UBND
TỈNH BÌNH ĐỊNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/HD-SXD-SNNPTNT |
Bình Định, ngày 10 tháng 8 năm 2011 |
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ, ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
Căn cứ Quyết định số 707/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh Bình Định quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 706/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh Bình Định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BNN ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ- TTg ngày 02/02/2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;
Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt QHC xây dựng xã NTM trên địa bàn tỉnh như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Hướng dẫn này quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, nhiệm vụ và đồ án QHC xây dựng NTM trong phạm vi ranh giới hành chính xã.
2. Đối tượng lập QHC xây dựng xã NTM bao gồm: quy hoạch xây dựng và quy hoạch sản xuất trong một đồ án trên bản đồ địa chính hoặc phối hợp bản đồ địa chính với các loại bản đồ khác được bổ sung hiện trạng xây dựng và sản xuất;
3. Đồ án QHC xây dựng xã NTM là căn cứ để lập đề án, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh phải tuân theo các quy định tại hướng dẫn này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5. Ký hiệu bản vẽ thống nhất theo quy định tại Quyết định số 21/2005/QĐ- BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng về hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch.
- QHXD: Quy hoạch xây dựng
- QHSX: Quy hoạch sản xuất
- NVQH: Nhiệm vụ quy hoạch
- NTM: Nông thôn mới
- QHC: QHC
Điều 3. Trình tự các bước tiến hành lập QH.
1. Điều tra, thu thập số liệu, khảo sát thực địa.
2. Lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
3. Công tác lập NVQH và thiết kế đồ án quy hoạch.
4. Thẩm định, trình duyệt và phê duyệt quy hoạch.
5. Công bố quy hoạch.
6. Cung cấp thông tin quy hoạch.
Điều 4. Điều tra, thu thập số liệu, khảo sát thực địa.
1. Nội dung này thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011, tuy nhiên nếu xã đã chọn được đơn vị tư vấn thì hai bên phối kết hợp để đẩy nhanh và đảm bảo chất lượng công việc bước này.
2. Yêu cầu và tổ chức thực hiện:
a) Thành lập tổ khảo sát đánh giá: Thành phần gồm đại diện lãnh đạo UBND xã, cán bộ chuyên môn, đại diện một số thôn trong xã; mỗi thôn thành lập nhóm khảo sát (khoảng 5-6 người) để hỗ trợ cho tổ khảo sát xã thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng tại thôn đó.
b) Tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đánh giá thực trạng nông thôn, lập kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ khảo sát đánh giá.
c) Tiến hành đánh giá thực trạng: Tổ khảo sát xã phối hợp với nhóm ở khảo sát các thôn tiến hành đo đạc, ước tính hoặc tính toán nội dung theo từng tiêu chí.
d) Tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia NTM như: Số tiêu chí đạt, mức đạt; những tiêu chí chưa đạt, mức đạt cụ thể từng chỉ tiêu của tiêu chí.
(Xem phụ lục 1)
Điều 5. Lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
UBND xã là Chủ đầu tư – ký hợp đồng tư vấn lập NVQH và đồ án QHC xây dựng xã NTM với 1 đơn vị tư vấn hoặc 1 liên danh các đơn vị tư vấn của 2 lĩnh vực có tư cách pháp nhân, điều kiện về năng lực và kinh nghiệm. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch thông qua hình thức chỉ định thầu.
Tư vấn lập QHC xã NTM bao gồm 02 nội dung:
QHXD: do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân về thiết kế quy hoạch xây dựng thực hiện.
QHSX: do đơn vị tư vấn quy hoạch sản xuất nông nghiệp có tư cách pháp nhân thực hiện.
UBND các xã tham khảo danh mục các đơn vị tư vấn đủ điều kiện năng lực do Sở Xây dựng giới thiệu.
Điều 6. Công tác lập NVQH và thiết kế đồ án quy hoạch.
