UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/HD-SXD |
Bình Định, ngày 22 tháng 11 năm 2011 |
LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức có thuê mướn lao động;
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Công văn số 3371/UBND-XD, Công văn số 3373/UBND-XD ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh Bình Định về công bố đơn giá xây dựng công trình tỉnh Bình Định năm 2006 - Phần xây dựng, lắp đặt và phần khảo sát xây dựng; Công văn số 1528/UBND-KTN ngày 24/5/2011 về việc công bố điều chỉnh, bổ sung tập Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng;
Căn cứ Công văn số 3370/UBND-XD ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh Bình Định về công bố Đơn giá dịch vụ công ích đô thị tỉnh Bình Định năm 2007;
Căn cứ Công văn số 3378/UBND-XD ngày 13/10/2008 của UBND tỉnh Bình Định về công bố Đơn giá sửa chữa công trình xây dựng tỉnh Bình Định năm 2008;
Căn cứ Công văn số 3870/UBND-KTN ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh công bố giá ca máy và thiết bị thi công và hệ số điều chỉnh giá nhân công và máy thi công trên địa bàn tỉnh Bình Định theo mức lương tối thiểu mới tại Nghị định 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ;
Sở Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập tổng mức đầu tư của dự án và dự toán xây dựng công trình theo quy định hiện hành trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:
I. PHƯƠNG PHÁP LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐT XDCT
Tổng mức đầu tư của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (xem Điều 4 Thông tư số 04/2010/TT-BXD), theo công thức sau:
Trong đó:
n: Số hạng mục công trình thuộc dự án;
GiXD: Chi phí xây dựng của công trình (hạng mục công trình) thứ i, có thể xác định từ thiết kế cơ sở, từ suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc xác định theo công trình tương tự.
GTB: Chi phí thiết bị của dự án, xác định cho toàn bộ dây chuyền của dự án hoặc tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.
GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính bằng tỉ lệ theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng công bố số định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
GQLDA: Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để Chủ đầu tư tổ chức thực hiện việc quản lý dự án, xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính bằng tỉ lệ theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng công bố số định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
GGPMB: Chi phí tổ chức bồi thường và giải phóng mặt bằng, chi phí hỗ trợ tái định cư,… xác định theo khối lượng thống kê thực tế và các quy định hiện hành.
GK: Chi phí khác của dự án là chi phí cho dự án mà không thuộc các chi phí trên, bao gồm: vốn lưu động, chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư, rà phá bom mìn, bảo hiểm công trình, lãi vay trong thời gian XD…;
GDP: Chi phí dự phòng bao gồm dự phòng cho công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá. Cách xác định như sau:
- Đối với công trình lập dự án: Kps = 10%;
- Đối với công trình lập Báo cáo KTKT: Kps = 5%;
V’t: Tổng mức đầu tư chưa tính chi phí dự phòng và lãi vay của năm thứ t;
ITGBQ: Mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở chỉ số giá xây dựng bình quân trong 3 năm gần nhất;
ΔITGK: Mức dự báo biến động khác.
II. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (GXDCT)
Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công (xem Điều 6 Thông tư số 04/2010/TT-BXD), theo công thức sau:
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó:
GXD: Chi phí xây dựng công trình;
GTB: Chi phí thiết bị của công trình;
GQLDA: Chi phí quản lý dự án;
GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
GK: Chi phí khác;
GDP: Chi phí dự phòng.
1. Chi phí xây dựng (GXD) bao gồm:
- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ;
- Chi phí xây dựng công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công (tính theo khối lượng xây lắp thực tế);
- Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công (tính bằng dự toán hoặc theo tỷ lệ quy định);
(Cách tính chi phí xây dựng (GXD) xem phần III của Hướng dẫn này).
2. Chi phí thiết bị (GTB) bao gồm:
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;
- Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến chân công trình;
- Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt);
- Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.
