BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3953-TC/TCDN | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 3953 TC/TCDN NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC KHOẢN RỦI RO SAU KHI PHÁT MẠI TÀI SẢN THẾ CHẤP VAY VỐN NGÂN HÀNG
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trả lời Công văn số 428/CV-ĐC ngày 12-8-1997 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc: đề nghị sử dụng "Quỹ dự trữ đặc biệt" để bù đắp các khoản rủi ro sau khi phát mại tài sản thế chấp để thu nợ quá hạn, nợ khó đòi, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Trước hết, các Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng phân loại nguyên nhân dẫn đến phải bù đắp rủi ro giữa số tiền thu được khi phát mại tài sản thế chấp, cầm cố với số nợ vay Ngân hàng không có khả năng thanh toán.
2. Sau khi phân loại nguyên nhân:
a. Đối với tài sản phát mại thuộc tài sản thế chấp, cầm cố để vay vốn Ngân hàng:
- Do chủ quan gây ra như: Định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố không đúng hoặc cao hơn so với giá trị thực tế, tài sản thế chấp không đủ căn cứ pháp lý hoặc khoản cho vay vượt quá tỷ lệ quy định tính trên giá trị tài sản thế chấp, cầm cố... thì trước hết người phạm lỗi phải chịu trách nhiệm về hình sự hoặc dân sự.
Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thường của đương sự được bù đắp bằng quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Trường hợp còn thiếu, được sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp theo cơ chế hiện hành quy định riêng cho Ngân hàng.
- Trường hợp do nguyên nhân khách quan, các Ngân hàng thương mại được phép hạch toán vào kết quả kinh doanh, coi đó là những rủi ro trong kinh doanh tín dụng.
b. Đối với tài sản xiết nợ không thuộc tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn Ngân hàng:
- Quy trách nhiệm trong trường hợp bên cho vay vi phạm chế độ thể lệ tín dụng hiện hành và buộc người phạm lỗi phải chịu trách nhiệm về hình sự hoặc dân sự.
Khoản chênh lệch giữa số thiệt hại và bồi thường của đương sự (bên cho vay) được xử lý như tiết a - Điểm 2.
- Đối với những tài sản xiết nợ, song không thu hồi đủ số nợ do phía khách hàng gây nên thì khoản chênh lệch còn lại, khách nợ phải có trách nhiệm trả nợ đủ cho Ngân hàng.
Trường hợp khách nợ không còn khả năng trả khoản chênh lệch còn lại sau khi xiết nợ, các Ngân hàng được hạch toán vào kết quả kinh doanh, coi như một khoản rủi ro trong kinh doanh tín dụng.
3. Quá trình phát mại tài sản để thu hồi vốn cho vay phải thực hiện theo đúng cơ chế về bán đấu giá và phát mại tài sản hiện hành. Chỉ được sử dụng các nguồn bù đắp nêu trên để xử lý chênh lệch giữa nợ gốc vay Ngân hàng chưa trả với số tiền thu được do phát mại tài sản.
4. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện các nội dung nêu trên; đồng thời, báo cáo Bộ Tài chính kết quả sau mỗi đợt xử lý.
| Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.