1. Lập NVQH.
UBND xã tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn lập NVQH. Nhiệm vụ quy hoạch trước khi trình duyệt phải được báo cáo thông qua lấy ý kiến góp ý của lãnh đạo thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ xã và đại diện các hội đoàn thể thay cho việc lấy ý kiến nhân dân. Kết luận thông qua nội dung NVQH bằng văn bản gửi cho Cơ quan thẩm định cấp huyện để tham khảo thẩm định.
Thời gian lập NVQH là 01 tháng tính đến thời điểm lấy ý kiến của xã và 15 ngày còn lại để hoàn chỉnh hồ sơ, thẩm định phê duyệt NVQH.
2. Lập đồ án quy hoạch.
a) Sau khi NVQH được Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt, Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế đồ án QHC xã nông thôn mới. Các phương án quy hoạch được báo cáo thông qua cấp xã, lấy ý kiến nhân dân sau đó UBND xã báo cáo thông qua UBND huyện. Sau khi có kết luận của lãnh đạo UBND huyện thông qua đồ án, Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ để UBND xã trình cơ quan thẩm định cấp huyện thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt.
b) Báo cáo thông qua đồ án quy hoạch:
- Đối với cấp xã: UBND xã phối hợp đơn vị tư vấn báo cáo phương án lấy ý kiến địa phương, các ngành liên quan: 1-2 lần có sự thống nhất chung trước khi hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Cơ quan thẩm định cấp huyện. Thành phần tham dự cuộc họp tham gia ý kiến cấp xã bao gồm đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, hội đoàn thể, đại diện các thôn, làng, đại diện cơ quan thẩm định cấp huyện. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ bằng văn bản để làm cơ sở thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch..
- Đối với cấp huyện: UBND huyện chỉ đạo tổ chức thông qua đồ án quy hoạch. Thành phần bao gồm: lãnh đạo UBND huyện, các Phòng ban, cơ quan liên quan thuộc UBND huyện, đồng thời mời thêm đại diện Huyện ủy, HĐND, MTTQ...Sau đó, chủ trì cuộc họp phải có kết luận bằng văn bản để đơn vị tư vấn và chủ đầu tư có cơ sở hoàn thiện đồ án.
c) Tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng NTM chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh, hồ sơ bản vẽ của đồ án QHC xây dựng NTM được duyệt.
d) Thời gian lập đồ án QHC xã NTM không quá 02 tháng tính đến thời điểm báo cáo thông qua UBND xã và 1 tháng còn lại để báo cáo thông qua UBND huyện, thẩm định, phê duyệt đồ án của quy hoạch.
Điều 7. Trình thẩm định, phê duyệt, tổ chức thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch.
1. Trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC xã NTM:
Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC xây dựng xã NTM thông qua Cơ quan thẩm định cấp huyện.
Cơ quan thẩm định cấp huyện trình UBND huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC xã NTM sau khi đã tổ chức thẩm định.
2. Tổ chức thẩm định.
UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cho phòng chức năng chủ trì, phối hợp với phòng chức năng liên quan khác (gọi là cơ quan thẩm định cấp huyện) tổ chức thẩm định NVQH và đồ án QHC xã NTM.
Cơ quan thẩm định cấp huyện sau khi tiếp nhận đủ thành phần hồ sơ phải nghiên cứu trước các nội dung cơ bản về chuyên môn và các vấn đề khác trước khi đăng ký UBND huyện để đơn vị tư vấn và chủ đầu tư báo cáo thông qua đồ án quy hoạch trong thời hạn 7 ngày làm việc. Sau khi có ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND huyện bằng văn bản, hồ sơ đã được chỉnh sửa theo yêu cầu thì Cơ quan thẩm định cấp huyện kiểm tra lập Tờ trình trình lãnh đạo UBND huyện phê duyệt. Cơ quan thẩm định cấp huyện có trách nhiệm gửi 02 bộ hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch về Sở Xây dựng và Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG XD NTM của tỉnh để lưu trữ theo quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đồ án được phê duyệt.
3. Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC.
