CỤC CHÍNH SÁCH BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/CS | Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 1995 |
CÔNG VĂN
CỦA CỤC CHÍNH SÁCH SỐ 125/CS NGÀY 16/5/1995 VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CẤP CÓ THẨM QUYỀN KÝ CHỨNG NHẬN BỊ THƯƠNG VÀ GIẤY BÁO TỬ
Kính gửi: | - Vụ Chính sách Thương binh - Liệt sĩ |
Phúc đáp Công văn số 5623/CS-TBLS ngày 17/12/1994 của Vụ Chính sách Thương binh - Liệt sĩ đề nghị xác định cấp có thẩm quyền ký giấy báo tử, giấy chứng nhận bị thương trong quân đội; Cục Chính sách xin thông báo như sau:
Về quyền hạn ký giấy báo từ và giấy chứng nhận bị thương:
Tại Chỉ thị số 31/QĐ-QP ngày 4/2/1979 của Bộ Quốc phòng, Thông tư số 27/TTLB-QP-TBXH ngày 30/6/1980 của liên bộ Quốc phòng - Thương binh và xã hội, hướng dẫn số 22/LC-CS-CB-QL ngày 4/7/1978 của liên Cục Chính sách - Cán bộ - Quân lực (nay là Cục Tổ chức động viên) quy định:
- Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã ký giấy báo tử và giấy chứng nhận bị thương cho quân nhân là bộ đội địa phương thuộc quyền.
- Người chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương cấp trung đoàn ký giấy báo tử từ trung uý trở xuống và ký giấy chứng nhận bị thương cho những quân nhân thuộc quyền.
- Người chỉ huy cấp sư đoàn, chỉ huy trưởng (hoặc phó) Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) và các đơn vị tương đương thuộc quân khu, quân đoàn, binh chủng, ký giấy báo tử từ cấp đại uý trở xuống thuộc quyền.
- Thủ trưởng quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục, học viện, các trường thuộc Bộ Quốc phòng ký giấy báo tử từ cấp trung tá trở xuống thuộc quyền. Cục Cán bộ giúp Bộ Quốc phòng lập hồ sơ báo tử từ cấp thượng tá trở lên.
- Người ký giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận bị thương phải gi rõ họ, tên, cấp bậc, chức vụ và đóng dấu phiên hiệu chính thức của đơn vị (không dùng dấu mật danh 5 số).
- Ngoài quy định về phân cấp quyền hạn trên, tại Thông tư số 1370/QP ngày 12 tháng 12 năm 1990 của Bộ Quốc phòng và Thông tư số 18/TBLS ngày 31 tháng 12 năm 1991 của liên Bộ Quốc phòng - Lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn giải quyết tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh, có quy định bổ sung:
Đối với quân nhận bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giải quyết quyền lợi thương tật và quân nhân mất tích trong các cuộc chiến tranh chưa được báo tử thì quân khu chỉ đạo cho các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan và cơ sở tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và mọi yếu tố pháp lý thì Thủ trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố ký giấy chứng nhận bị thương hoặc ký giấy báo tử.
Trường hợp đặc biệt cần phải xem xét thì do quân khu và tương đương trở lên xét duyệt hồ sơ, ký giấy chứng nhận bị thương hoặc giấy báo tử.
Căn cứ quy định trên, thì người chỉ huy cấp Phòng thuộc các đơn vị (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, sư đoàn, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, nhà trường, học viện...) ký giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử là không đúng quyền hạn. (Trừ ký y sao có bản chính trong hồ sơ).
Tuy nhiên, trong dịp giải quyết tồn đọng về chính sách sau chiến tranh theo chỉ thị số 105/HĐBT ngày 29/12/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Bộ Tư lệnh của Quân khu 5, 7, 9, Thủ đô uỷ quyền cho phòng Cán bộ, phòng Chính sách, phòng Tổ chức động viên giúp Quân khu xét duyệt, ký giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử cho một số trường hợp trước ngày 30/5/1995. Việc này xin đề nghị Vụ vận dụng giải quyết. Từ 01/6/1995 trở đi, mọi thủ tục, hồ sơ phải do cấp có thẩm quyền ký đúng theo quy định đã phân cấp.
Cục Chính sách xin thông báo để Vụ Thương binh - Liệt sĩ và các đơn vị biết.
| Nguyễn Mạnh Đẩu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.