3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA)
Là chi phí tổ chức thực hiện quản lý dự án được tính dự toán chi phí hoặc theo tỉ lệ. Khi xác định chi phí quản lý dự án theo tỉ lệ thì áp dụng công thức:
GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt)
Trong đó:
- T: định mức tỉ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án, có thể tham khảo định mức chi phí quản lý dự án tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- GXDtt: Chi phí xây dựng trước thuế;
- GTBtt: Chi phí thiết bị trước thuế.
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)
Tính theo định mức tỉ lệ (%) hoặc lập dự toán:
- Chi phí khảo sát xây dựng: lập dự toán chi phí theo Đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát được công bố theo Công bố số 3373/UBND-XD ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh Bình Định và các quy định tại Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. Dự toán này được điều chỉnh theo hệ số nhân công và máy thi công tại Bảng 1.
- Chi phí thiết kế có thể tham khảo định mức chi phí thiết kế tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng.
Đối với những công trình, hạng mục công trình thiết kế 1 bước thì chi phí lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán tính trong định mức chi phí lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
- Chi phí cho công việc thuộc tư vấn xây dựng như: thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn đấu thầu, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình, có thể tham khảo định mức chi phí quản lý tư vấn đầu tư xây dựng tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng.
Ngoài ra còn có một số chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình khác như chi phí chứng nhận an toàn chịu lực và sự phù hợp chất lượng công trình, kiểm nghiệm vật liệu, thi tuyển kiến trúc… có thể tính theo tỷ lệ (%) hoặc lập dự toán.
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí lập định mức, đơn giá (nếu có thì lập dự toán chi phí);
- Chi phí cho quá trình chạy thử;
- Chi phí bảo hiểm công trình…
Là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong quá trình xây dựng:
GDP = GDP1 + GDP2
Trong đó:
GDP1: Dự phòng cho khối lượng phát sinh, công thức tính:
GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps
- Đối với công trình lập dự án: Kps = 10%;
- Đối với công trình lập Báo cáo KTKT: Kps = 5%;
GDP2: Dự phòng cho trượt giá tính theo chỉ số giá xây dựng.
III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (GXD)
Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.
1. Chi phí trực tiếp: T = VL + NC + M + TT
(VL: chi phí vật liệu; NC: chi phí nhân công; M: máy thi công; TT: trực tiếp phí khác);
a. Chi phí vật liệu: VL = a1 + ΔVL
a1: Tổng chi phí vật liệu theo các bộ đơn giá hiện hành của tỉnh Bình Định.
ΔVL: Chênh lệch giá vật liệu xây dựng được tính bằng phương pháp bù trừ vật liệu trực tiếp hoặc bằng hệ số điều chỉnh. Trường hợp tính theo phương pháp bù trừ trực tiếp giữa giá vật liệu đến chân công trình tại thời điểm lập dự toán với giá vật liệu gốc đã tính toán trong các bộ đơn giá đã được công bố. Giá vật liệu đến chân công trình (giá tại nơi cung cấp + cước vận chuyển) có thể tham khảo công bố của Liên Sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Bình Định hoặc thông báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp vật liệu;
Cước vận chuyển, cước trung chuyển vật tư bằng đường bộ xác định theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 02/04/2009 của UBND tỉnh Bình Định.
- Tất cả giá vật liệu, cước vận chuyển nêu trên đều tính chưa có thuế Giá trị gia tăng.
b. Chi phí nhân công: NC = (b1 + b2 + b3 + b4 + .........) x KNC
Trong đó:
b1: Tổng chi phí nhân công theo Đơn giá gốc;
KNC: Hệ số nhân công (Phụ lục 2);
b2: Phụ cấp khu vực,
(KKV: theo Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ) (Phụ lục 3);
b3: Phụ cấp lưu động,
(KLĐ: theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
b4: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm,
(KĐH: theo Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
- Các hệ số h1n, h2n (Phụ lục 1).
Tùy theo loại công trình và vị trí xây dựng công trình để tính các loại phụ cấp cho đúng quy định.