Chủ tịch UBND huyện là người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC bằng văn bản và có quyết định ban hành quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch xã NTM trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt của Cơ quan thẩm định cấp huyện.
Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý xây dựng quy hoạch được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; tổ chức công bố, công khai QHC xây dựng NTM theo quy định tại khoản 4 Điều 38 và Điều 39 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn thêm một số nội dung sau:
a) Nội dung công bố, công khai đối với đồ án QHC xây dựng NTM bao gồm:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian sản xuất, sinh sống; các khu chức năng trung tâm xã, thôn, làng, khu bảo tồn, tôn tạo các di tích, các khu có yêu cầu riêng.
- Sơ đồ định hướng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Hệ thống công trình công cộng; cơ sở phục vụ sản xuất.
- Khu phát triển mới, khu cải tạo, khu đặc thù, khu bảo vệ, khu cấm xây dựng.
- Sơ đồ định hướng phát triển dân cư thôn, làng, bao gồm khu cải tạo và khu phát triển mới.
- Các bản đồ quy hoạch xây dựng xã NTM, tổ chức không gian của trung tâm xã, khu dân cư thôn, làng.
- Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
b) Các hình thức công bố quy hoạch:
- Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong xã.
- Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ tại nơi công cộng của xã.
- Tuyên truyền trên đài truyền thanh của xã.
- Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng có thể in ấn để phát hành rộng rãi cho nhân dân.
c) Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng nếu không tổ chức công bố, tổ chức công bố chậm, công bố sai nội dung quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
d) Trong quá trình thực hiện QHC xây dựng NTM, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
Điều 9. Cung cấp thông tin quy hoạch.
Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện hoặc UBND xã có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về đầu tư, xây dựng trên địa bàn xã. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, UBND xã có trách nhiệm cập nhật các thông tin quy hoạch đã thực hiện hoặc có biến động vào đồ án để tổng hợp điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
Điều 10. Lưu trữ nhiệm vụ và đồ án QHC xã nông thôn mới.
Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án QHC xây dựng đã được phê duyệt gồm: Quyết định phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại Sở Xây dựng (01bộ), Văn phòng Điều phối CTMTQG XDNTM tỉnh (01 bộ), UBND huyện và Uỷ ban nhân dân xã. Hồ sơ lưu trữ phải được đóng dấu xác nhận của cơ quan thẩm định cấp huyện.
NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QHC XÃ NTM
Điều 11. Lập nhiệm vụ QHC xã NTM.
1. Căn cứ lập nhiệm vụ QHC xây dựng xã NTM.
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, dân sinh của từng địa phương, Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Uỷ ban nhân dân xã lập nhiệm vụ QHC xây dựng NTM, trường hợp UBND xã không đủ năng lực thì có thể hợp đồng với đơn vị tư vấn liên danh thực hiện công việc này.
2. Nội dung nhiệm vụ QHC xây dựng xã NTM:
a) Đưa ra các yêu cầu về Quy hoạch xây dựng: xác định ranh giới, quy mô sử dụng đất, dự báo quy mô dân số, quy mô xây dựng trên địa bàn toàn xã và của các thôn, làng, theo từng giai đoạn quy hoạch; mạng lưới các công trình công cộng; công trình sản xuất công nghiệp, TTCN, dịch vụ-thương mại; mạng lưới chính của công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối các thôn, làng với nhau, với vùng sản xuất.
b) Đưa ra các yêu cầu về Quy hoạch sản xuất nông nghiệp:
- Xác định ranh giới, quy mô đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Xác định ranh giới, quy mô đất, mặt nước phục vụ phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên địa bàn.
- Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Tham khảo thêm Sổ tay Hướng dẫn Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của Bộ Xây dựng và Sổ tay Hướng dẫn Xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c) Bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch:
Bản vẽ A3 màu gồm tối thiểu 01 bản vẽ và cần thể hiện các nội dung sau:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, vị trí của xã trong huyện, tỉnh; các mối liên hệ về giao thông, về vị trí như gần đô thị, thị trấn huyện lỵ, khu, cụm công nghiệp...Mối liên hệ của các đồ án quy hoạch khác trong vùng liên quan đến xã.
