BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1625-BKH/TH | Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 1625 BKH/TH NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ 1997
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định triển khai kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1997 tại văn bản số 959/KTTH ngày 3/3/1997, trong đó đã quyết định một số cơ chế cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các Bộ, Ngành, Tổng công ty và các địa phương trong quá trình triển khai kế hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chuẩn bị trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế quản lý các nguồn vốn cho vay của Nhà nước, trước mắt hướng dẫn những cơ chế đã được quyết định và thực hiện ngay từ kế hoạch năm 1997 như sau:
1. Đối tượng cho vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư năm 1997.
a) Các dự án công trình được lựa chọn ưu tiên là:
- Các dự án về điện, than, dầu khí, cơ khí, chế biến đường, thuỷ sản, tàu đánh cá xa bờ, chế biến hàng xuất khẩu.
- Các dự án của các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.
- Vốn đối ứng của các dự án vay vốn nước ngoài thuộc ngành giao thông và thuỷ lợi.
- Các dự án về giáo dục đào tạo, y tế và phát triển khoa học công nghệ có khả năng thu hồi vốn.
b) Các dự án nhỏ, các dự án đầu tư chiều sâu do các doanh nghiệp tự đầu tư, các ngân hàng tìm vốn để cho vay bình thường theo thể lệ tín dụng của ngân hàng.
c) Các dự án công trình được lựa chọn ưu tiên cho vay theo kế hoạch Nhà nước nêu ở trên bao gồm cả các dự án thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
d) Đối với các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài, có thể xem xét cho vay góp vốn pháp định nhằm nâng tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam trong liên doanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp việc cho vay góp vốn của phía Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư nhất thiết phải làm đầy đủ các thủ tục đầu tư, cụ thể là:
- Các dự án ghi kế hoạch vay vốn phải tuân thủ Điều 10 Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996.
- Cơ quan duyệt dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 42/CP về các mặt xét duyệt đúng thẩm quyền, chất lượng hiệu quả của dự án.
3. Lãi suất cho vay.
Các dự án đầu tư vay theo kế hoạch Nhà nước ký kết hợp đồng vay vốn từ ngày 01/01/1997 là 0,81%/tháng.
Những khoản vay theo hợp đồng trước thời điểm ngày 01/01/1997 tiếp tục thực hiện lãi suất đã ký kết.
4. Thời hạn cho vay.
Được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tối đa không quá 10 năm. Trường hợp đặc biệt thời hạn dài hơn phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Thế chấp.
Các dự án vay theo kế hoạch của doanh nghiệp Nhà nước không phải thế chấp tài sản, kể cả việc bảo lãnh vay vốn nước ngoài của dự án đó. Khi xảy ra trường hợp rủi ro bất khả kháng, doanh nghiệp và tổ chức cho vay báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý từng trường hợp cụ thể. Dự án đầu tư thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn theo kế hoạch Nhà nước phải có tài sản thế chấp.
6. Kế hoạch hoá.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo danh mục mức vốn cho vay đối với từng dự án thuộc nhóm A và B; tổng mức cho vay đối với các dự án thuộc nhóm C và danh mục dự án được vay. Mức vay cụ thể của từng dự án nhóm C do các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố, các Tổng công ty 91 bố trí.
- Chậm nhất là sau 2 tháng kể từ khi nhận được thông báo kế hoạch, nếu các Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 không đăng ký và làm thủ tục ký hợp đồng với đầu mối cho vay, được coi là không có nhu cầu vay vốn.
- Việc điều chỉnh kế hoạch tăng giảm mức vốn vay và thay đổi danh mục dự án chỉ thực hiện một lần vào quý III-1997.
| Võ Hồng phúc (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.