- Chi phí phân công trong Đơn giá năm 2006 của tỉnh Bình Định phần xây dựng đã tính cho lương nhân công nhóm 1, phần điện nước đã tính cho lương nhân công nhóm 2. Đối với các loại công tác xây lắp hưởng lương theo các nhóm khác thì b1 được nhân với hệ số Knh trong Phụ lục 1.
c. Chi phí máy thi công: M = (m1 + Δm) x Km
m1: Tổng chi phí máy trong Đơn giá gốc;
Km: Hệ số máy thi công (Phụ lục số 2);
Δm: Chênh lệch giá ca máy giữa giá ca máy năm 2006 và giá ca máy năm 2011 của tỉnh Bình Định (giá ca máy năm 2011 được lập cho 2 khu vực: địa bàn các huyện và thành phố Quy Nhơn).
Giá ca máy năm 2011 của tỉnh Bình Định theo Công văn số 3870/UBND-KTN ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh công bố giá ca máy và thiết bị thi công và hệ số điều chỉnh giá nhân công và máy thi công trên địa bàn tỉnh Bình Định theo mức lương tối thiểu mới tại Nghị định 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
d. Trực tiếp phí khác: TT = (VL+NC+M) x Kk
Kk: định mức chi phí trực tiếp khác (Phụ lục 2);
2. Chi phí chung: C = T x P%
P: Định mức chi phí chung cho từng loại công trình (Phụ lục 3);
T: Chi phí trực tiếp;
Nếu các công tác chỉ có lương nhân công lắp đặt sẽ tính chi phí chung theo chi phí nhân công (Phụ lục 3).
3. Thu nhập chịu thuế tính trước: TL = (T + C) x L%.
L: Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước (Phụ lục 3);
Chi phí xây dựng trước thuế: G = T + C + TL
4. Thuế giá trị gia tăng: GTGT = G x TXDGT
TXDGT: Thuế suất GTGT xây dựng lắp đặt theo luật thuế hiện hành.
Chi phí xây dựng sau thuế: GXDCPT = G + GTGT
5. Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công:
GXDLT = G x LT x (1 + TXDGT)
LT: Định mức tỷ lệ được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình dạng tuyến khác và bằng tỉ lệ 1% đối với các công trình còn lại.
Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế) nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì Chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí này.
TXDGT: thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tác xây lắp.
Chi phí xây dựng: |
GXD = GXDCPT + GXDLT |
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình có từ 30% vốn ngân sách Nhà nước trở lên và sử dụng các Bộ đơn giá xây dựng hiện hành của tỉnh Bình Định để tính dự toán xây dựng công trình đến ngày 01/10/2011 chưa được phê duyệt thì thực hiện theo Hướng dẫn này.
2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày 01/10/2011, thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì việc điều chỉnh dự toán công trình do Chủ đầu tư thực hiện nhưng không được vượt tổng mức đầu tư phê duyệt.
3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định trước ngày Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực thi hành, Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng trên cơ sở điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công (phần nhân công) theo mức lương tối thiểu mới đối với những khối lượng còn lại của dự án, gói thầu thực hiện từ ngày 01/10/2011. Nếu dự toán công trình điều chỉnh làm vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
4. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng hoàn thành từ ngày 01/10/2011 do việc thay đổi mức lương tối thiểu cho các loại hợp đồng thực hiện theo điều 49, điều 57 của Luật Đấu thầu và các quy định khác của nhà nước có liên quan.
5. Các dự án sử dụng các nguồn vốn khác có thể áp dụng các quy định của hướng dẫn này để lập tổng mức đầu tư và dự toán công trình xây dựng.