- Có thể sử dụng bản đồ địa chính, bản đồ hành chính để làm bản đồ nền để thể hiện.
d) Dự toán chi phí tổ chức lập quy hoạch: Theo khối lượng công việc thực hiện và định mức chi phí quy hoạch do Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3. Nhiệm vụ điều chỉnh QHC xây dựng xã NTM.
a) Việc thực hiện điều chỉnh QHC xây dựng NTM phải đảm bảo tính kế thừa, các yêu cầu và nguyên tắc cần điều chỉnh, chỉnh trang đối với các khu chức năng.
b) Trong quá trình tiến hành lập đồ án QHC xây dựng xã NTM, nội dung quy hoạch xây dựng đang triển khai không phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn đã được phê duyệt, nhưng không làm thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất quy hoạch, thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ QHC. Người có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất trong đồ án quy hoạch khi nội dung đồ án có thay đổi cơ bản so với NVQH được duyệt.
Điều 12. Nội dung đồ án QHC xây dựng xã NTM.
A. Nội dung đồ án QHC xây dựng: Quy hoạch khu trung tâm xã và mạng lưới các điểm dân cư còn lại; quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật (trừ hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp) và hạ tầng xã hội; quy hoạch TMDV, CN, TTCN làng nghề.
1. Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp:
- Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xây dựng, hệ thống công trình công cộng cấp xã và thôn, làng, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng vùng, miền, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (nước biển dâng, sa mạc hoá, thiếu nguồn nước, lũ lụt, bão, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng,…) Tiềm năng về đất, tình hình sử dụng đất dữ liệu về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên gồm đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên biển, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái;
- Đất phi nông nghiệp (đất công cộng di tích danh thắng du lịch tôn giáo,
đất ở, đất an ninh quốc phòng, đất công nghiệp kho tàng, đất hạ tầng kỹ thuật).
- Đất nông nghiệp đánh giá rõ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, rừng sản xuât, phòng hộ, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối...
- Đất chưa sử dụng, đất mặt nước, đất đồi núi...
2. Dự báo nhu cầu phát triển:
Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
Dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng.
3. Định hướng tổ chức không gian và giải pháp quy hoạch, phân khu chức năng: khu nhà ở, hệ thống các công trình công cộng, dịch vụ-thương mại, sản xuất công nghiệp, TTCN, làng nghề, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính; xác định nhu cầu quy hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.
4. Xác định hệ thống dân cư: Xác định vị trí, quy mô dân số, diện tích các thôn, làng, khu dân cư tập trung, các khu dân cư mới, các khu tái định cư với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, gồm:
- Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cộng tại thôn, làng.
- Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất trong thôn.
5. Hệ thống công trình công cộng:
Yêu cầu nghiên cứu về: Vị trí, ranh giới, diện tích đất, xác định quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống các công trình công cộng cấp xã, thôn, làng hoặc liên thôn, làng; yêu cầu xây dựng, định hướng kiến trúc đặc trưng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của khu trung tâm xã, các công trình công cộng cấp xã, công trình phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng từng thôn, làng làm cơ sở để triển khai Quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư.
6. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, làng và vùng sản xuất.
7. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư: Tại trung tâm xã và các thôn, làng, khu vực được lập quy hoạch.
B. Quy hoạch sản xuất: Gồm các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và hạ tầng phục vụ sản xuất.
Nội dung quy hoạch nông nghiệp:
a) Xác định những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và tìm kiếm những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, đem lại giá trị kinh tế cao, có thị trường. Bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã; Bố trí quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản gắn với từng phương thức chăn nuôi.
b) Quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo thân thiện môi trường.
c) Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm.
d) Phân khu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và diêm nghiệp trên địa bàn xã; thiết kế phân chia khoảnh, lô, thửa sản xuất: kích thước phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi; cho quản lý sản xuất và phải phù hợp với địa hình của khu sản xuất.
