảm...). Đối với các tháng (trừ tháng 3, 6, 9, 12) nếu không phát sinh số liệu thì các đơn vị chỉ cần gửi công văn xác nhận về Cục 2 mà không cần gửi phụ lục.
- Cục 2 thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa, hoàn thiện... các công thức trong phần mềm, vì vậy các công chức được giao nhiệm vụ thống kê của các đơn vị phải thường xuyên cập nhật và tải phần mềm bản đã chỉnh sửa, hoàn thiện để thực hiện thống nhất. Trường hợp xảy ra lỗi đường truyền số liệu, các đơn vị phải trao đổi ngay với Cục 2 để có biện pháp khắc phục.
2. Nghiên cứu, đổi mới Hệ thống chỉ tiêu, Chế độ báo cáo thống kê của ngành Kiểm sát nhân dân
Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Lãnh đạo VKS các cấp chỉ đạo tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê và hệ thống các tiêu chí thống kê tại các Biểu mẫu thống kê hiện hành. Trên cơ sở rà soát, xây dựng báo cáo đánh giá việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê hiện hành, trong báo cáo cần đề xuất thu gọn các chỉ tiêu thống kê, giảm bớt số tiêu chí thống kê ít sử dụng hoặc trùng lắp trong từng Biểu mẫu, đồng thời bổ sung các chỉ tiêu, các tiêu chí thống kê mới, báo cáo gửi về VKSND tối cao (Cục 2) khi có yêu cầu.
Cục 2 có trách nhiệm tổng hợp tổng hợp báo cáo rà soát của các đơn vị, chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan (Văn phong VKSND tối cao, Vụ 14…), nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, sửa đổi các Biểu mẫu thống kê và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê.
3. Tăng cường chuyển đổi số trong công tác thống kê
Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng VKSND các cấp căn cứ Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17/5/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân”, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển đổi số trong công tác thống kê tại đơn vị mình theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó năm 2023 cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
- Tập trung đầu tư, hoàn thiện Sổ thụ lý điện tử, trước mắt là Sổ thụ lý điện tử hình sự để đưa vào sử dụng trong toàn Ngành, tiến tới thay cho các Sổ thụ lý giấy và thực hiện được báo cáo thống kê tự động...
- Siết chặt kỷ luật công vụ trong việc nhập thông tin, dữ liệu vào các phần mềm phục vụ công tác thống kê. Tăng cường sự trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị trong nghiên cứu, đề ra các bài toán, yêu cầu quản lý, trong phối hợp khảo sát thực tiễn, xây dựng, kiểm thử phần mềm...
4. Thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023
4.1. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Cục 2 chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trường Đại học Kiểm sát...) tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê; kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu thống kê cho công chức, viên chức thuộc hệ thống thống kê Ngành thông qua các hội nghị tập huấn của Ngành; khi có kế hoạch tổ chức của VKSND tối cao, lãnh đạo các đơn vị, VKS các cấp phải cử công chức tham dự đầy đủ, đúng thành phần.
Ngoài các lớp bồi dưỡng, tập huấn do VKSND tối cao tổ chức, thì mỗi công chức, viên chức cần nâng cao ý thức tự nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kiến thức về thống kê qua nhiều kênh thông tin, từ đó chắt lọc những kiến thức bổ ích, thiết thực phục vụ cho công tác. Bên cạnh đó, VKS các cấp phải chủ động liên hệ với các đơn vị liên quan của địa phương để cử công chức tham gia các khóa tập huấn do địa phương tổ chức.
4.2. Hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý và quản trị dữ liệu.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê, cập nhật đầy đủ dữ liệu vào các phần mềm như: Phần mềm quản lý và thống kê, phần mềm sổ thụ lý điện tử… để tích lũy dữ liệu ngày càng nhiều, khi cần thiết sẽ linh hoạt kết xuất ra các báo cáo, phụ lục.
Về việc quản trị dữ liệu, Cục 2 sẽ tiến hành rà soát để hệ thống hóa lại toàn bộ dữ liệu thống kê đến năm 2022. Bao gồm toàn bộ dữ liệu (cả dữ liệu đã in lưu và dữ liệu trong phần mềm) từng năm, từng biểu mẫu, phần mềm đi kèm. VKS các cấp sẽ tiến hành rà soát để hệ thống hóa đầy đủ nhất có thể, sau đó lưu trữ thành hệ thống bảo đảm thuận tiện trong việc quản trị dữ liệu và khai thác dữ liệu. Cục 2 sẽ có hướng dẫn cụ thể để VKS các cấp thực hiện.
4.3. Biên soạn và phổ biến thông tin thống kê.
Trên cơ sở việc hệ thống hóa dữ liệu thống kê, VKS các cấp tổ chức biên soạn thông tin thống kê theo từng năm, phổ biến thông tin thống kê qua hình thức cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng, hướng tới cung cấp thông tin thống kê qua dữ liệu điện tử.
5. Tăng cường phối hợp trong công tác thống kê
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thống kê hình sự liên ngành; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời và thống nhất các quy định của Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 12/11/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện thống kê hình sự liên ngành. Phát huy tốt vai trò của Trưởng ban Ban Chỉ đạo và Tổ trưởng Tổ giúp việc thống kê hình sự liên ngành; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành cùng cấp trong hoạt động lập, đối chiếu và gửi báo cáo thống kê hình sự theo quy định; bảo đảm tính chính xác của số liệu thống kê đã đối chiếu.
Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành theo Thông tư liên tịch số 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao và các hướng dẫn của VKSND tối cao (Hướng dẫn số 22/HD-VKSTC ngày 15/3/2022; hướng dẫn số 4340/VKSTC-C2 ngày 18/11/2022). Trong đó, phải báo cáo thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu và hạn chế để xảy ra một số thiếu sót đã được Cục 2 thông báo rút kinh nghiệm trong năm 2022.
Tăng cường phối hợp giữa VKS các cấp với các cơ quan, đơn vị có liên quan như: Cơ quan Công an, Tòa án, Cơ quan Thi hành án,... trong thực hiện các thống kê liên ngành; cập nhật kịp thời, tăng cường đối chiếu, so sánh, liên thông, chia sẻ dữ liệu thống kê; học tập, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng các báo cáo thống kê, bảo đảm tính chính xác, thống nhất về số liệu. Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương, các dự án quốc tế để nâng cao năng lực thực hiện công tác thống kê của ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023, Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 27/12/2022 của VKSND tối cao và Hướng dẫn này, các đơn vị, VKS các cấp chỉ đạo xây dựng các nội dung liên quan trong Kế hoạch, Chương trình, hướng dẫn công tác của đơn vị để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót để ban hành văn bản hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm đối với cấp dưới.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động của công tác thống kê cần kịp thời báo cáo về VKSND tối cao (Cục 2) để được hướng dẫn, giải quyết.
2. Cục trưởng Cục 2, VKSND tối cao chịu trách nhiệm trước Viện trưởng VKSND tối cao về toàn bộ hoạt động của công tác thống kê trong toàn Ngành. Tổ chức kiểm tra, khảo sát, hướng dẫn các đơn vị, VKS các cấp trong việc thực hiện công tác thống kê năm 2023.
Trên đây là Hướng dẫn thực hiện công tác thống kê năm 2023, yêu cầu các đơn vị, VKS các cấp nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc./.
|
TL. VIỆN TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.