6. Đối với công trình sử dụng đơn giá xây dựng công trình riêng hoặc đơn giá xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu khác thì Chủ đầu tư, Ban đơn giá công trình căn cứ vào chế độ, chính sách và đơn giá được Nhà nước cho phép áp dụng cho công trình và tiền lương tối thiểu mới để điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Sở Xây dựng để cùng nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận: |
KT. GIÁM ĐỐC |
(Kèm theo Hướng dẫn số 05/HD-SXD ngày 22/11/2011 của Sở Xây dựng Bình Định)
- Hệ số K theo nhóm lương:
+ Nhóm 1: K = 1,0
+ Nhóm 2: K = 1,062
+ Nhóm3 : K = 1,171
- Hệ số phụ cấp khu vực (theo lương tối thiểu) được quy định như sau:
+ Nhóm 1: h1.1 = 3,1673
+ Nhóm 2: h1.2 = 3,3626
+ Nhóm 3: h1.3 = 3,7091
- Hệ số phụ cấp thu hút (theo lương cấp bậc) thay đổi theo nhóm lương:
+ Nhóm 1: h2.1 = 1,345
+ Nhóm 2: h2.2 = 1,340
+ Nhóm 3: h2.3 = 1,332
- Hệ số K theo nhóm lương:
+ Nhóm 1: K = 0,942
+ Nhóm 2: K = 1,0
+ Nhóm 3: K = 1,071
- Hệ số phụ cấp khu vực (theo lương tối thiểu) được quy định như sau:
+ Nhóm 1: h1.1 = 3,1673
+ Nhóm 2: h1.2 = 3,3626
+ Nhóm 3: h1.3 = 3,602
- Hệ số phụ cấp thu hút (theo lương cấp bậc) thay đổi theo nhóm lương:
+ Nhóm 1: h2.1 = 1,345
+ Nhóm 2: h2.2 = 1,340
+ Nhóm 3: h2.3 = 1,334
C. Đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc A.1.5, A.1.8: xem các thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.
HỆ
SỐ NHÂN CÔNG VÀ MÁY THI CÔNG CHO DỰ TOÁN XDCT ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG HIỆN
HÀNH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Hướng dẫn số 05/HD-SXD ngày 22/11/2011 của Sở Xây dựng Bình Định)
TT |
Loại đơn giá áp dụng tính dự toán xây dựng công trình |
Công trình xây dựng tại các huyện |
Công trình xây dựng tại Tp.Quy Nhơn |
||
KNC |
KM |
KNC |
KM |
||
1 |
Đơn giá xây dựng, lắp đặt, đơn giá sửa chữa (Năm 2006, 2008) |
4,000 |
1,000 |
4,429 |
1,000 |
2 |
Đơn giá dịch vụ công ích đô thị (Năm 2007) |
3,111 |
1,000 |
3,444 |
1,000 |
3 |
Đơn giá khảo sát xây dựng công trình (Năm 2006) |
4,000 |
1,000 |
4,429 |
1,000 |
- Giá nhiên liệu, năng lượng dùng tính toán hệ số điều chỉnh máy và thiết bị thi công như sau:
+ Xăng 92: 19.373 đ/lít;
+ Dầu diezen(0,05S): 18.773đ/lít;
+ Ma zút: 15.600đ/lít;
+ Điện: 1.139 đ/kw
- Nếu dự toán xây dựng công trình áp dụng đơn giá khác thì tùy theo giá nhân công đã áp dụng để xây dựng đơn giá mà tính hệ số KNC và KM cho phù hợp.
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC
STT |
LOẠI CÔNG TRÌNH |
TRỰC TIẾP PHÍ KHÁC |
1 |
Công trình dân dụng: |
|
- Trong đô thị |
2,5 |
|
- Ngoài đô thị |
2,0 |
|
2 |
Công trình công nghiệp: |
2 |
Riêng công tác xây dựng trong hầm lò, hầm thủy điện |
6,5 |
|
3 |
Công trình giao thông: |
2 |
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông. |
6,5 |
|
4 |
Công trình thủy lợi |
2 |
5 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
|
- Trong đô thị |
2,0 |
|
- Ngoài đô thị |
1,5 |
ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
(Kèm
theo Hướng dẫn số 05/HD-SXD ngày 22/11/2011 của Sở Xây dựng Bình Định)
Bảng 2
Đơn vị tính: %
TT |
LOẠI CÔNG TRÌNH |
CHI PHÍ CHUNG (P) |
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (L) |
|
Trên chi phí trực tiếp |
Trên chi phí nhân công |
|||
1 |
Công trình dân dụng |
6,5 |
|
5,5 |
Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa |
10,0 |
|||
2 |
Công trình công nghiệp |
5,5 |
|
6,0 |
Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm lò |
7,0 |
|||
3 |
Công trình giao thông |
5,5 |
|
6,0 |
Riêng công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa |
|
66,0 |
||
4 |
Công trình thủy lợi |
5,5 |
|
5,5 |
Riêng đào, đắp đất công trình thủy lợi bằng thủ công |
|
51,0 |
||
5 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
5,0 |
|
5,5 |
6 |
Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng |
|
65,0 |
6,0 |
- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỉ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán xây dựng.
- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỉ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tùy điều kiện cụ thể của công trình.
MỨC
PHỤ CẤP KHU VỰC CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ
(Kèm
theo Hướng dẫn số 05/HD-SXD ngày 22/11/2011 của Sở Xây dựng Bình Định)
1. Huyện An Lão
- Hệ số 0,4: Các xã: An Vinh, An Toàn.
- Hệ số 0,3: Các xã: An Dũng, An Quang, An Nghĩa.
- Hệ số 0,2: Các xã: An Hưng, An Trung.
- Hệ số 0,1: Các xã: An Hòa, An Tân.
2. Huyện Vĩnh Thạnh
- Hệ số 0,4: Xã Vĩnh Sơn.
- Hệ số 0,3: Xã Vĩnh Kim.
- Hệ số 0,2: Các xã: Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang, Vĩnh Hòa.
3. Huyện Hoài Ân
- Hệ số 0,3: Xã Đắk Mang.
- Hệ số 0,2: Các xã: Ân Sơn, Bok Tới.
4. Huyện Phù Cát
- Hệ số 0,2: Núi Gềnh thuộc xã Cát Minh.
- Hệ số 0,1: Xã Cát Hải.
5. Huyện Hoài Nhơn
- Hệ số 0,1: Xã Hoài Sơn
6. Huyện Vân Canh
- Hệ số 0,4: Xã Canh Liên.
- Hệ số 0,3: Xã Canh Hiệp.
- Hệ số 0,2: Các xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Thuận, Canh Hòa, thị trấn Vân Canh.
7. Huyện Tây Sơn
- Hệ số 0,2: Xã Vĩnh An.
8. Các đơn vị khác
- Hệ số 0,3: Trạm đèn đảo Cù lao Xanh, Lý Sơn.
- Hệ số 0,1: Trạm đèn đảo Phước Mai.
Đối với các địa phương có việc chia tách địa giới hành chính sau ngày 25/01/2005 (ngày Thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính - Ủy ban Dân tộc có hiệu lực) thì được áp dụng mức phụ cấp khu vực theo tên gọi cũ, cho đến khi có căn bản hướng dẫn mới của Liên Bộ.
Đối tượng áp dụng nhóm lương:
(Trích từ bảng lương A.1.8- XDCB theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Nhóm 1:
- Mộc, nề, sắt;
- Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường;
- Sơn vôi và cắt lắp kính;
- Bê tông;
- Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay;
- Sửa chữa cơ khí tại hiện trường;
- Công việc thủ công khác.
Nhóm 2:
- Vận hành các loại máy xây dựng;
- Khảo sát, đo đạc xây dựng;
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống;
- Bảo dưỡng máy thi công;
- Xây dựng đường giao thông;
- Lắp đặt Tua bin có công suất < 25 Kw;
- Gác chắn đường ngang, gác chắn cầu chung thuộc ngành đường sắt
- Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;
- Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, tuần hầm đường sắt, đường bộ.
- Kéo phà, lắp cầu phao thủ công.
Nhóm 3:
- Xây lắp đường dây diện cao thế;
- Xây lắp thiết bị trạm biến áp;
- Xây lắp cầu;
- Xây lắp công trình thủy;
- Xây lắp đường băng sân bay;
- Công nhân địa vật lý:
- Lắp đặt turbine có công suất ≥ 25 Kw;
- Xây dựng công trình ngầm;
- Xây dựng công trình ngoài biển;
- Xây dựng công trình thủy điện, công trình đầu mối thủy lợi;
- Đại tu, làm mới đường sắt.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.