đ) Xác định mạng lưới, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, bao gồm đường giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi tưới tiêu, hệ thống điện.
e) Xác định nhu cầu vốn cho sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp cho giai đoạn 2010-2015 và khái toán cho giai đoạn 2016-2020.
C. Các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng áp dụng: Xem phụ lục 2 đính kèm.
Điều 13. Thành phần hồ sơ đồ án QHC xã NTM.
1. Hồ sơ thiết kế: Thể hiện nội dung QHXD và QHSX
a. Bản vẽ: Thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất, địa hình hoặc kết hợp hai loại bản đồ gồm:
01- Sơ đồ quan hệ vùng và vị trí xã. Tỷ lệ 1/25.000 - 1/75.000.
02- Bản đồ đánh giá tổng hợp hiện trạng tổng hợp xây dựng và sử dụng đất. Tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.
03- Bản đồ quy hoạch tổng thể sử dụng đất toàn xã (bao gồm đất thuộc nội dung QHXD và QHSX). Tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.
04- Bản đồ quy hoạch tổng thể hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, mặt cắt ngang đường, vị trí tuyến kỹ thuật (bao gồm KTKT thuộc nội dung QHXD và QHSX). Tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.
b) Thuyết minh tổng hợp, các phụ lục tính toán, yêu cầu, hướng dẫn thiết kế và minh hoạ…
c) Dự thảo tờ trình, quyết định phê duyệt đồ án và quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2. Hồ sơ trình duyệt:
a) Tờ trình xin phê duyệt, số lượng 03 bản.
b) Bản vẽ đen trắng đúng tỷ lệ, số lượng tối thiểu 03 bộ.
c) Bản vẽ màu thu nhỏ khổ A3 và thuyết minh quy hoạch, số lượng tối thiểu 03 bộ.
d) Dự thảo Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch, số lượng 03 bản.
e) Đĩa CD lưu các nội dung nêu trên , số lượng 03 đĩa.
3. Thành phần một bộ hồ sơ lưu trữ:
a) Quyết định phê duyệt, số lượng 01 bản chính.
b) Bản vẽ đen trắng đúng tỷ lệ, số lượng 01bộ.
c) Bản vẽ màu thu nhỏ khổ A3 và thuyết minh quy hoạch, số lượng tối thiểu 01 bộ.
d) Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch, số lượng 01 bản chính.
e) Đĩa CD lưu các nội dung nêu trên, số lượng 01 đĩa.
Điều 14. Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM.
1. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Nội dung cơ bản lấy ý kiến tham gia quy hoạch xã NTM gồm: quy mô, phương án quy hoạch phân khu sản xuất và giải pháp tổ chức sản suất, không gian sinh sống, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật– xã hội, giải phóng mặt bằng (nếu có), giải pháp huy động nguồn lực.
Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.
2. Trên cơ sở hồ sơ, nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng xã NTM.
Điều 15. Nội dung phê duyệt nhiệm vụ QHC xây dựng xã NTM.
1. Căn cứ lập nhiệm vụ QHC xây dựng xã NTM;
2. Vị trí, ranh giới, quy mô diện tích quy hoạch;
3. Mục tiêu của đồ án:
a) Mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội;
b) Quy mô dân số, xây dựng và sản xuất, xác định hệ thống dân cư các thôn, làng; trung tâm xã và hệ thống công trình công cộng, vùng sản xuất, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật,
c) Phương án quy hoạch sử dụng đất cho nhu cầu phát triển, đất xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các vùng đặc thù; các chỉ tiêu về đất đai, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Nội dung, yêu cầu nghiên cứu của đồ án:
a) Yêu cầu về tổ chức không gian sản xuất, sinh sống;
b) Yêu cầu về tổ chức mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã;
c) Yêu cầu nghiên cứu đối với khu trung tâm xã;
d) Yêu cầu nghiên cứu đối với dân cư các thôn, bản;
đ) Yêu cầu các hạng mục công trình dự kiến ưu tiên đầu tư xây dựng trên
địa bàn xã để đạt các mục tiêu phát triển.
5. Danh mục, số lượng hồ sơ, kinh phí thực hiện đồ án.
6. Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Điều 16. Nội dung phê duyệt đồ án QHC xây dựng xã NTM.
1. Vị trí và quy mô quy hoạch:
a) Ranh giới, quy mô diện tích.
b) Quy mô và cơ cấu dân số, lao động của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.
2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu của đồ án:
a) Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế, xã hội.
b) Làm cơ sở pháp lý cho việc lập đề án, dự ánh dầu tư.
c) Định hướng tổ chức không gian sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, sinh sống, hệ thống công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất toàn xã.
3. Tiền đề phát triển.
4. Dự báo qui mô Quy hoạch:
a) Qui mô, cơ cấu dân số, lao động.
b) Qui mô, nhu cầu đất xây dựng
5. QHC xây dựng xã NTM:
a) Yêu cầu và nguyên tắc về: Phân khu chức năng, không gian sản xuất, sinh sống, các khu phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn, hạ tầng công cộng, hạ tầng kỹ thuật.
1) Trung tâm xã: Xác định ranh giới quỹ đất xây dựng, vị trí, qui mô diện tích, qui mô xây dựng; yêu cầu, các chỉ tiêu cơ bản của các công trình công cộng, dịch vụ và cây xanh, được xây dựng mới hoặc cải tạo gồm các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã phù hợp với khả năng, đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã theo từng giai đoạn quy hoạch.
2) Định hướng phân bổ hệ thống dân cư thôn, bản: Xác định quy mô dân số, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường của từng khu vực; định hướng cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, nhà ở tại thôn, làng.
3) Quy hoạch sử dụng đất: Quỹ đất sản xuất, xây dựng(đất trụ sở cơ quan, công trình hành chính sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất phát triển hạ tầng của xã và các công trình đầu mối kết nối hạ tầng, đất phi nông nghiệp khác); đất sông, suối, xác định các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, không phát triển, khu bảo vệ và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù.
4) Quy hoạch sản xuất: Cần xác định cụ thể diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác; đất phi nông nghiệp
5) Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất.
b) Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, xây dựng và đất đai: Tính toán cụ thể cho từng nội dung quy hoạch, từng loại công trình công cộng, dân cư, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất, khu chức năng (không gian sản xuất, sinh sống, các khu phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn ...).
6. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí NTM.
7. Tiến độ, giải pháp tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
8. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Điều 17. Điều chỉnh QHC xây dựng xã NTM.
1. Việc điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xuất hiện những vấn đề về chính sách, chủ trương làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
b) Các biến động về địa lý-tự nhiên như: Thay đổi ranh giới hành chính, sụt lở, lũ lụt, động đất và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM theo quy định của pháp luật.
3. Khi điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã NTM cần tập trung vào những nội dung điều chỉnh, xác định rõ các yêu cầu, giải pháp để đề xuất nội dung điều chỉnh như: sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, nguồn lực và yêu cầu phát triển, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
4. Hồ sơ điều chỉnh: Chỉ thực hiện điều chỉnh đối với các nội dung bản vẽ, thuyết minh có thay đổi cần điều chỉnh, bổ sung. Chi phí lập điều chỉnh quy hoạch tối đa 85% so với đồ án lập quy hoạch mới.
Điều 18. Trách nhiệm của các cấp, các ngành.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tại hướng dẫn này.
2. Cơ quan quản lý xây dựng NTM cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn.
3. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh có trách nhiệm giúp theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn này, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch NTM báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh.
1. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011 và thay thế Hướng dẫn số 02/HD-SXD ngày 25/4/2011về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng xã NTM.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để giải thích, hướng dẫn hoặc đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời Hướng dẫn này.
SỞ
NÔNG NGHIỆP |
SỞ
XÂY DỰNG |
Nơi
nhận: |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.